Điều cần biết khi khám sức khỏe cho công ty công nghệ

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Mặc dù không phải tiếp xúc với môi trường độc hại như các ngành nghề xây dựng, dệt may, hóa chất, tuy nhiên ngành công nghệ vẫn tiềm ẩn nhiều rủi ro bệnh lý nguy hiểm bởi ngồi nhiều “sinh bách bệnh”. Vì vậy, với những công ty ngành công nghệ, cần lưu ý những gì khi tổ chức khám sức khỏe cho công ty? Hãy cùng theo dõi bài viết để có cho mình những phương án hiệu quả nhất nhé!

1. Các quy định chung khi khám sức khỏe cho công ty

1.1. Quy định về tần suất khám sức khỏe cho công ty

Theo quy định pháp luật, hàng năm công ty phải tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ít nhất một năm một lần. Đặc biệt với những người lao động có công việc nặng nhọc, nguy hiểm, tiếp xúc trực tiếp với các hóa chất, vật phẩm hoặc môi trường độc hại (được tính theo danh mục do Bộ Lao động Thương Binh và Xã hội ban hành) phải được khám và kiểm tra sức khỏe ít nhất 6 tháng một lần.

Ý nghĩa khám sức khỏe cho công ty

Khám sức khỏe cho cán bộ công nhân viên là trách nhiệm mà mỗi công ty cần phải thực hiện để đảm bảo quyền lợi cho người lao động

1.2. Các danh mục khám bệnh cơ bản khi khám sức khỏe cho công ty

Theo quy định trong thông tư 14 của Bộ Y tế về khám sức khỏe định kỳ dành cho cán bộ công nhân viên công ty, danh mục thăm khám sẽ bao gồm:

– Khám thể lực: Đo chiều cao, cân nặng và đo huyết áp.

– Khám lâm sàng các chuyên khoa: Khám nội, ngoại, mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng, da liễu, phụ khoa (dành cho lao động nữ).

– Khám cận lâm sàng: Xét nghiệm máu và nước tiểu, chụp X-quang tim phổi thẳng.

2. Các bệnh lý thường gặp ở người lao động trong ngành công nghệ

2.1. Bệnh lý về xương khớp

Thói quen ngồi lâu, ngồi sai tư thế, ít di chuyển ắt sẽ dẫn tới những vấn đề liên quan tới xương khớp. Các bệnh lý thường gặp về xương khớp ở lao động ngành công nghệ bao gồm:

– Đau lưng: thường đau ở phần lưng dưới hay phần thắt lưng. Theo thời gian, việc ngồi sai tư thế trong thời gian dài có thể làm hỏng cấu trúc cột sống, dẫn đến đau nặng, đau mạn tính.

– Mỏi cổ vai gáy: Thường xuyên sử dụng máy tính có thể dẫn đến căng cơ ở cổ, thường là do màn hình không được đặt đúng cách.

– Hội chứng ống cổ tay: Ban đầu, người bệnh xuất hiện các triệu chứng nhẹ nhàng như nóng hoặc ngứa ran ở bàn tay, theo thời gian bệnh sẽ trở nên nghiêm trọng hơn, có thể dẫn đến đau trầm trọng và giảm tính di động của cổ tay.

– Đau khớp gối: Ngồi lâu ở một tư thế, lại ít đi lại vận động, thêm nữa là đầu gối luôn bị gập ảnh hưởng đến sụn khớp. Ngoài ra, do lười vận động, khiến nhiều người còn gặp tình trạng thừa cân béo phì… từ đó gia tăng áp lực lên các khớp sụn, làm khớp gối bị đau. Nếu như chủ quan không điều trị rất có thể thành thoái hóa khớp gối.

2.2. Bệnh lý về mắt

Do thường xuyên tiếp xúc với màn hình máy tính trong thời gian dài, người lao động ngành công nghệ có nguy cơ cao mắc các bệnh lý liên quan đến mắt như:

– Cận thị hoặc loạn thị

– Khô mỏi mắt

lý do cận thị ở người lao động ngành công nghệ

Cân thị là bệnh lý thường gặp ở người lao động ngành công nghệ bởi đặc thù phải làm việc thời gian dài với máy tính

2.3. Bệnh lý liên quan đến tim mạch và thần kinh

Do thường xuyên phải ngồi nhiều nên người lao động ngành công nghệ có nguy cơ mắc bệnh tim rất cao. Vì vậy, đối những người làm việc trong lĩnh vực công nghệ thì đây có thể gọi là một thông tin đáng báo động.

