Tình trạng đau nửa đầu dưới bên phải thường đi kèm với một vài triệu chứng khác như buồn nôn, mệt mỏi, sợ ánh sáng,… Không ít người còn xem nhẹ dấu hiệu này mà chưa hiểu hết mức độ nghiêm trọng của nó. Tuy nhiên, đây là vấn đề có thể tác động rất lớn đến sức khỏe và cuộc sống của người bệnh nếu không được chữa trị kịp thời.
Menu xem nhanh:
1. Đau nửa đầu dưới bên phải là gì?
Đau nửa đầu bên phải là tình trạng nửa đầu bên phải phía dưới bị đau nhức dữ dội. Nguyên nhân là do sự lưu thông mạch máu não không đều. Máu bị tắc nghẽn, không được lưu thông tốt, chất dẫn truyền serotonin trong máu tăng cao khiến cho người bệnh xuất hiện các cơn đau đầu dữ dội phía dưới nửa đầu bên phải.
Mức độ của cơn đau đầu ở mỗi người bệnh là khác nhau. Thông thường, cơn đau sẽ dữ dội, đau theo từng đợt hoặc đau theo từng cơn kéo dài khiến người bệnh mệt mỏi.
2. Nguyên nhân gây đau đầu bên phải phía dưới
2.1. Đau nửa đầu dưới bên phải do các bệnh lý về thần kinh
Một số vấn đề khác nhau xảy ra trong não bộ có khả năng làm đau nửa đầu thường là:
– Viêm động mạch thái dương: Là động mạch có vai trò cung cấp máu cho đầu và não bộ. Viêm động mạch thái dương có thể khiến người bệnh mệt mỏi, đau vai, đau hàm, đau hông, đau nửa đầu và nhức ở thái dương.
– Đau dây thần kinh chẩm: Triệu chứng này xảy ra khi các dây thần kinh chạy từ da đầu đến đỉnh tủy sống bị tổn thương hoặc bị viêm. Khi đó, người bệnh sẽ có cảm giác bị đau nhói ở cổ, sau mắt, nửa đầu và nhạy cảm với ánh sáng.
– Đau dây thần kinh sinh ba: Tình trạng này sẽ gây đau dữ dội ở đầu và mặt. Cơn đau chỉ ảnh hưởng đến một bên đầu tại một thời điểm nhất định. Nguyên nhân là do sự gián đoạn khi tín hiệu được truyền đến dây thần kinh sinh ba ở đáy não.
2.2. Đau nửa đầu dưới bên phải do lạm dụng thuốc
Bên cạnh đó, cơn đau đầu có thể xuất hiện do các tác dụng phụ của một số thuốc, kể cả thuốc kê đơn và không kê đơn. Việc lạm dụng thuốc cũng có khả năng gây đau đầu ở một hoặc hai bên như thuốc Aspirin, Ibuprofen, Paracetamol,… Tình trạng này có tên gọi là đau đầu hồi ứng và là loại đau đầu thứ phát thường gặp nhất.
2.3. Một số nguyên nhân khác
Ngoài ra, một số nguyên nhân khác cũng khiến cơn đau nửa đầu xuất hiện như:
– Chấn thương đầu, khối u
– Dị ứng, mệt mỏi, căng cơ ở cổ
– Nhiễm trùng ở vùng xoang
– Biến động của lượng đường huyết do bỏ bữa
– Phình động mạch – tình trạng thành động mạch bị phồng lên hoặc yếu đi
3. Đau nửa đầu dưới phải là dấu hiệu của bệnh gì?
3.1. Đau nửa đầu Migraine
Đau nửa đầu Migraine là bệnh lý có tính di truyền, thường gây ra những cơn đau dữ dội và nhói lên ở một bên đầu. Ngoài ra, cảm giác đau nhói thường đi kèm với một số biểu hiện như:
– Mờ mắt, nôn và buồn nôn
– Nhạy cảm với ánh sáng và âm thanh
Có đến 1/3 số người bị đau nửa đầu trải qua chứng mất thị lực tạm thời hoặc rối loạn thị giác trước khi cơn đau nửa đầu diễn ra. Nếu không được điều trị, các triệu chứng này có thể kéo dài đến 72 giờ với cơn đau đặc trưng chỉ ảnh hưởng một bên đầu.
