“Thập nhân cửu trĩ” – bệnh trĩ là căn bệnh phổ biến nên được ví von 10 người thì 9 người bị trĩ. Các cách điều trị cũng rất đa dạng, không thể không nhắc đến cách chữa bệnh trĩ theo y học cổ truyền. Bài viết này, TCI cùng bạn tìm hiểu và giải đáp câu hỏi: Liệu có nên điều trị bệnh trĩ theo cách thức này, điều trị thế nào để hiệu quả và triệt để.
Menu xem nhanh:
1. Bệnh trĩ được giải thích như thế nào theo y học cổ truyền và hiện đại?
1.1. Bệnh trĩ theo y học cổ truyền được lý giải thế nào?
Bệnh trĩ là khi các tĩnh mạch ở trực tràng và hậu môn bị giãn, dẫn đến sung huyết và ứ trệ máu. Búi trĩ có thể nằm hoàn toàn ngoài hậu môn hoặc sa ra ngoài theo cấp độ hoặc ứ huyết.
Theo y học cổ truyền, khí hư hoặc khí trệ là nguyên nhân gây ra bệnh trĩ. Điều này làm cho đại tràng không thông, cơ yếu và giáng hạ mạch lạc. Sau đó, trực tràng hậu môn bị huyết ứ.
Một số nguyên nhân chính gây trĩ là bệnh nội sinh tâm tỳ thận và can, cũng như thói quen ăn thức ăn cay nóng và uống rượu.
1.2. Bệnh trĩ dưới góc nhìn của y học hiện đại được giải thích ra sao?
Theo y học hiện đại, có hai lý thuyết được sử dụng để đánh giá bệnh trĩ: lý thuyết cơ học và lý thuyết mạch máu. Về cơ học, bệnh trĩ là kết quả của việc các tĩnh mạch giãn ra quá mức do áp lực cơ học lên hậu môn-trực tràng tăng lên. Bệnh trĩ là kết quả của việc các dây chằng cố định đệm hậu môn giãn ra.
Theo thuyết mạch máu, bệnh trĩ do ứ trệ máu tại các tĩnh mạch hậu môn gây ra. Các búi trĩ hình thành do các tĩnh mạch phình to ra.
2. Bệnh trĩ có nên được điều trị bằng các biện pháp y học cổ truyền?
2.1. Điều trị bệnh trĩ theo y học cổ truyền như thế nào?
Trong y học cổ truyền, có nhiều loại bệnh trĩ với những đặc điểm khác nhau. Bởi vậy,mỗi loại có một phương pháp điều trị khác nhau, nhưng hầu hết đều dựa trên việc sử dụng các phương pháp điều trị có nguồn gốc tự nhiên. Các vị thuốc truyền thống trong đông y được sử dụng cho các bài thuốc này, thường được sao lên, kết hợp lại và sắc lên để uống.
Theo một số tài liệu cổ truyền, các vị thuốc này có tác động nhất định lên bệnh trĩ. Điều này được lý giải là do một số tác động của mỗi vị thuốc là đẩy lùi các yếu tố gây ra bệnh trĩ.
2.2. Có nên chữa trĩ theo y học cổ truyền?
Các bài thuốc y học cổ truyền là cách hiệu quả để làm giảm nhẹ bệnh từ xa xưa, khi chưa có các loại thuốc hiện đại hoặc các phẫu thuật cắt bỏ búi trĩ. Đa phần chúng có tác động nhất định đến búi trĩ và đa phần lành tính. Hiện nay, vẫn có nhiều bệnh nhân tin tưởng và sử dụng các loại thuốc này.
Tuy nhiên, trước khi quyết định điều trị bằng y học cổ truyền, bệnh nhân nên cân nhắc một số điều sau để đảm bảo trị trĩ an toàn và hiệu quả:
– Đối với trĩ còn nhẹ, thuốc có thể có những tác dụng trực quan, tuy nhiên với trĩ nặng, các bài thuốc y học cổ truyền có khả năng không giúp chữa bệnh mà chỉ hỗ trợ giảm nhẹ bệnh. Các chuyên gia khuyến cáo trĩ cần được thăm khám chuyên khoa để việc điều trị an toàn và triệt để hơn.
