Đau dây thần kinh ở cổ, cụ thể là cảm giác đau nhức vùng cổ, không cử động được, kèm theo triệu chứng đau ở vùng vai quanh gáy và phần lưng trên. Đây là những dấu hiệu thường gặp của chứng đau cổ vai gáy và có thể tiềm ẩn nhiều bệnh lý nguy hiểm.
Menu xem nhanh:
1. Đau dây thần kinh ở cổ báo hiệu nhiều bệnh
Đau vai gáy là một dạng rối loạn thần kinh cơ, bệnh gây ra do chứng co cứng cục bộ, đột ngột do rối loạn chức năng thần kinh mà không phải là do tổn thương về xương khớp hay đốt sống cổ và đĩa đệm.
Đau dây thần kinh ở cổ thường có liên quan chặt chẽ đến hệ thống cơ xương khớp và mạch máu vùng vai và gáy. Bệnh chủ yếu là do sự rối loạn tuần hoàn, thiếu máu ở vùng cột sống, hoặc có thể do sự kéo giãn dây thần kinh quá mức gây ra rối loạn chức năng của dây thần kinh vùng vai gáy, gây ra chứng co cứng và đau rút cục bộ.
Cụ thể, đau dây thần kinh ở cổ được phân ra gồm có 2 nguyên nhân như sau:
1.1 Đau dây thần kinh ở cổ do nguyên nhân sinh lý
do những thói quen hoạt động và làm việc hàng ngày như việc ngồi sai tư thế, ngồi quá lâu một tư thế, uốn vặn cổ mạnh đột ngột, mang vác vật nặng trên vai trong thời gian dài,…
1.2 Nguyên nhân bệnh lý gây đau dây thần kinh ở cổ
tuổi tác dẫn đến quá trình lão hóa xương khớp. Bên cạnh đó, các yếu tố như tai nạn, béo phì, khuân vác đồ sai tư thế cũng làm tăng nguy cơ mắc các bệnh lý như thoái hóa đốt sống cổ, thoát vị đĩa đệm đốt sống cổ, gai đốt sống cổ, viêm, dị tật, vẹo cổ bẩm sinh, ung thư, lao,… khiến dây thần kinh vùng vai gáy bị chèn ép dẫn đến các cơn đau đớn, nhức nhối, tê mỏi khắp vùng cổ, vai gáy, kèm theo tê tay.
2. Dấu hiệu nhận biết đau dây thần kinh ở cổ
Người bệnh thường xuyên cử động khó khăn, đau cơ vùng cổ gáy, vai và phần lưng trên. Triệu chứng ban đầu thường nhẹ sau đó cơn đau dữ dội hơn, nhất là khi ngủ dậy hoặc sau khi lao động quá sức, hạn chế vận động ở vùng gáy cổ.
Mỗi lần người bệnh vận động nặng, đi lại nhiều thì cơn đau có dấu hiệu tăng lên. Đôi lúc người bệnh hắt hơi cũng cảm thấy đau.
Ngoài ra, ở một số người có triệu chứng tăng cảm giác, đến mức chỉ sờ nhẹ ngoài da vùng gáy hoặc chỉ ấn rất nhẹ cũng tạo ra cảm giác đau một cách rõ ràng. Nhiều người thậm chí còn bị hoa mắt, chóng mặt, ù tai, hoa mắt,… do máu lưu thông kém lên não.
Nếu là đau dây thần kinh do nguyên nhân sinh lý, thì cơn đau chỉ tồn tại trong một thời gian ngắn và sau đó sẽ tự hết. Còn nếu đau do nguyên nhân bệnh lý, thì ngoài đau cổ, vai gáy, cơn đau có thể lan lên đầu, xuống cánh tay và các ngón tay, tạo cảm giác tê bì, khó cử động.
3. Phương pháp điều trị
Chứng đau dây thần kinh ở cổ cảnh báo nhiều bệnh lý tổn thương ở vùng cột sống cổ – vai – gáy. Nếu để bệnh nặng có thể ảnh hưởng đến giấc ngủ và ăn uống, khi đó những hoạt động liên quan đến vùng cổ vai gáy đều rất đau.
Phương pháp điều trị đau dây thần kinh vùng cổ vai gáy là:
4.1 Điều trị bằng thuốc kết hợp với massage cổ vai gáy
Người bị hội chứng đau nhức cổ, vai, gáy nên đi khám chuyên khoa để được chẩn đoán rõ nguyên nhân và có hướng điều trị phù hợp. Nếu các bác sĩ chuyên khoa thấy không có nguyên nhân chèn ép gây tổn thương thì bệnh nhân sẽ được chỉ định dùng thuốc giảm đau, cao dán,… Trường hợp bị nhẹ, cơn đau không kéo dài, người bệnh có thể điều trị thuốc kết hợp với giảm đau bằng cách xoa bóp, gõ, vuốt cho vùng cổ, vai, gáy nhiều lần có thể giảm đau.
4.2 Vận động vùng cổ gáy nhẹ nhàng để phòng tránh cơn đau tái phát
Khi bị đau nhức vùng cổ vai gáy, nhiều người thường lắc, vặn, bẻ cổ, xoay kêu “răng rắc” để tạo cảm giác đỡ mỏi. Tuy nhiên, bạn chỉ nên vận động xoay đầu cổ nhẹ nhàng, không xoay vặn bẻ cổ một cách đột ngột. Bởi nếu đĩa đệm đã bị thoái hóa gây mỏi cổ, khi bẻ hoặc vặn sẽ tạo đà cho đĩa đệm thoát vị ra ngoài và làm bệnh thêm trầm trọng. Khi bị đau vai, gáy nên nghỉ ngơi, hạn chế vận động ít ngày, bổ sung một số khoáng chất và vitamin, xoa bóp giúp thư giãn cơ vai gáy chống mệt mỏi.
5. Phòng ngừa bệnh đau dây thần kinh ở vùng cổ
– Nên tắm bằng nước ấm. Nếu mức độ kích thích dây thần kinh của bạn chỉ ở mức độ nhẹ và ít nhiều liên quan tới sự thiếu máu hay co mạch thì những biện pháp này sẽ nhanh chóng lấy lại sự ổn định cho bạn. Bạn sẽ tự hết bệnh trong 2-3 ngày sau.
– Không làm việc quá lâu tại bàn giấy, đặc biệt với máy vi tính. Cứ mỗi 30 phút nên dừng lại để thực hiện các động tác vận động cột sống cổ, vai và tay.
– Cần giữ cổ luôn thẳng, tránh sai tư thế khi ngồi học, đọc sách hoặc đánh máy, không cúi gập cổ quá lâu.
– Không nằm gối đầu cao để đọc sách hay xem tivi sẽ làm sai tư thế của cột sống cổ. Khi ngủ nên kê gối thấp ở vùng gáy. Khi xem tivi cổ tựa vào một điểm phù hợp với độ cong sinh lý của cổ.
– Luyện tập các động tác dưỡng sinh như ưỡn cổ, cúi đầu về phía trước, ngửa đầu ra phía sau, nghiêng đầu sang trái, sang phải, xoay tròn đầu và cổ, cử động cổ lên xuống… thường xuyên sẽ phòng được bệnh.