Đại tràng đầy hơi là bệnh lý mà ai cũng gặp phải ít nhất một lần trong đời. Tùy theo mức độ nặng nhẹ mà dấu hiệu bệnh ở mỗi người khác nhau. Rất nhiều người cho đến nay vẫn không biết nguyên nhân nào gây bệnh? Làm sao để khắc phục? Những thông tin chia sẻ trong bài viết sau sẽ giúp bạn có câu trả lời đầy đủ nhất.
Theo thống kê của Bộ Y tế, tỷ lệ mắc bệnh này ở Việt Nam có xu hướng ngày càng cao và tập trung vào độ tuổi trung niên. Tuy không phải là bệnh lý nguy hiểm nhưng chúng gây nên những ảnh hưởng lâu dài đến sức khỏe. Vì vậy, mỗi người cần có chế độ ăn uống, sinh hoạt khoa học để tự bảo vệ cơ thể chính mình.
Menu xem nhanh:
1. Đại tràng đầy hơi là gì?
Đây là bệnh lý mà ruột và dạ dày tích tụ khí khiến cho bụng phình và căng cứng. Lượng khí này được sinh ra trong quá trình chuyển hóa thức ăn nhưng chúng lại không thoát ra ngoài theo đường hậu môn mà ngược lên và thoát ra ngoài bằng đường miệng. Từ đó gây ra chứng đầy hơi, khó tiêu,…và các bệnh lý vùng bụng khác.
2. Dấu hiệu nhận biết
Dấu hiệu nhận biết rõ nhất của bệnh đầy hơi đại tràng là ợ chua, ợ hơi, cảm giác đầy bụng, đau bụng âm ỉ,… Ngoài ra nếu nặng hơn sẽ gây nên chứng buồn nôn, phân lúc lỏng lúc đặc, cơ thể mệt mỏi, suy nhược,…
3. Nguyên nhân gây bệnh
Có rất nhiều nguyên nhân khác nhau gây nên chứng đầy hơi, chướng bụng. Song đa số thường rơi vào những nguyên nhân chính sau đây:
3.1 Đại tràng bị đầy hơi do ăn uống
Ăn uống không hợp lý rất dễ dẫn đến chướng bụng đầy hơi. Theo đó danh sách những thực phẩm gây nên tình trạng này đó là:
– Đồ ăn nhiều dầu mỡ, chiên rán
– Ăn nhiều thực phẩm giàu tinh bột và chất đạm
– Ăn các loại thực phẩm tươi sống, chưa nấu chín
– Uống nhiều bia rượu, các chất kích thích
3.2 Thói quen sinh hoạt
Một chế độ sinh hoạt thiếu lành mạnh sẽ ảnh hưởng trực tiếp đến vùng bụng, gây nên chứng đầy hơi khó tiêu. Đặc biệt là những ai lười vận động hoặc ngồi một chỗ quá lâu sẽ khiến cho đường ruột khó tiêu hóa thức ăn. Từ đó sinh ra khí tích tụ ở dạ dày.
Ngoài ra, những ai có thói quen vừa ăn vừa nói chuyện, ăn không nhai kĩ, xem điện thoại, tivi trong quá trình ăn… dễ khiến lượng khí ở ngoài thâm nhập vào bụng nhiều hơn. Hoặc những ai ăn uống không đúng giờ, ăn quá no hoặc ăn xong nằm liền mà không vận động cũng dễ chướng bụng đầy hơi.
3.3 Đại tràng đầy hơi do rối loạn tiêu hóa
Nếu bạn dùng các loại thực phẩm không đảm bảo vệ sinh thì đường tiêu hóa sẽ bị ảnh hưởng trực tiếp. Khi đường ruột mất cân bằng hệ vi sinh sẽ gây chứng rối loạn như tiêu chảy, đầy hơi, khó tiêu…
Tình trạng mất cân bằng đường ruột diễn ra thường xuyên và kéo dài còn khiến cơ thể suy nhược, mệt mỏi, suy giảm hệ miễn dịch,…
3.4 Các bệnh về đường tiêu hóa
Các căn bệnh về đường tiêu hóa như viêm loét dạ dày, viêm đại tràng, hội chứng ruột kích thích… ảnh hưởng lớn đến việc tiêu thụ thức ăn. Ngoài ra, các bệnh như soi mật, suy giảm tuyến tụy ảnh hưởng đến chức năng gan và sự bài tiết các enzyme tiêu hóa, gây nên chướng bụng đầy hơi.
