Răng khôn là một trong những loại răng không có tác dụng và gây nên sự khó chịu, ảnh hưởng đến sức khoẻ của người bệnh. Vậy có nên nhổ răng khôn hay không? Cách nhổ răng khôn nào hiệu quả?
Menu xem nhanh:
1. Thông tin chung về răng khôn
Răng khôn (răng số 8) là những răng mọc ở cuối hàm khi các răng trưởng thành khác đã phát triển nên thường mọc chen chúc, xô lệch dẫn đến tình trạng sưng và đau đớn. Một hàm răng đầy đủ sẽ có 28 răng và 4 răng khôn tuy nhiên thực tế một người sẽ chỉ có 1 đến 2 răng khôn, rất ít trường hợp có 3 răng khôn.
2. Có nên nhổ răng khôn hay không?
Theo bác sĩ, không phải trường hợp nào có răng khôn cũng cần phải nhổ. Bác sĩ chỉ khuyến cáo nhổ răng khôn trong các trường hợp như:
– Khi răng khôn mọc, có dấu hiệu nhiễm trùng hoặc bị viêm nhiễm lặp lại, xuất hiện u nang, ổ mủ ảnh hưởng đến răng kế cận.
– Bị sâu hoặc viêm nha chu ở vị trí răng khôn.
– Răng bị mọc ngầm, mọc kẹt hoặc mọc lệch.
– Giữa răng khôn và những răng số 7 có khe giắt, tích tụ mảng bám thức ăn và gây nên hiện tượng viêm nhiễm hay đau nhức.
– Răng mọc thẳng, không bị cản trở bởi xương hay nướu nhưng không có răng đối diện ăn khớp, trồi dài xuống hàm đối diện và khiến thức ăn bị nhồi nhét giữa răng khôn và răng bên cạnh.
– Răng có hình dạng bất thường, có thể nhỏ hơn hoặc lớn hơn răng bình thường.
Tuy nhiên, răng khôn có thể bảo tồn được trong một số trường hợp như:
– Răng mọc thẳng bình thường, không bị kẹt bởi mô xương hay nướu và không gây ra biến chứng gì ảnh hưởng đến sức khoẻ người bệnh.
– Bệnh nhân bị mắc các bệnh lý mạn tính, không nên nhổ răng khôn để tránh bị biến chứng.
– Răng khôn có liên quan đến một số cấu trúc quan trọng như xoang hàm, dây thần kinh…
3. Tiến trình nhổ răng khôn như thế nào?
3.1 Kiểm tra tổng quát
Trước tiên, người bệnh sẽ được bác sĩ kiểm tra tình trạng răng miệng tổng quát. Nếu có dấu hiệu của bệnh lý răng miệng, bác sĩ sẽ khuyến cáo điều trị hiệu quả trước khi nhổ răng khôn.
3.2 Chụp X-quang
Để nhìn rõ cấu trúc của răng khôn, kết luận chính xác xem có cần phải nhổ răng khôn không thì bác sĩ sẽ chỉ định bệnh nhân chụp X-quang.
3.3 Vệ sinh khoang miệng
Trước khi tiến hành nhổ răng, bác sĩ sẽ tiến hành vệ sinh khoang miệng sạch sẽ, đặc biệt là ở vị trí nhổ răng để không xảy ra hiện tượng nhiễm trùng hay hay gây ra các biến chứng ảnh hưởng đến sức khoẻ.
3.4 Gây tê
Bác sĩ tiến hành gây tê trước khi nhổ răng để bệnh nhân không có cảm giác khó chịu, đau nhức và bác sĩ sẽ dễ dàng thực hiện phẫu thuật.
3.5 Nhổ răng khôn
Tại bước này, người bệnh có thể chọn một trong hai phương pháp: Nhổ răng khôn bằng phương pháp truyền thông và nhổ răng khôn bằng sóng siêu âm Piezotome.
Nhổ răng khôn truyền thống
Bác sĩ dùng các dụng quen thuộc như dao rạch, kìm, bẩy để lấy răng khôn ra khỏi hàm. Cuối cùng, vết mổ được khâu lại sạch sẽ và tránh tình trạng nhiễm trùng. Tuy có chi phí thấp nhưng phương pháp này có thể gây chảy máu, đau hay biến chứng.
Công nghệ nhổ răng không không đau Piezotome
Thông qua biến điệu của tần số sóng siêu âm chọn lọc, mũi khoan mỏng và mảnh nhẹ nhàng tác động trực tiếp lên phần mô cứng, làm đứt dây chằng chân răng và tách phần nướu ra khỏi chân răng. Sau đó, răng khôn được nhẹ nhàng lắp ra khỏi hàm và sóng siêu âm khoá mạch máu nhanh chóng, hạn chế được khả năng chảy máu hay sưng viêm.
3.6 Kê đơn và hẹn lịch tái khám
Sau khi nhổ răng, bác sĩ sẽ theo dõi xem bệnh nhân có bất kỳ biến chứng nào không. Nếu không, bệnh nhân sẽ được kê đơn thuốc giúp giảm đau, sưng viêm và hẹn lịch tái khám để kiểm tra. Ngoài ra, bệnh nhân cũng được dặn dò kỹ lưỡng chế độ ăn uống và chế độ chăm sóc ở nhà để lành thương nhanh nhất.
Mong rằng qua bài viết trên, chúng tôi đã giúp bạn giải đáp thắc mắc “có nên nhổ răng khôn không”. Nhổ răng khôn không phải là một thủ thuật quá phức tạp, tuy nhiên để điều trị dứt điểm và không để lại biến chứng, bạn nên chọn các cơ sở nha khoa uy tín với đội ngũ bác sĩ có tay nghề chuyên môn cao.