Người bệnh đau đại tràng cần đặc biệt lưu ý đến chế độ ăn uống. Ăn uống khoa học, kiêng khem đúng cách giúp người bệnh hạn chế các triệu chứng, hỗ trợ quá trình điều trị và phòng ngừa bệnh tái phát. Vậy đau đại tràng nên ăn gì?
Menu xem nhanh:
1. Người bị đau đại tràng nên ăn gì?
1.1. Đau đại tràng nên ăn gì? – Ăn thực phẩm giàu lecithin
Lecithin sẽ giúp phục hồi các tế bào nội mô bị hư hỏng trong bệnh viêm ruột. Các thực phẩm giàu Lecithin gồm lòng đỏ trứng, đậu nành, bơ sữa bò, não động vật,…
1.2. Ăn thực phẩm hàm lượng chất xơ thấp
Các thực phẩm có chứa hàm lượng chất xơ thấp gồm bánh mì, ngũ cốc, mì ống làm từ bột mì trắng, gạo trắng. Người bị đau đại tràng nên tránh thực phẩm như ngô, đậu đỏ, đậu đen, các loại trái cây sấy khô, đóng hộp.
Lưu ý: Các loại rau củ nên được gọt vỏ và nấu thật chín trước khi sử dụng.
1.3. Đau đại tràng nên ăn gì? – Ăn nhiều thực phẩm giàu đạm
Người bị đau đại tràng nên ăn thực phẩm giàu đạm như cá, sữa đậu nành, sữa không lactose để bổ sung đạm cần thiết cho cơ thể. Thịt nạc nên xay và vo viên giúp cơ thể tiêu hóa dễ hơn khi dùng miếng lớn.
1.4. Nên uống nhiều nước
Ngăn ngừa mất nước là yếu tố rất quan trọng trong những đợt tiêu chảy bùng phát. Ngoài ra uống nhiều nước cũng giúp ngăn ngừa táo bón. Hãy cố gắng uống 8 ly nước mỗi ngày.
1.5. Ăn thực phẩm chứa probiotics hoặc prebiotics
Khi không còn triệu chứng đau nữa, bạn nên ăn thực phẩm có chứa probiotics hoặc prebiotic. Hệ vi khuẩn có ích tại ruột (còn gọi là probiotics) có vai trò quan trọng đối với sự tiêu hóa của cơ thể. Đối với người bị viêm đại tràng, lợi khuẩn thường bị suy yếu. Vì vậy bổ sung lợi khuẩn là một việc làm cần thiết. Các lợi khuẩn này có nhiều trong các thực phẩm như: Sữa chua, đậu nành, yến mạch thô, lúa mì nguyên cám và lúa mạch nguyên cám, hành, chuối, tỏi, a-ti-sô, nho…
2. Những lưu ý quan trọng trong chế độ ăn
Bên cạnh việc nắm rõ về nhóm các thực phẩm nên ăn thì người bệnh viêm đại tràng cũng cần lưu ý những điều sau trong chế độ ăn:
– Chế độ dinh dưỡng cân bằng: Cung cấp đầy đủ dinh dưỡng sẽ giúp hoạt động tiêu hóa chung diễn ra ổn định và tốt cho quá trình bài tiết và đào thải ở đại tràng.
– Chia nhỏ bữa ăn thành 4-6 bữa.
– Ưu tiên các cách chế biến đơn giản như hấp, luộc, ninh nhừ, kho,.. thay vì chiến rán qua dầu hoặc tẩm ướp nhiều loại gia vị.
– Có thể tham khảo ý kiến của bác sĩ dinh dưỡng ở những người bệnh viêm đại tràng mạn tính có triệu chứng.
3. Chú ý tới vấn đề vệ sinh
Việc đảm bảo vấn đề an toàn vệ sinh trong quá trình ăn uống cũng là lưu ý quan trọng cần được người bệnh đau đại tràng quan tâm. Ăn đồ ăn không hợp vệ sinh cũng là một trong những nguyên nhân gây bệnh đại tràng cũng như khiến bệnh tình trở nên thêm nghiêm trọng. Người bệnh cần lưu ý những điều như sau:
– Sử dụng thực phẩm tươi, rõ nguồn gốc, đúng hạn sử dụng.
– Nên sử dụng dầu thực vật (tốt nhất là dùng dầu ô liu) thay vì các loại mỡ động vật hoặc bơ sữa.
– Khi ăn các loại trái cây cần được rửa thật sạch và gọt vỏ kỹ càng.
– Luôn chú ý vệ sinh sạch tay chân cả khi nấu ăn và trước khi ăn uống.
– Các loại đồ dùng nấu nướng cũng cần được rửa sạch trước khi sử dụng.
– Hạn chế sử dụng các loại đồ ăn nhanh, đồ ăn chế biến sẵn, đồ đóng hộp.
– Không ăn thực phẩm có dấu hiệu thay đổi màu sắc, hương vị, bị ôi, thiu, mốc hay nhiễm khuẩn,…
Trà lời câu hỏi người bệnh đau đại tràng nên ăn gì để có thể xây dựng một chế độ dinh dưỡng hợp lý giúp cải thiện tốt nhất tình trạng bệnh. Bên cạnh đó, người bệnh cũng cần chủ động thăm khám sớm ngay khi có những dấu hiệu bất thường để nhanh chóng được điều trị đúng cách, ngăn ngừa biến chứng nguy hiểm.