Đau ruột thừa ở bên nào là băn khoăn của nhiều người khi gặp cơn đau ở vùng bụng. Bài viết sẽ giải đáp thắc mắc về những triệu chứng đặc trưng của cơn đau ruột thừa. Đồng thời mách bạn cách xử trí khi gặp các dấu hiệu đau ruột thừa.
Menu xem nhanh:
1. Đau ruột thừa ở bên nào – giải đáp
Để biết đau ruột thừa ở bên nào, người bệnh cần biết được vị trí của ruột thừa. Trong cơ thể người, ruột thừa có dạng túi, kích thước chỉ bằng ngón tay cái. Vị trí của ruột thừa là ở phía dưới bên phải của bụng. Ruột thừa có một đầu bịt kín, một đầu được nối với manh tràng. Cơn đau ruột thừa thường xuất hiện do hiện tượng tắc nghẽn bên trong ruột thừa. Các chất thái bị tích tụ dẫn đến vi khuẩn xuất hiện và lan rộng. Từ đó ruột thừa bị sưng viêm, nhiễm trùng và gây nên bệnh viêm ruột thừa. Viêm ruột thừa cấp là cơn đau đột ngột, thường cần phải cấp cứu ngay.
Với vị trí ở bên phải và nằm phía dưới, cơn đau ruột thừa được xác định là:
– Cơn đau bụng bên phải: Triệu chứng đau bụng thường diễn ra âm ỉ ở giai đoạn đầu. Vùng bị âm ỉ là vùng bụng dưới và rốn. Cơn đau sẽ lan xuống vị trí ¼ khu vực bụng dưới ở bên phải. Cơn đau sẽ tăng dần cường độ khiến người bệnh rất khó chịu.
– Cơn đau vùng thắt lưng phía phải: Cơn đau ruột thừa xuất hiện ở phía sau manh tràng thì người bệnh sẽ bị đau thắt lưng. Cơn đau lan xuống hông và dùi ở phía phải.
Cơn đau bụng, thắt lưng thường đi kèm với triệu chứng nôn, người bị sốt nhẹ. Cơ thể bị mất nước và môi khô… và các triệu chứng khó chịu như:
– Rối loạn tiêu hóa: Người bệnh có thể bị tiêu chảy kéo dài. Nếu đi kèm cơn đau bụng phía bên phải, cần nghĩ ngay đến triệu chứng viêm ruột thừa.
– Sốt nhẹ kéo dài: Nếu cơn đau bụng kèm triệu chứng sốt thì có thể là phúc mạc bị viêm. Sốt cũng là dấu hiệu chứng tỏ cơ thể bị nhiễm trùng nên cần để ý.
– Đi tiểu nhiều hơn bình thường, có cảm giác đau bàng quang: Cơ quan bài tiết cũng có thể bị ảnh hưởng nếu người bệnh bị đau ruột thừa. Do đó, nếu có triệu chứng đau bụng phải kèm bất thường khi đi tiểu, có thể có khả năng bị viêm ruột thừa.
– Thành bụng căng cứng: Triệu chứng này thường diễn ra khi người bệnh bị tổn thương các cơ quan bên trong. Phản xạ này là hoàn toàn tự nhiên, người bệnh không điều khiển được. Khi thành bụng bị co cứng nên nhanh chóng nhập viện vì có thể ruột thừa có nguy cơ bị vỡ. Nếu không kịp thời xử trí sẽ nguy hiểm đến tính mạng.
Đau ruột thừa xảy ra ở mọi lứa tuổi. Do đó không chỉ người lớn mà trẻ nhỏ cũng cần được quan tâm khi gặp các cơn đau ở vùng bụng. Đặc biệt với trẻ nhỏ, nếu có dấu hiệu nghi ngờ cần đưa đến cơ sở y tế uy tín để kiểm tra ngay.
2. Gặp cơn đau ruột thừa phải làm gì
Khi có các dấu hiệu của cơn đau ruột thừa, người bệnh nên nằm nghỉ ngơi với tư thế thoải mái. Có thể kê thêm gối, đệm êm để giảm bớt đau đớn. Chườm ấm vùng bụng bị đau hoặc dùng túi sưởi. Trong quá trình đó, người thân cần liên hệ cơ sở y tế để đưa bệnh nhân nhập viện kịp thời. Đau ruột thừa cấp thường phải phẫu thuật mới dứt điểm bệnh.
2.1. Phẫu thuật cắt bỏ ruột thừa
Phẫu thuật ruột thừa thường là mổ mở hoặc mổ nội soi. Hiện nay, mổ nội soi được khuyến khích áp dụng để bệnh nhân bớt đau và rút ngắn thời gian điều trị.
– Phẫu thuật hở cần rạch da ở phần bụng với chiều dài từ 5 – 10cm. Bác sĩ tiến hành cắt bỏ ruột thừa và khâu lại bằng chỉ y tế. Người bệnh sau phẫu thuật cần nằm viện theo dõi cho đến khi ổn định mới xuất viện.
– Ngược lại, phẫu thuật nội soi chỉ mở một vết rạch rất nhỏ ở vùng bụng của bệnh nhân. Bác sĩ sẽ đưa dụng cụ nội soi vào vùng bụng của bệnh nhân và cắt bỏ ruột thừa thông qua quan sát ở màn hình siêu âm.
Phẫu thuật nội soi có ưu điểm hơn đó là bệnh nhân ít đau hơn do vết rạch da nhỏ. Sau khi lành hẳn thì hầu như không để lại sẹo. Người bệnh cũng không cần nằm viện lâu và hồi phục rất nhanh. Các biến chứng sau mổ như chảy máu cũng được hạn chế. Tuy nhiên, phẫu thuật nội soi chỉ hiệu quả trong trường hợp không biến chứng. Nếu ruột thừa vỡ và có tình trạng nhiễm trùng lan ra ngoài thì bệnh nhân thường phải mổ mở để làm sạch bụng và cắt ruột thừa.
2.2. Dẫn lưu trước khi cắt bỏ ruột thừa
Cần áp dụng dẫn lưu khi ruột thừa bị vỡ, có các khối áp xe hình thành quanh ruột thừa. Khi đó, bác sĩ sẽ tiến hành lắp ống dẫn lưu để dẫn mưng mủ ra ngoài. Khi bụng đã được làm sạch hiệu quả thì mới tiến hành cắt bỏ ruột thừa sau khoảng vài tuần.
2.3. Điều trị bảo tồn không phẫu thuật
Khi nhập viện, nếu bác sĩ xác định tình trạng đã không còn nguy hiểm, người bệnh không có mong muốn phẫu thuật có thể điều trị bằng kháng sinh. Điều trị bằng thuốc tuy đơn giản hơn nhưng lại không đảm bảo bệnh không tái phát. Tốt nhất bệnh nhân nên tuân thủ điều trị từ bác sĩ chuyên khoa.
Hi vọng thông qua bài viết này bạn đọc đã xác định được đau ruột thừa ở bên nào. Cơn đau có thể gây nhầm lẫn với các bệnh khác nên người bệnh cần thăm khám ngay khi có dấu hiệu đau bất thường ở vùng bụng. Tránh các tổn thương không mong muốn do cơn đau ruột thừa gây nên.