Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu qua từng giai đoạn 

Tham vấn bác sĩ

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu dưới đây sẽ giúp chúng ta nhận ra bệnh lý này dễ dàng hơn. Từ đó, điều trị sớm, tránh những biến chứng mà bệnh thủy đậu này có thể gây ra.

1. Tổng quan về bệnh thủy đậu, cách thức và nguyên nhân lây nhiễm của bệnh

Bệnh thủy đậu còn được biết đến với tên gọi là trái rạ, là một bệnh lý lành tính. Bệnh không có nhiều triệu chứng nhưng lại rất nổi bật. Đây cũng là bệnh lý để lại nhiều hậu quả cho người bệnh nếu không được xử lý đúng cách và phù hợp.

Thủy đậu là một bệnh truyền nhiễm cấp tính lành tính khá quen thuộc trong đời sống hiện nay và thường bùng phát theo mùa. Bệnh lây trực tiếp qua đường hô hấp với các hoạt động như ho khan, hắt xì, hôn, nói chuyện,… Bên cạnh đó, thủy đậu cũng lan truyền gián tiếp khi người khác tiếp xúc với nước miếng, dịch tiết, chất lỏng từ mụn nước của người bệnh theo các cách khác nhau như: dùng chung bàn chải, khăn mặt, ăn chung bát đũa,…
Virus gây bệnh thủy đậu có tên Varicella virus. Đây là loại virus gây ra bệnh thủy đậu ở trẻ em và bệnh zona ở người lớn. Virus thủy đậu thường bắt đầu với niêm mạc đường hô hấp trên (miệng, hầu họng). Một số trường hợp hiếm gặp hơn, virus gây thủy đậu có thể gây bệnh từ đường tiêu hóa.

Không phải chỉ khi có những biểu hiện mụn nước thì người bệnh thủy đậu mới bắt đầu lây lan virus varicella cho người khác mà có thể phát tán sang những người xung quanh trong 1 – 2 ngày trước đó. Virus varicella sẽ ngừng lây lan khi các mụn nước của người bệnh đã đóng vảy. Hiện nay, hầu hết các trường hợp bị thủy đậu là do việc tiếp xúc với người bệnh gây nên.

Thủy đậu là bệnh lý lành tính và có tính phổ biến

Thủy đậu là bệnh lý lành tính và có tính phổ biến

2. Các triệu chứng và dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu qua từng thời kỳ

Người bị bệnh thủy đậu thường trải qua 4 thời kỳ biến chuyển của bệnh. Với mỗi thời kỳ này, dấu hiệu bệnh cũng có một số thay đổi, nhất là về hình dạng, màu sắc của mụn thủy đậu.

2.1. Thời kỳ ủ bệnh thủy đậu

Thời gian ủ bệnh thủy đậu khá dài, thường từ 10 đến 20 ngày. Thông thường, tùy thuộc vào sức đề kháng của mỗi người mà thời gian này có thể giao động khác nhau. Ở thời kỳ này, người bệnh hầu như không có bất kỳ dấu hiệu khác thường hoặc triệu chứng đặc biệt gì để nhận biết bản thân đang có virus thủy đậu.

2.2. Thời kỳ bệnh thủy đậu khởi phát

Đây là thời kỳ bệnh thủy đậu bắt đầu có những dấu hiệu rõ ràng cho người bệnh. Những triệu chứng điển hình của giai đoạn phát bệnh thủy đậu bao gồm: tình trạng sốt nhẹ; cảm giác mệt mỏi, đau đầu; xuất hiện các vết ban đỏ có đường kính nhỏ vào milimet (tính trong thời gian 1-2 ngày đầu), bắt đầu từ vùng đầu, mắt và lan dần ra toàn thân. Một số trường hợp bệnh có thể có triệu chứng nổi hạch sau tai, đau họng, viêm họng,…

Dấu hiệu để nhận biết bệnh thủy đậu qua từng thời gian

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu qua từng thời gian

2.3. Thời kỳ toàn phát của bệnh thủy đậu

Nếu những triệu chứng của thời kỳ bệnh thủy đậu khởi phát còn nhẹ, thì ở thời kỳ này, người bệnh bắt đầu vào trạng thái mệt mỏi vì những biểu hiện của bệnh lý này.

Bệnh nhân thủy đậu thời kỳ này bắt đầu tình trạng sốt cao. Tình trạng đau đầu và đau cơ cũng nặng nề hơn khi này, kèm theo đó là cảm giác buồn, nôn, chán ăn, mệt mỏi.

Tình trạng các nốt ban đỏ của người bệnh cũng thay đổi rõ rệt. Các nốt ban bắt đầu có phỏng nước với đường kính khoảng 1 đến 3mm kèm theo tình trạng ngứa rát và khó chịu. Trong thời kỳ này, mụn nước xuất hiện kín toàn thân của bệnh nhân. Thậm chí, ở trong miệng của bệnh nhân cũng có các vết ban này. Điều này khiến người bệnh ăn uống khó khăn hơn. Khi bị nhiễm trùng, các mụn nước sẽ lớn hơn, dịch trong mụn màu đục của mủ.

2.4. Thời kỳ phục hồi của người bệnh thủy đậu

Sau khoảng hơn 1 tuần từ ngày phát bệnh, các mụn nước thủy đậu sẽ vỡ ra, khô lại và dần bong vảy. Trạng thái da của người bệnh cũng sẽ dần hồi phục. Người bệnh nên tham khảo ý kiến bác sĩ, dược sĩ để phục hồi da của mình nhanh chóng và tốt nhất.

3. Cẩn trọng trước những biến chứng của bệnh thủy đậu

3.1. Bệnh thủy đậu để lại một số biến chứng nguy hiểm

Bệnh thủy đậu thường không để lại bệnh lý nguy hiểm gì cho người bệnh sau khi đã điều trị khỏi. Tuy nhiên, trong trường hợp không được điều trị đúng cách, thủy đậu có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm:

– Nhiễm trùng: Tình trạng này xảy ra khá thường xuyên với trẻ nhỏ do thường không chịu được ngứa do thủy đậu và thường dùng tay gãi mụn. Điều này sẽ gây nên tình trạng lở loét, chảy máu bên trong.

Viêm tai giữa, viêm thanh quản do tình trạng lở loét, nhiễm trùng, sưng tấy mà các nốt mụn thủy đậu ở các khu vực này gây nên.

– Biến chứng viêm màng não, viêm não xuất hiện sau 1 tuần đầu giai đoạn phát bệnh. Đây là biến chứng có thể xảy ra ở mọi đối tượng, nhưng thường dễ gặp với người lớn hơn là trẻ em. Khi này, người bệnh thường sốt cao, co giật, hôn mê không tỉnh táo, rung giật nhãn cầu, rối loạn các giác quan. Viêm màng não và viêm não rất nguy hiểm, có thể dẫn đến tử vong nếu không điều trị kịp thời. Do đó, người bệnh thủy đậu cần hết sức cẩn trọng.

– Viêm phổi thủy đậu cũng là biến chứng dễ xảy ra với người trưởng thành với triệu chứng ho liên tục, ho ra máu, khó thở, tức ngực. Biến chứng viêm phổi thủy đậu có thể xảy đến từ ngày thứ 3 đến ngày thứ 5 sau khi phát bệnh.

Dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu

Thủy đậu có thể hình thành nhiều bệnh nguy hiểm, cần thăm khám bác sĩ để được chỉ định phù hợp

– Biến chứng viêm thận, viêm cầu thận khi bị thủy đậu. Bệnh được nhận biết với tình trạng nước tiểu có máu và tình trạng suy thận.

– Nguy hiểm cho thai nhi và mẹ bầu: Mẹ mang bầu bị thủy đậu 5 ngày trước sinh hoặc 2 ngày sau sinh đều có thể gây lây nhiễm cho con mà biến chứng nguy hiểm có thể gây ra là trẻ khuyết tật hoặc tử vọng.

3.2. Điều trị thủy đậu nhanh, tránh biến chứng của bệnh

Bệnh thủy đậu hiện nay mới chỉ có các thuốc và phương pháp hỗ trợ điều trị, chưa có thuốc đặc trị bệnh. Thêm nữa, dù là lành tính nhưng biến chứng của bệnh lại rất nguy hiểm. Do đó, với bệnh lý này, người bệnh cần theo sát chỉ định của bác sĩ và thực hiện tự điều trị tại nhà đúng cách. Trường hợp biến chứng thủy đậu, người bệnh cần điều trị nội trú tại viện theo liệu trình bác sĩ đã đề ra.

Khi điều trị tại nhà, người bệnh thủy đậu chú ý: mặc đồ rộng rãi, tránh ra gió, tránh làm vỡ mụn thủy đậu; không gãi các nốt mụn; đảm bảo vệ sinh với dung dịch sát khuẩn, dùng nước ấm tắm rửa nhẹ nhàng; … Ngoài ra, cần nâng cao ý thức phòng ngừa bệnh lây nhiễm, chủ động cách ly để tránh lây nhiễm bệnh cho người khác.

Để phòng tránh biến chứng của thủy đậu gây ra, cần nắm rõ dấu hiệu nhận biết bệnh thủy đậu nên đi khám sớm để điều trị kịp thời. Bên cạnh đó, bệnh nhân cần tuân thủ hướng dẫn điều trị của bác sĩ, đồng thời, đảm bảo chủ động tránh lây nhiễm bệnh trong cộng đồng.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital