Đau dạ dày nên kiêng gì? – Việc đau dạ dày đều làm cho người bệnh gặp nhiều triệu chứng gây ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống. Một trong những phương pháp điều trị hiệu quả căn bệnh này đó là cân bằng chế độ ăn uống và có lối sống sinh hoạt khoa học. Vậy những thực phẩm nào người bị viêm dạ dày cần tránh. Mời bạn cùng tham khảo những thực phẩm dưới đây để quá trình điều trị đạt hiệu quả tốt hơn.
Menu xem nhanh:
1. Đau dạ dày nên kiêng gì?
1.1. Đau dạ dày nên kiêng gì? Thực phẩm cay nóng
Đau dạ dày nên kiêng gì? Câu trả lời là thực phẩm cay nóng. Theo các chuyên gia tiêu hóa, thực phẩm cay nóng sẽ khiến cho lượng acid trong dạ dày tăng lên và làm cho tình trạng viêm loét dạ dày trở nên nghiêm trọng. Bên cạnh đó, thực phẩm cay nóng còn gây kích thích niêm mạc dạ dày, từ đó khiến tình trạng đau dạ dày càng nặng nề hơn. Do vậy, người bị đau dạ dày nên kiêng những thực phẩm sau:
– Kim chi
– Mì cay
– Tỏi
– Ớt
– Hạt tiêu
– …
1.2. Thực phẩm lên men, có vị chua
Thực phẩm lên men, có vị chua là những thực phẩm đau dạ dày nên kiêng. Bởi nó sẽ làm cho nồng độ acid dạ dày tăng lên và lớp bảo vệ niêm mạc bị tổn thương. Do đó, khi có các triệu chứng như ợ hơi, ợ chua, ợ nóng, khó tiêu, người đau dạ dày không nên ăn các loại thực phẩm như:
– Dưa cà muối
– Kim chi
– Cam
– Bưởi
– Quýt
– Chanh
– Khế
– Me
– …
1.3. Đau dạ dày nên kiêng gì – Thực phẩm giàu chất béo
Thực phẩm giàu chất béo không tốt cho sức khỏe của người bị đau dạ dày. Theo chuyên gia, loại thực phẩm này sẽ gây mất cân bằng pH, từ đó làm ảnh hưởng đến hệ vi sinh đường ruột, làm chậm quá trình tiêu hóa, gây ra tình trạng táo bón.
Ngoài ra, thực phẩm chứa chất béo còn làm tăng nguy cơ mắc bệnh loãng xương hoặc thấp khớp, thậm chí là ung thư. Không những thế, loại thực phẩm này cũng làm cho hệ tiêu hóa phải hoạt động quá tải. Cho nên, khi bị đau dạ dày bạn nên hạn chế các thực phẩm giàu chất béo như:
– Thịt mỡ
– Khoai tây/khoai lang chiên
– Dầu động vật
– Phô mai
– Bơ,…
1.4. Thực phẩm nhiều đường
Thực phẩm có chứa hàm lượng đường cao sẽ giúp tinh thần được thoải mái vô cùng. Tuy nhiên, những loại thực phẩm này sẽ khiến tình trạng bệnh dạ dày càng thêm trầm trọng.
Các chuyên gia dinh dưỡng cho biết, nếu không sử dụng đường không đúng cách có thể gây nên nhiều vấn đề sức khỏe như: đau dạ dày dữ dội, buồn nôn và nôn nhiều. Để tình trạng bệnh dạ dày không biến chuyển theo chiều hướng xấu, người bệnh nên hạn chế ăn những loại thực phẩm chứa hàm lượng đường cao như:
– Socola
– Kẹo
– Sữa đặc
– Bánh quy
– Bánh kem
– Nước ngọt,…
1.5. Đau dạ dày nên kiêng gì? Các loại đậu
Fodmaps là một loại đường có trong các loại đậu ăn thường ngày. Loại đường này sẽ không ảnh hưởng đến sức khỏe của những người bình thường. Tuy nhiên, đối với người bị đau dạ dày, Fodmaps có trong các loại đậu lại gây tình trạng đầy hơi, ợ chua, đau bụng, khó tiêu thậm chí là gây ra tiêu chảy.
Để dạ dày và hệ tiêu hóa không bị ảnh hưởng, người bệnh nên hạn chế ăn các loại đậu như:
– Đậu tương
– Đậu Hà Lan
– Đậu xanh
– Đậu đỏ
– Đậu lăng
– Đậu phộng…
1.6. Sữa và các sản phẩm từ sữa
Sữa tươi và các chế phẩm từ sữa đều không được các chuyên gia khuyến cáo sử dụng trong chế độ ăn của người bị dạ dày. Bởi chúng sẽ gây cảm giác khó tiêu, chướng bụng ở người bệnh và làm cơn đau dạ dày nặng hơn.
Bên cạnh đó, một số sản phẩm từ sữa sẽ chứa lactose. Trong đó, cơ thể một số người lại kém dung nạp với chất này. Từ đó, gây ra tình trạng tiêu chảy, tăng nguy cơ bị mất nước và ảnh hưởng đến quá trình điều trị dạ dày.
Ngoài các thực phẩm nên tránh như thực phẩm chua, cay, nóng, giàu chất béo, thực phẩm lên men, thực phẩm nhiều đường, các loại đậu,… Thì người bệnh tuyệt đối không được sử dụng các chất kích thích như thuốc lá, rượu bia, cà phê,… để tránh tình trạng dạ dày trở nên nghiêm trọng hơn.
2. Chế độ ăn uống khoa học có giúp điều trị viêm dạ dày không?
Chế độ ăn uống có ảnh hưởng rất lớn đến tình trạng viêm dạ dày. Do đó xây dựng cho mình một chế độ ăn uống khoa học sẽ hỗ trợ việc điều trị đạt hiệu quả cao hơn.
Nghiên cứu đã chỉ ra rằng những loại trái cây tươi, rau đều là những thực phẩm giàu chất chống oxy hóa, giúp ngăn ngừa tổn thương tế bào và bệnh tật bằng cách giảm mức độ của các hợp chất không ổn định.
Không những vậy, các thực phẩm này đều giàu chất xơ. Từ đó giúp làm giảm lượng tiết acid trong dạ dày, ngăn ngừa viêm loét dạ dày hiệu quả, đồng thời giảm đầy hơi và giảm đau. Do đó, người bệnh có thể bổ sung vào thực đơn của mình nhiều loại rau xanh và trái cây để hỗ trợ tốt hơn trong quá trình điều trị.
Ngoài chế độ ăn uống, người bệnh cũng cần lưu ý những nguyên tắc ăn đúng cách như sau:
– Ăn những đồ ăn được nấu chín kỹ, ninh nhừ, không nên sử dụng các loại đồ ăn sống, quá cứng hoặc dai.
– Tập thói quen ăn chậm, nhai kỹ, không nên ăn quá no trong một bữa mà nên chia thành nhiều bữa ăn nhỏ để tránh việc gây áp lực lên dạ dày.
– Sau khi ăn tuyệt đối không được hoạt động mạnh, hay chạy nhảy nhiều.
Qua bài viết bạn chắc hẳn bạn đã trả lời được câu hỏi đau dạ dày nên kiêng gì để cải thiện hiệu quả tình trạng bệnh. Chế độ ăn uống hợp lý và khoa học là phương pháp hỗ trợ điều trị giúp cho các triệu chứng của tình trạng viêm dạ dày được giảm đi nhanh chóng. Tuy nhiên bạn cũng cần phải quan tâm tới nguyên nhân gây bệnh để có thể điều trị dứt điểm căn bệnh này.