3.2. Đau đầu chùm
Đau đầu chùm là bệnh lý hiếm gặp hơn nhưng thường gây ra những cơn đau đầu nghiêm trọng và xảy ra theo chu kỳ. Cơn đau thường dữ dội và xuất hiện xung quanh một mắt. Sau đó, người bệnh có thể cảm thấy cơn đau lan tỏa đến những khu vực khác trên mặt, đầu, cổ và vai. Người bệnh sẽ trải qua các cơn đau trong một vài tuần hoặc vài tháng trước khi những triệu chứng bắt đầu thuyên giảm.
Bên cạnh đó, người bệnh còn xuất hiện một số triệu chứng khác của đau đầu chùm như:
– Da đỏ ửng hoặc nhợt nhạt
– Bồn chồn, toát mồ hôi
– Ngạt mũi hoặc chảy nước mũi
– Bị sưng quanh mắt ở bên đau đầu, mắt đỏ hoặc chảy nước mắt
3.3. Đau đầu do căng thẳng
Đây là bệnh lý về đau đầu phổ biến nhất và thường xảy ra ở khoảng 75% dân số. Thông thường, đau đầu do căng thẳng sẽ gây ảnh hưởng đến cả hai bên đầu. Nhưng trong một số trường hợp, người bệnh có thể chỉ thấy đau ở một bên. Cùng với đó sẽ xuất hiện các dấu hiệu như:
– Đau âm ỉ, đau ở da đầu
– Các cơ ở cổ và vai bị căng cứng
– Cảm thấy như bị siết chặt hoặc có áp lực ở vùng trán, hai bên hoặc phía sau đầu
Các dấu hiệu này sẽ kéo dài từ vài phút đến vài giờ và từ mức độ nhẹ đến trung bình.
4. Người bệnh cần đi khám với bác sĩ khi nào?
Trong nhiều trường hợp, triệu chứng này có thể tự khỏi mà không cần can thiệp các phương pháp điều trị y tế nào. Tuy nhiên, nếu bạn gặp một cơn đau đầu bất thường với những triệu chứng sau đây, bạn nên đến các cơ sở y tế để được thăm khám và điều trị:
– Sốt, phát ban, mệt mỏi, yếu ớt
– Tê, cứng cổ hoặc bị chấn thương đầu
– Hay nhầm lẫn, nói lắp, rối loạn giấc ngủ
– Đau tăng lên mỗi khi người bệnh vận động hoặc di chuyển
– Thay đổi tầm nhìn, khả năng nhận thức hoặc tính cách
– Đau đầu dữ dội hoặc nghiêm trọng dần theo thời gian
5. Phương pháp giúp giảm đau đầu dưới phải nhanh chóng
Cơn đau đầu dưới bên phải nói riêng và nhiều cơn đau đầu nói chung có thể giảm bớt các triệu chứng nhờ các biện pháp tại nhà như:
– Nên tắm bằng nước ấm
– Ngủ trưa đều đặng hàng ngày chỉ cần 15 – 30 phút
– Không nên buộc tóc quá chặt
– Xoa bóp các cơ bị căng cứng ở vai và cổ
– Chườm lạnh hoặc nóng vào phía sau cổ
– Tập luyện các bài tập thở để giảm bớt căng thẳng, lo âu và giảm đau
– Tránh xa những nơi có ánh sáng quá mức, có mùi quá nồng hoặc ồn ào
– Sử dụng tinh dầu như dầu hoa oải hương, khuynh diệp, bạc hà khi bị đau đầu
– Tránh dùng các chất kích thích gây đau đầu như bia rượu, bột ngọt và caffeine
– Uống nhiều nước (tối thiểu 2 lít nước mỗi ngày) và không để cơ thể bị mất nước
– Nghỉ ngơi sau một khoảng thời gian dài nhìn điện thoại, màn hình máy vi tính,…
– Dùng các loại thuốc giảm đau không kê đơn nhưng không nên lạm dụng quá nhiều
Những thông tin trên đây hi vọng đã giúp bạn nắm được đau nửa đầu dưới bên phải là dấu hiệu của điều gì. Có thể thấy nguyên nhân của tình trạng này rất đa dạng. Vì thế, bạn nên đi khám ngay khi có dấu hiệu để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả nhé.