Đau thần kinh tọa là đau ở đâu?

Dù là bệnh lý phổ biến, song nhiều người còn khá mơ hồ, không rõ đau thần kinh tọa là đau ở đâu, triệu chứng thế nào. Bài viết dưới đây sẽ giải đáp, cung cấp thông tin về bệnh. 

1.Tổng quan về đau thần kinh tọa

1.1 Đau thần kinh tọa là gì?

Đau thần kinh tọa là hội chứng thần kinh đau dọc theo đường đi của dây thần kinh tọa cùng các nhánh. Nó cũng là kết quả của sự chèn ép rễ thần kinh vùng thắt lưng ở phần lưng dưới.

1.2 Đau thần kinh tọa là đau ở đâu?

Đau thần kinh tọa là đau ở đâu?”, là câu hỏi được nhiều người quan tâm và tìm hiểu. Theo đó, cơn đau thần kinh tọa bắt đầu từ cột sống thắt lưng, ra tới mặt ngoài đùi, mặt trước của cẳng chân. Sau đó tiếp tục lan tới mắt cá ngoài, đến tận ngón chân. Tuy nhiên, cũng có trường hợp chỉ đau tới mông, đùi hoặc lan xuống tận bàn chân.

Bệnh phổ biến ở những người trong độ tuổi lao động từ 30 – 50 tuổi. Các triệu chứng của bệnh biểu hiện rõ ràng, gây đau đớn và tác động tiêu cực tới cuộc sống hàng ngày của bệnh nhân.

Đau thần kinh tọa là đau ở đâu?

Đau thần kinh tọa kéo dài từ vùng thắt lưng cho tới ngón chân. Bệnh thường gặp ở nhóm người thuộc độ tuổi lao động (30 – 50 tuổi).

Biểu hiện lâm sàng của người bệnh cũng khác nhau, tùy vào vị trí tổn thương:

– Đau rễ thần kinh S1:

Vùng hông lưng bị đau, lan đến phần giữa của mông, mặt sau đùi, bắp chân, gót chân, long bàn chân và ngón chân út (ngón thứ 5 của bàn chân).

– Đau rễ thần kinh L5:

Đau vùng hông lưng, tới giữa mông, phía sau và bên của đùi, mặt ngoài cẳng chân, mu bàn chân, cuối cùng là ngón chân cái và 3 ngón giữa.

Tùy thể trạng của người bệnh, cơn đau có thể xuất hiện từng cơn hoặc liên tục. Khi nghỉ ngơi, cơn đau sẽ giảm và tăng lên khi người bệnh hoạt động nhiều, hắt hơi, đại tiểu tiện. Mức độ đau của mỗi người cũng khác nhau. Một số bị tê bì, cảm giác như kiến bò, kim châm. Song có trường hợp đau dữ dội, không thể đi được bằng gót chân.

2. Nguyên nhân và các yếu tố làm tăng nguy cơ đau dây thần kinh tọa

2.1 Nguyên nhân gây bệnh

Bệnh xuất hiện do nhiều nguyên nhân khác nhau, điển hình là:

Thoát vị đĩa đệm: Chiếm tới 80% các trường hợp. Lúc này, đĩa đệm bị lồi ra, chèn ép lên dây thần kinh, gây đau đớn cho người bệnh.

– Người bị hẹp cột sống: Tình trạng này cũng có thể làm tăng nguy cơ chèn ép và gây đau dây thần kinh tọa. Tuy nhiên, trường hợp này thường xảy ra với những người trên 60 tuổi.

– Người viêm khớp, khớp thoái hóa: Trường hợp mắc phải bệnh viêm khớp, thoái hóa khớp, dây thần kinh có khả năng bị kích thích, sưng lên. Từ đó gây ra cảm giác đau đớn cho người bệnh.

Ngoài ra, những người bị nhiễm trùng, chấn thương… cũng rất dễ bị mắc phải.

Người mắc hội chứng này có nhiều biểu hiện rõ rệt.

Những người trong nhóm độ tuổi lao động, từ 30-50 tuổi có nguy cơ cao mắc bệnh.

2.2 Những yếu tố làm tăng nguy cơ mắc bệnh

Có thể khẳng định, ai cũng có thể gặp phải chứng bệnh này. Tuy nhiên, với những người có 5 yếu tố dưới đây, nguy cơ mắc bệnh lý này sẽ cao hơn người bình thường.

– Độ tuổi: Tuổi tác liên quan trực tiếp tới sự thay đổi của cột sống. Bởi vậy, bệnh lý này rất hay xảy ra ở một bên trong đọ tuổi lao động từ 30-50 tuổi.

– Nghề nghiệp: Những người thường xuyên thực hiện công việc nặng nhọc như lái xe, bốc vác…

– Cân nặng: Trọng lượng cơ thể quá lớn sẽ tạo áp lực cột sống.

– Lối sống: Chị em hay “làm bạn” với giày cao gót, nhân viên văn phòng ít vận động…

– Người bị bệnh tiểu đường.

3. Điều trị đau dây thần kinh tọa

Có thể chữa trị bệnh bằng nhiều cách khác nhau. Tùy vào sức khỏe, tình trạng bệnh, các bác sĩ sẽ chỉ định điều trị bằng các phương pháp như nội khoa, ngoại khoa, xâm lấn, dùng thuốc.

3.1 Chữa đau thần kinh tọa bằng nội khoa

Hầu hết các bác sĩ sẽ chỉ định dùng thuốc đầu tiên với trường hợp bị đau dây thần kinh tọa đến khám, nhằm bảo tổn, tránh xâm lấn.

Một số loại thuốc được sử dụng trong điều trị như giảm đau, giãn cơ, thuốc chống viêm không steroid, vitamin nhóm B.

Ngoài ra, số ít người lựa chọn dùng thuốc đông y. Tuy nhiên, việc sử dụng phương pháp đông y phải được xem xét thật kỹ về xuất xứ, tác dụng phụ có thể xảy ra rồi mới sử dụng.

Việc sử dụng vật lý trị liệu trong việc điều trị, kết hợp chế độ nghỉ ngơi thư giãn… cũng góp phần giảm triệu chứng, giảm đau cho bệnh nhân. Những phương pháp có thể kể tới như ấn cột sống, mát xa, kéo dãn cột sống…

Nguyên nhân bệnh

Người mắc hội chứng này thường gặp khó khăn trong công việc, sinh hoạt hàng ngày.

3.2 Điều trị bằng thủ thuật xâm lấn kết hợp dùng thuốc

Dựa vào nguyên nhân gây bệnh, thể trạng của bệnh nhân, các bác sĩ sẽ đưa ra một số thủ thuật xâm thấn như:

Tùy thuộc vào nguyên nhân gây đau và tình hình sức khỏe của bệnh nhân, bác sĩ đề xuất áp dụng một số thủ thuật xâm lấn tối thiểu như sau:

– Hủy nhân nhầy đĩa đệm:

Bằng cách thực hiện tiêm chất chymopapain, dùng sóng tần cao, giảm áp đĩa đệm bằng laser qua da.

– Chọc kim qua da:

Đối với người đau dây thần kinh tọa do thoát vị đĩa đệm ở mức nhẹ, trung bình sẽ dùng phương pháp đưa kim chọc tới trung tâm đĩa đệm. Mục đích làm tiêu nhân nhầy đĩa đệm, giảm áp lực chèn ép lên rễ thần kinh.

Song song với việc sử dụng phương pháp xâm lấn, người bệnh cũng được kê thêm thuốc để điều trị.

3.3 Chữa đau thần kinh tọa bằng ngoại khoa (phẫu thuật)

Người bệnh được chỉ định phẫu thuật khi các phương pháp điều trị nội khoa (trong khoảng 8 tuần) thực hiện không có kết quả.

Bên cạnh đó, những người bị thoát vị đĩa đệm nặng như liệt chi dưới, hội chứng chùm đuôi ngựa cũng được yêu cầu phẫu thuật. Tỷ lệ thành công khá cao.

Phương pháp điều trị cho người bị đau thần kinh tọa

Tới cơ sở y tế uy tín để thăm khám khi có dấu hiệu bệnh.

4. Cách phòng ngừa đau dây thần kinh tọa

Hội chứng này có thể được chữa khỏi nếu điều trị đúng gốc rễ căn bệnh, đúng phương pháp. Tuy nhiên, bệnh vẫn có thể tái phát bất cứ lúc nào. Vì vậy, cần phải bảo vệ sức khỏe bằng cách:

– Tập thể dục thường xuyên:

Với người bị đau dây thần kinh tọa, việc tập luyện thể thao phải hết sức chú ý. Ngoài việc khởi động kỹ lưỡng, chỉ nên tập nhẹ nhàng. Duy trì đều đặn việc đi bộ khoảng 20 phút mỗi ngày và tăng lên 30 phút nếu tình trạng thuyên giảm, người bệnh sẽ cảm nhận rõ sự thay đổi trong cơ thể.

Tuy nhiên nếu bị đau nhức nghiêm trọng, người bệnh cần dừng việc đi bộ.

– Duy trì tư thế ngồi phù hợp: Sử dụng thiết bị có hỗ trợ lưng, có chân đế xoay, có tay vịn. Ngoài ra, giữ lưng thẳng trong khi ngồi để phòng ngừa các bệnh lý về cơ xương khớp nói chung.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital