Động kinh vắng ý thức là dạng động kinh thường xảy ra ở trẻ em với các biểu hiện co giật, nhìn chằm chằm, mất ý thức. Cùng tìm hiểu về dạng động kinh này và cách điều trị qua bài viết sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Cơn động kinh vắng ý thức và các dấu hiệu nhận biết
Động kinh vắng ý thức là 1 dạng động kinh toàn thể, thường xảy ra ở trẻ trong độ tuổi từ từ 4 – 14, nữ có nguy cơ mắc nhiều hơn nam.
Người bị động kinh dạng này thường đột ngột ngừng chuyển động, ngây người ra nhưng không té ngã. Người bệnh thường nhìn chằm chằm, bất thần vào khoảng không. Tình trạng này có thể kéo dài khoảng 10 giây, thậm chí tới hơn 20 giây. Sau đó bệnh nhân nhanh chóng tỉnh lại bình thường và không có ý thức về sự việc đã xảy ra.
Một số triệu chứng khác có thể cảnh báo cơn vắng ý thức:
– Liếm môi
– Giật mí mắt, chớp mắt
– Chà xát một cách vô thức các ngón tay vào nhau
– Xuất hiện các chuyển động nhỏ ở cả hai tay
Các biểu hiện của cơn vắng ý thức thường thoáng qua, khó phát hiện nhưng không có nghĩa là không nguy hiểm. Các triệu chứng có thể diễn ra trong một khoảng thời gian hàng tuần, hàng tháng trước khi người lớn nhận thấy các cơn co giật.
Các trường hợp cần đưa bệnh nhân đi khám ngay:
– Xuất hiện cơn co giật, có các triệu chứng co giật
– Cơn động kinh tiếp tục xảy ra mặc dù đã dùng uống thuốc chống động kinh
– Các hoạt động không có nhận thức, nhầm lẫn kéo dài đến vài phút thậm chí là vài giờ
– Co giật hơn 5 phút
2. Nguyên nhân gây nên cơn vắng ý thức
Là một dạng của động kinh, cơn vắng ý thức xảy do cấu trúc não, hệ thống thần kinh trung ương bị rối loạn và chấn thương. Các xung điện xuất hiện đột ngột trong não làm tín hiệu bị nhiễu, hệ thần kinh bị kích thích dẫn đến động kinh. Đây cũng là nguyên lý gây ra một cơn động kinh dạng vắng ý thức.
Ở trẻ em hầu hết các trường hợp động kinh đều xuất phát từ những tổn thương trước và sau khi sinh. Bên cạnh đó di truyền cũng là yếu tố gây bệnh động kinh rất phổ biến ở trẻ sơ sinh cũng như trẻ nhỏ. Đối với bệnh nhân trưởng thành, động kinh có thể xảy ra do chấn thương sọ não, các bệnh lý về não, nhiễm khuẩn, viêm màng não, khối u ở não…
3. Hậu quả của động kinh dạng vắng ý thức
Hiện nay, hầu hết các trường hợp mắc động kinh dạng vắng ý thức đều phải sử dụng thuốc đến cuối đời, do đó có thể phải chịu tác dụng phụ của thuốc. Những người bệnh này có nguy cơ cao tiến triển thành các cơn động kinh lớn, co giật toàn thể vô cùng nguy hiểm.
Những hệ lụy mà loại động kinh này gây ra cho người bệnh bao gồm:
3.1 Chậm phát triển não bộ
Theo các nghiên cứu, cơn vắng ý thức gây rất ảnh hưởng nhiều đến não bộ, chẳng thua kém gì động kinh co giật.
Các cơn vắng ý thức xảy ra thường xuyên gây ảnh hưởng trực tiếp đến khả năng phát triển tư duy, vận động, ghi nhớ, tưởng tượng… của người bệnh. Mọi hoạt động về phát triển của bộ não trẻ đều bị rối loạn.
Trẻ em mắc bệnh này thường không phát triển được năng lực học tập tối đa. Tâm lý của các bé cũng không ổn định, dễ bị cô lập, tự kỉ, xa lánh đám đông.
Càng nguy hiểm hơn khi bệnh rất khó nhận biết, âm thầm gây tổn thương khiến người bệnh không có phòng bị hay phương án điều trị nào.
3.2 Mất tập trung, suy giảm trí nhớ
Tuy chỉ diễn ra trong khoảng vài chục giây nhưng cơn vắng ý thức có thể khiến người bệnh mất ý thức hoàn toàn. Trong cơn động kinh, họ không thể ghi nhớ hay dung nạp bất cứ một loại thông tin nào. Mỗi khi phát bệnh, não bộ và cơ thể dường như dừng hoạt động hoàn toàn, gây rối loạn quá trình ghi nhớ, tập trung.
Sau khi cơn động kinh qua đi, người bệnh có cảm giác lờ đờ, nhớ nhớ quên quên sau trước khi trở lại bình thường. Điều này gây ảnh hưởng trực tiếp đến người bệnh, đặc biệt là trẻ đang ở lứa tuổi đi học, cần phát triển tư duy.
Các chuyên gia khuyến cáo khi trẻ mắc bệnh động kinh, phụ huynh nên cho trẻ học tập tại một môi trường đặc biệt để giúp trẻ hòa nhập, phục hồi chức năng tốt hơn. Sau đó mới đưa trẻ đến cơ sở học tập với bạn bè bình thường.
3.3 Dễ gặp tai nạn
Không chỉ ảnh hưởng đến khả năng tập trung, kết quả học tập của trẻ, loại động kinh này cũng tiềm ẩn nguy hiểm trong các hoạt động thường ngày. Trẻ có thể có thể chết đuối khi đang bơi lội, gặp tai nạn nếu đang tham gia giao thông hoặc tập luyện nếu cơn vắng ý thức xảy ra đột ngột.
Tuy nguy hiểm những các nghiên cứu cho thấy tỉ lệ điều trị khỏi bệnh này ở trẻ em lên đến 80% nếu phát hiện sớm và điều trị đúng phương pháp.
4. Chẩn đoán và điều trị bệnh động kinh mất ý thức tạm thời
4.1 Chẩn đoán động kinh vắng ý thức
Trên thực tế, một số trẻ tự kỷ, chậm phát triển tâm thần, rối loạn thiếu chú ý, tăng động có thể có những triệu chứng của cơn vắng ý thức nhưng không phải mắc bệnh này. Để chẩn đoán chính xác, bệnh nhân cần được thực hiện các phương pháp chẩn đoán gồm:
– Điện não đồ (EEG): Giúp đo các sóng hoạt động điện của não để tìm ra các bất thường nếu có. Thông thường, bệnh nhân được yêu cầu thở nhanh và sâu, nhìn vào ánh sáng nhấp nháy để gây khởi phát cơn động kinh, như vậy kết quả sẽ chính xác hơn.
– Chụp CT não, MRI não: Tái hiện hình ảnh chi tiết của não, loại trừ nguyên nhân như đột quỵ, u não.
4.2 Điều trị động kinh vắng ý thức
Một số loại thuốc có khả năng giảm bớt tần số xuất hiện hoặc loại trừ các cơn động kinh thường được sử dụng cho các bệnh nhân động kinh. Sau khi thăm khám, chẩn đoán, kết luận, tùy vào tình trạng của người bệnh, bác sĩ có thể kê các loại thuốc như: Ethosuximide (Zarontin), Axit valproic (Depakine), Lamotrigine (Lamictal)…
Phần lớn trẻ mắc bệnh này có thể ngưng thuốc chống động kinh nếu trong vòng 2 năm cơn động kinh không xảy ra. Tuy nhiên vẫn cần theo dõi, giám sát, kiểm tra thường xuyên với bác sĩ.
Trên đây là một số thông tin về bệnh động kinh vắng ý thức, những hệ lụy và cách điều trị căn bệnh này. Khi thấy các triệu chứng bất thường, đừng chủ quan, hãy thăm khám sớm chuyên khoa Nội thần kinh để được chẩn đoán và điều trị hiệu quả.