Dấu hiệu nhận biết nhanh đột quỵ đóng vai trò quan trọng trong việc rút ngắn thời gian cứu sống người bệnh và hạn chế nguy cơ biến chứng.
Menu xem nhanh:
1. Đột quỵ não nguy hiểm thế nào?
Đột quỵ não, đôi khi cũng được gọi là tắc mạch máu não, là một tình trạng sức khoẻ nguy hiểm xảy ra khi dòng máu giàu chất dinh dưỡng và oxy đến một phần của não bị tắc nghẽn.
Nguyên nhân chủ yếu của đột quỵ là tắc mạch máu não (đột quỵ nhồi máu) hoặc chảy máu não (đột quỵ xuất huyết). Tắc nghẽn mạch máu xảy ra khi có một cục máu đông hoặc cặn tạo thành trong mạch máu não, làm gián đoạn việc vận chuyển và phân phối chất dinh dưỡng, oxy đến một vùng hoặc cả não bộ. Chảy máu não xảy ra khi một mạch máu trong não bị đứt hoặc vỡ, tạo sức ép làm tổn hại tới những mô não lân cận.
Đột quỵ não gây rất nhiều hậu quả như giảm chức năng nhận thức, tê liệt, giảm trí nhớ… Ở một vài trường hợp nếu không được chẩn đoán chính xác và chữa trị sớm, bệnh nhân sẽ có nguy cơ tàn phế.
2. Dấu hiệu đột quỵ tai biến cần chú ý
BE FAST (tiền thân là FAST) là cụm từ viết tắt được hội tim mạch Mỹ (AHA) và nhiều tổ chức khác sử dụng. Cụm từ giúp bệnh nhân và người thân dễ dàng ghi nhớ để nhận biết những triệu chứng của đột quỵ. Từ đó, có phương án cấp cứu kịp thời khi xảy ra đột quỵ.
BE FAST bao gồm 6 chữ cái, mỗi chữ mô tả 1 dấu hiệu nhận biết nhanh đột quỵ:
2.1 Dấu hiệu nhận biết nhanh đột quỵ với từ B (BALANCE)
Đây là từ khóa diễn tả dấu hiệu nhận biết nhanh đột quỵ, khi bệnh nhân đột ngột mất thăng bằng, chóng mặt, đau đầu dữ dội và mất khả năng phối hợp vận động.
2.2 E (EYESIGHT) là một dấu hiệu nhận biết nhanh đột quỵ
Từ khóa E gợi nhắc nhớ về dấu hiệu mờ mắt (giảm thị lực) hoặc mất hoàn toàn thị lực của 1 bên hoặc cả 2 mắt.
2.3 F (FACE)
F miêu tả sự biến đổi của khuôn mặt, bệnh nhân có thể bị liệt, méo miệng, nhân trung bị lệch, thể hiện rõ nhất khi bệnh nhân cười mở lớn miệng.
2.4 A (ARM)
Khi nhắc đến A, chúng ta sẽ nghĩ ngay đến sự cử động khó hoặc không thể cử động tay chân hoặc tê liệt 1 bên cơ thể. Để xác nhận tình trạng này, bệnh nhân giơ 2 tay lên và giữ lại 1 lúc.
2.5 S (SPEECH)
S cũng là dấu hiệu nhận biết nhanh đột quỵ mà mọi người cần lưu ý. Bệnh nhân khó nói, nói dính chữ, nói ngọng, phát âm không rõ một cách bất thường là một biểu hiện đột quỵ. Có thể kiểm tra dấu hiệu này bằng cách yêu cầu người bị nghi ngờ có nguy cơ đột quỵ lặp lại một câu đơn giản mà bạn vừa nói.
2.6 T (TIME)
Những người xung quanh khi thấy người bên cạnh xuất hiện đột ngột các triệu chứng kể trên, cần nhanh chóng gọi 115 hoặc đưa người bệnh đến cơ sở y tế gần nhất để cấp cứu kịp thời.
3. Phòng ngừa đột quỵ hiệu quả
3.1. Chế độ ăn uống lành mạnh
Ngoài việc duy trì sức khoẻ tốt, ăn một chế độ ăn uống lành mạnh, cân đối sẽ giúp cải thiện sức khoẻ của bạn theo nhiều cách. Chẳng hạn như chế độ ăn nhiều chất xơ và thực phẩm lành mạnh, giảm muối, chất béo… sẽ giúp phòng ngừa đột quỵ.
3.2. Thể dục thường xuyên
Tập thể dục giúp giảm mệt mỏi, stress, cải thiện trí nhớ, giảm cholesterol xấu, cải thiện tuần hoàn máu, giảm béo phì, cao huyết áp, xơ vữa động mạch và các yếu tố nguy cơ khác… nhờ đó giảm nguy cơ đột quỵ, giúp bạn cảm thấy khỏe, đẹp hơn.
3.3. Tránh hút thuốc
Khi bạn hút thuốc lá thường xuyên, nguy cơ mắc đột quỵ não và tử vong sẽ tăng lên. Hút thuốc làm tăng nguy cơ xơ vữa động mạch. Với các bệnh nhân đã có xơ vữa động mạch, thuốc lá sẽ thúc đẩy quá trình xơ vữa mạnh mẽ hơn nữa… Đây là yếu tố nguy cơ thúc đẩy bệnh đột quỵ.
3.4. Duy trì kiểm soát huyết áp
Huyết áp cao sẽ gây tổn thương động mạch. Bởi áp lực dòng máu tác dụng lên thành động mạch tăng cao lâu ngày sẽ gây suy tim, xơ vữa thành mạch máu. Điều này gây ra nhiều biến chứng nghiêm trọng, tạo cơ hội hình thành cục máu đông trong lòng mạch. Từ đó sẽ ảnh hưởng đến não.
3.5. Hạn chế uống rượu bia
Bạn nên hạn chế tối đa uống rượu bia bởi rượu bia gây tăng huyết áp, đóng góp đáng kể vào đột quỵ. Ngoài ra, nồng độ rượu cao có thể dễ dàng làm tăng huyết áp ở mức độ cao hơn.
3.6. Kiểm soát cholesterol
Những người có lượng cholesterol cao dễ bị đột quỵ hơn do lượng cholesterol dư thừa sẽ đi vào các động mạch của cơ thể, làm chúng bị hẹp và làm gia tăng nguy cơ đột quỵ. Một lối sống khoẻ mạnh sẽ giúp kiểm soát cholesterol và phòng ngừa đột quỵ hiệu quả hơn.
3.7. Quản lý bệnh tiểu đường
Lượng đường cao là một trong những nguyên nhân chính gây đột quỵ. Người bệnh đái tháo đường có nguy cơ cao bị xơ vữa động mạch, huyết áp, cholesterol cao, béo phì… đây đều là các yếu tố nguy cơ dẫn đến đột quỵ.
3.8. Tránh căng thẳng, stress
Căng thẳng làm trầm trọng hơn các yếu tố nguy cơ có thể gây đột quỵ, chẳng hạn như huyết áp, cholesterol cao, béo phì, tiểu đường, bệnh tim, v.v. Tất cả những điều này là các yếu tố nguy cơ cao dẫn đến đột quỵ. Đối với những người bị trầm cảm, cần hỏi ý kiến của bác sĩ chuyên khoa.
3.9 Tầm soát nguy cơ đột quỵ
Để phòng ngừa đột quỵ xảy ra bất ngờ, mỗi người cần có phương án chăm sóc sức khỏe và tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm. Thực hiện kiểm tra đều đặn các chỉ số huyết áp, mỡ máu, tiểu đường,… nhất là ở người cao tuổi và những đối tượng có nguy cơ đột quỵ cao.
Đột quỵ là bệnh nghiêm trọng, có thể xảy ra đột ngột gây hậu quả nghiêm trọng, có thể gây tử vong ngay tức khắc. Để phòng ngừa đột quỵ, người bệnh cần tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm, nhằm phát hiện các bệnh lý liên quan, là yếu tố nguy cơ dẫn tới đột quỵ và có phương án điều trị, thay đổi lối sống phù hợp.