Có các biện pháp nào giúp điều trị viêm nha chu nặng?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Viêm nha chu (có tên khoa học  là Periodontitis) là một bệnh viêm nhiễm nướu nghiêm trọng, khiến các mô mềm và xương xung quanh răng bị tổn thương và phá huỷ. Bệnh diễn biến nặng có thể khiến răng trở nên lỏng lẻo và dần dần mất răng. Tuy nhiên, bệnh hoàn toàn có thể được phòng ngừa và điều trị dứt điểm. Tham khảo bài viết để biết được các cách điều trị viêm nha chu nặng.

1. Thông tin chung về bệnh viêm nha chu

Nha chu là một thuật ngữ y học chỉ một tổ chức quanh răng có vai trò nâng đỡ răng. Tổ chức này bao gồm lợi (nướu), xương ổ răng, xương răng và dây chằng quanh răng.

Bệnh về nha chu là một bệnh về răng phổ biến, gây nhiều biến chứng nhưng có thể điều trị được. Tuy nhiên, trước khi tìm hiểu các cách điều trị viêm nha chu nặng, chúng ta cần nắm được các thông tin chung về bệnh.

Nha chu là một tổ chức bao gồm lợi (nướu), xương ổ răng, xương răng và dây chằng quanh răng.

Nha chu là một tổ chức bao gồm lợi (nướu), xương ổ răng, xương răng và dây chằng quanh răng.

1.1. Nguyên nhân gây ra bệnh viêm nha chu

Có rất nhiều nguyên nhân gây ra bệnh nha chu nhưng chủ yếu vẫn là mảng bám bám ở răng với “thành phần” chính là vi khuẩn. Những tác nhân dẫn đến tình trạng này bao gồm:

– Ăn quá nhiều các loại thực phẩm chứa nhiều tinh bột và đường.

– Mảng bám không được loại bỏ, lâu dần sẽ trở thành cao răng, bám vào viền nướu.

– Mảng bám là nguyên nhân gây viêm nướu – tiền đề của bệnh viêm nha chu nặng.

– Viêm nướu không được điều trị triệt để sẽ khiến vi khuẩn phát triển và xâm nhập và các túi nha chu ở giữa răng và nướu.

1.2. Triệu chứng nhận biết bệnh nha chu

Để nhận biết các dấu hiệu của bệnh nha chu, chúng ta chỉ cần quan sát tình trạng của nướu. Nếu mắc bệnh, nướu sẽ có những đặc điểm sau:

– Nướu sưng phồng, có màu đỏ tươi hoặc đỏ sẫm

– Nướu dễ bị chảy máu.

– Cảm giác răng dài hơn hoặc răng bị lung lay do nướu không bao chặt răng.

– Giữa răng và nướu xuất hiện một khoảng trống hoặc có mủ.

– Hơi thở có mùi hôi.

– Gặp khó khăn, đau nhức khi ăn, nhai.

Để nhận biết các dấu hiệu của bệnh nha chu, chúng ta chỉ cần quan sát tình trạng của nướu.

Để nhận biết các dấu hiệu của bệnh nha chu, chúng ta chỉ cần quan sát tình trạng của nướu.

1.3. Một số biến chứng của bệnh viêm nha chu

Vì nha chu có chức năng bảo vệ và nâng đỡ răng nên khi nha chu bị tổn thương có dẫn đến tình trạng mất răng. Bên cạnh đó, một số nghiên cứu đã chứng minh rằng vi khuẩn gây bệnh về nha chu hoàn toàn có thể xâm nhập vào các bộ phận khác và phá hủy chúng như: phế quản, phổi, tim, hoặc máu… Từ đó, bệnh có nguy cơ gây ra một số bệnh như hô hấp, viêm xương khớp, động mạch vành, thậm chí là đột quỵ.

2. Viêm nha chu có lây không?

Có thể nói, bệnh viêm nha chu không lây truyền từ người bệnh sang người khoẻ mạnh. Tuy nhiên, một số người có đặc điểm sau có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh, bao gồm:

– Mắc bệnh viêm nướu.

– Thói quen chăm sóc vệ sinh răng miệng còn kém.

– Hút hoặc nhai thuốc lá.

– Người lớn tuổi.

– Nội tiết tố thay đổi (mang thai, tiền mãn kinh…).

– Sử dụng số lượng lớn các chất kích thích, gây nghiện.

– Khả năng di truyền từ những người thân trong gia đình.

– Béo phì hoặc dinh dưỡng không đầy đủ, nhất là thiếu hụt vitamin C.