Ngoài ra do thường xuyên trong trạng thái lo âu, căng thẳng nên lao động còn còn mắc một số bệnh lý thần kinh như:

– Đau đầu, mất ngủ

– Trầm cảm

Đột quỵ

2.4. Mỡ máu, béo phì

Do thường xuyên phải làm việc căng thẳng, giờ giấc sinh hoạt thiếu điều độ làm tăng nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid. Ngoài những áp lực thường gặp trong công việc thì lối ăn uống không khoa học và thiếu điều độ cũng khiến làm tăng tỷ lệ mắc mỡ máu và gan nhiễm mỡ ở lao động ngành công nghệ.

3. Gợi ý một số danh mục khám sức khỏe gợi ý cho cho doanh nghiệp ngành công nghệ

Với những bệnh lý được liệt kê ở trên, doanh nghiệp ngành công nghệ có thể cân nhắc các danh mục khám sức khỏe định kỳ phù hợp để có thể kiểm tra toàn diện sức khỏe cho cán bộ công nhân viên. Dưới đây là một số gợi ý danh mục khám doanh nghiệp có thể tham khảo:

– Chụp X-quang cột sống cổ, thắt lưng thẳng nghiêng hoặc chếch giúp kiểm tra một số bệnh lý có nguy cơ cao mắc phải như bệnh lý xương khớp, bệnh tim mạch, các bệnh về phổi,…

– Siêu âm ổ bụng tổng quát: Phát hiện các bệnh lý của các tạng trong ổ bụng (gan, thận, tụy, lách, tử cung, buồng trứng)

– Điện tim: Phát hiện các tổn thương về cơ tim và rối loạn nhịp tim

– Đo mật độ xương

– Khám mắt, kiểm tra thị lực.

– Xét nghiệm máu để kiểm tra tình trạng mỡ máu ( Cholesterol, Triglycerid) giúp phát hiện nguy cơ rối loạn chuyển hóa lipid, nguy cơ xơ vữa động mạch, nhồi máu cơ tim,…

– Xét nghiệm các chỉ số như Ure, Creatinin. AST, ALT để kiểm tra chức năng gan, thận.

Hy vọng với những gợi ý trên, doanh nghiệp có thể lựa chọn được những danh mục khám phù hợp cho người lao động.

chụp x-quang khi khám sức khỏe công ty

Doanh nghiệp có thể bổ sung thêm những danh mục thăm khám phù hợp với đặc thù của mình bên cạnh những danh mục khám bắt buộc

Hiện nay, nhằm đáp ứng nhu cầu chăm sóc sức khỏe người lao động, Hệ thống y tế Thu Cúc TCI đang triển khai dịch vụ khám sức khỏe định kỳ cho doanh nghiệp với nhiều tiện ích vượt trội như:

– Hỗ trợ miễn phí xây dựng gói khám riêng cho doanh nghiệp để có thể kiểm tra toàn diện nhất sức khỏe cho cán bộ nhân viên.

– Đội ngũ y bác sĩ hàng đầu cùng thiết bị máy móc hiện đại, tân tiến.

– Không gian khám rộng rãi, có khu vực thăm khám riêng dành cho doanh nghiệp.

– Đội ngũ nhân viên y tế hỗ trợ tận tình trong suốt quá trình khám.

Trên đây là tất cả những lưu ý khi tổ chức khám sức khỏe định kỳ cho người lao động ngành công nghệ. Mong rằng những lưu ý trên sẽ giúp doanh nghiệp xây dựng được gói khám bệnh phù hợp với nhu cầu, ngân sách và đảm bảo kiểm tra toàn diện được sức khỏe của người lao động.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn

Tin tức mới
Connect Zalo TCI Hospital