3.5 Căng thẳng, stress liên tục
Những người thường xuyên bị áp lực, căng thẳng, stress, mất ngủ,… thường dễ bị đầy hơi đại tràng. Đặc biệt những ai có thói quen dùng thuốc an thần hoặc chất kích thích để giảm căng thẳng thì càng khiến chứng đầy hơi, chứng bụng ngày một nặng hơn.
3.6 Đại tràng đầy hơi do tác dụng phụ của thuốc
Các loại thuốc kháng sinh trị bệnh mãn tính làm mất cân bằng hệ vi sinh đường ruột. Từ đó gây nên các chứng bệnh về tiêu hóa như đau bụng, đầy hơi, khó tiêu, đi ngoài…
4. Đại tràng bị đầy hơi có nguy hiểm không?
Chướng bụng đầy hơi là một bệnh lý không quá nguy hiểm nhưng nếu như kéo dài sẽ ảnh hưởng đến sức khỏe. Nó khiến cho cơ thể mệt mỏi, thiếu sức sống, ăn không ngon miệng, chán ăn,…
Ngoài ra, chướng bụng đầy hơi còn là dấu hiệu cảnh báo một số bệnh về tiêu hóa như viêm loét dạ dày, ung thư dạ dày, trào ngược thực quản dạ dày,… Do đó khi mắc phải các dấu hiệu của bệnh này, bạn cần đến bác sĩ thăm khám và kiểm tra.
5. Cách điều trị hiệu quả
Ngoài việc thăm khám, uống thuốc theo chỉ định của bác sĩ, bạn cần thay đổi chế độ ăn uống, sinh hoạt tại nhà sao cho hợp lý. Đây là điều kiện tiên quyết để giảm thiểu tình trạng chướng bụng, đầy hơi.
5.1 Thay đổi chế độ ăn uống
Ăn uống đóng vai trò quan trọng trong việc hồi phục và cải thiện sức khỏe, đặc biệt là đối với chứng đầy bụng, khó tiêu. Để cải thiện tình trạng bệnh, bạn cần áp dụng chế độ ăn uống khoa học như sau:
– Ăn các thực phẩm tốt cho hệ tiêu hóa, ưu tiên các món dễ tiêu
– Chia thức ăn ra thành nhiều bữa nhỏ, không ăn quá no
– Thực hiện ăn chín, uống sôi, không dùng đồ sống, đồ chưa chế biến
– Uống thêm một số trà gừng, hoa cúc, bạc hà….
– Mỗi ngày đều ăn gừng tươi hoặc gừng khô với lượng vừa đủ
– Tập luyện thể dục thể thao, tăng cường vận động
– Massage vùng bụng 10 phút mỗi ngày
5.2 Thay đổi thói quen sinh hoạt
Những thói quen sinh hoạt hàng ngày sẽ quyết định tình trạng sức khỏe cơ thể. Vì vậy, để khắc phục chướng bụng đầy hơi, bạn cần hướng đến những thói quen sinh hoạt lành mạnh như sau:
– Nhai kỹ thức ăn, không nói chuyện, xem phim khi ăn uống
– Có chế độ nghỉ ngơi phù hợp, giữ cho tinh thần thoải mái, thư giãn
– Tập luyện thể dục, thể thao đều đặn với các bài tập nhẹ như chạy bộ, yoga,…
– Hạn chế thức khuya, ngủ đủ 8 tiếng mỗi ngày
Mong rằng những thông tin về đại tràng đầy hơi trên đây đã giúp bạn hiểu rõ hơn về căn bệnh này để có phương pháp phòng tránh kịp thời. Song quan trọng nhất vẫn là một chế độ ăn uống, sinh hoạt, tập luyện phù hợp để cơ thể khỏe mạnh và miễn dịch với bệnh.