– Điều trị trĩ bằng y học cổ truyền thường không hiệu quả như thuốc tây y. Điều trị chuyên khoa mới có thể kiểm soát và ngăn chặn các biến chứng nguy hiểm của bệnh.
– Thay vì sử dụng một loại thuốc cho tất cả trường hợp, điều trị bệnh còn phụ thuộc vào cơ địa và tình trạng sa búi trĩ của mỗi bệnh nhân. Do đó, bệnh nhân cần được khám bởi các bác sĩ chuyên khoa bệnh trĩ.
– Nhiều loại thuốc theo y học cổ truyền hiện có trên thị trường chưa được kiểm chứng. Ngoài ra, quá trình điều chế thuốc còn thô sơ, chưa kể đến nhiều loại thuốc bán tràn lan không rõ nguồn gốc, người bán không phải dược sĩ y học cổ truyền.
3. Điều trị bệnh trĩ bằng phương pháp hiện đại ra sao?
3.1. Điều trị trĩ khi các biểu hiện mới chớm
Điều trị bằng thuốc sẽ được thực hiện ở cấp độ 1,2 nếu bệnh trĩ còn nhẹ, các búi trĩ không sa ra ngoài nhiều hoặc không gây đau đớn quá nhiều.
Sau khi thăm khám và chẩn đoán bệnh, các bác sĩ sẽ kê đơn thuốc và hướng dẫn cách sử dụng thuốc. Bệnh nhân có thể điều trị tại nhà theo đơn và hướng dẫn về liều lượng, thời gian, cách sử dụng của bác sĩ. Những loại thuốc này sẽ hiệu quả hơn so với các phương pháp điều trị bệnh trĩ cổ truyền.
Thuốc điều trị bệnh trĩ dạng nhẹ có thể được kê đơn dưới dạng uống hoặc bôi, chủ yếu được phân loại thành ba nhóm chính: Điều trị làm giảm đau và các triệu chứng bệnh: hỗ trợ nhuận tràng, có thể giúp giảm táo bón và thuốc giúp cải thiện độ bền tĩnh mạch.
3.2. Điều trị trĩ khi bệnh bắt đầu tiến triển và trở nặng
Bệnh nhân trĩ nặng hơn (cấp độ 3,4) hoặc một số trường hợp cấp độ 2 nếu phù hợp sẽ được chỉ định phẫu thuật cắt bỏ hoàn toàn búi trĩ. Khi thuốc không còn hiệu quả, đây là phương pháp tốt hơn cả để điều trị búi trĩ một cách hoàn toàn triệt để.
Sau đây là một số phương pháp hiện đại và phổ biến thường được sử dụng để loại bỏ trĩ cho bệnh nhân:
– Phương pháp cắt trĩ Milligan Morgan-Ferguson: Đây là phương pháp cắt trĩ truyền thống, trong đó từng búi được cắt riêng lẻ, sau đó buộc cuống búi trĩ vào và khâu lại. Phương pháp này đảm bảo hiệu quả nhưng thường khá đau.
– Khâu treo búi trĩ và thắt mạch: Phương pháp này sử dụng cơ chế ngăn chặn mạch máu nuôi trĩ, giúp búi trĩ co nhỏ dần.
– Phương pháp mổ cắt trĩ ít xâm lấn Longo: Sử dụng súng Longo để cắt trĩ với đặc điểm ít xâm lấn, ít đau và nhanh chóng hồi phục.
– Cách mổ trĩ không cần dao kéo Laser Diode: phương pháp mới và cực kỳ hiện đại sử dụng tia laser để triệt mạch trĩ và đánh xẹp mô trĩ, làm cho búi trĩ co nhỏ lại mà không gây đau đớn, không gây chảy máu và bệnh nhân sẽ hồi phục nhanh chóng.
Trên đây là những thông tin giúp bệnh nhân có thể tham khảo trước khi quyết định điều trị trĩ. Cần cân nhắc nếu điều trị bệnh trĩ theo y học cổ truyền, tốt hơn hết hãy tham khảo bác sĩ chuyên khoa để điều trị có hiệu quả và an toàn.