– Sử dụng một số loại thuốc làm khô miệng hoặc gây ảnh hưởng tới nướu.

– Hệ thống miễn dịch bị suy giảm (mắc bệnh bạch cầu, tiểu đường, viêm khớp, HIV/AIDS, Crohn hoặc đang trong quá trình điều trị ung thư…)

Viêm nướu có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

Viêm nướu có thể làm gia tăng nguy cơ mắc bệnh.

3. Các biện pháp giúp chẩn đoán bệnh nha chu

Để xác định chính xác người bệnh có bị bệnh nha chu hay không, cũng như mức độ nghiêm trọng của bệnh, các nha sĩ sẽ thực hiện các bước như sau:

– Trao đổi với người bệnh về tiền sử hoặc các yếu tố có thể làm xuất hiện hoặc làm các triệu chứng của bệnh nặng hơn.

– Tiến hành kiểm tra khoang miệng để tìm kiếm và đánh giá tình hình mảng bám và cao răng.

– Kiểm tra độ sâu của túi nha chu. Nếu độ sâu của túi nha chu vào khoảng 1 đến 3 mm thì nướu đang khỏe mạnh. Nếu viêm nha chu thì túi sâu hơn 4 mm.

– Thực hiện chụp X-quang để kiểm tra tình trạng mất xương.

4. Các biện pháp điều trị viêm nha chu nặng

Mục tiêu của điều trị bệnh nha chu nặng là làm sạch triệt để các túi xung quanh răng, đồng thời ngăn ngừa tổn thương cho xương xung quanh răng. Sau đây là các gợi ý về các biện pháp điều trị bệnh nha chu, bao gồm cả không phẫu thuật và phẫu thuật.

4.1. Biện pháp điều trị viêm nha chu nặng không phẫu thuật.

Nếu bệnh viêm nha chu không tiến triển, người bệnh có thể lựa chọn các phương án điều trị ít xâm lấn hơn, như:

Cạo vôi răng để loại bỏ sạch cao răng và vi khuẩn.

– Bào láng gốc răng để làm mịn bề mặt chân răng, cũng như ngăn chặn sự tích tụ của cao răng và vi khuẩn.

– Kháng sinh: Kháng sinh có thể giúp kiểm soát nhiễm khuẩn.

Cạo vôi răng là một trong những biện pháp giúp điều trị viêm nha chu nặng mà không cần phẫu thuật.

Cạo vôi răng là một trong những biện pháp giúp điều trị viêm nha chu nặng mà không cần phẫu thuật.

4.2. Biện pháp điều trị viêm nha chu nặng phẫu thuật

Trong trường hợp bệnh tiến triển, nha sĩ có thể chỉ định phương án điều trị bằng phẫu thuật nha khoa như:

– Phẫu thuật Flap surgery (giảm túi): Bằng cách rạch các đường nhỏ trong nướu, để chân răng lộ ra ngoài, giúp nha sĩ có khoảng rộng để thực hiện cạo sạch vôi và bào láng gốc răng hiệu quả hơn.

– Ghép mô liên kết lấp đầy: Nha sĩ sẽ lấy một lượng nhỏ mô ngay trong vòm miệng hoặc từ một chỗ khác để gắn vào vị trí mất nướu. Kỹ thuật này có thể giúp giảm che phủ phần chân răng bị lộ ra ngoài và tăng tính thẩm mỹ cho răng người bệnh.

– Ghép xương (Bone grafting): Đây là phương pháp phù hợp với những người bệnh có xương quanh răng đã bị phá hủy. Phương pháp này giúp ngăn ngừa tình trạng mất răng bằng cách tạo nền tảng, giữ cố định răng.

5. Phòng ngừa bệnh nha chu

Như vậy, cách tốt nhất để có thể ngăn ngừa bệnh viêm nha chu chính là thực hiện tốt công tác vệ sinh răng miệng:

– Vệ sinh răng miệng đúng cách: Đánh răng ít nhất hai lần mỗi ngày, mỗi lần hai phút, kết hợp dùng chỉ nha khoa trước khi đánh răng để tăng hiệu quả làm sạch các mảng bám và vi khuẩn.

– Khám răng định kỳ ít nhất 6 đến 12 tháng để làm sạch mảng bám/cao răng hoặc để nha sĩ có thể phát hiện sớm các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh.

Khám răng định kỳ t ít nhất 6 đến 12 tháng để làm sạch mảng bám/cao răng hoặc để nha sĩ có thể phát hiện sớm các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh.

Khám răng định kỳ t ít nhất 6 đến 12 tháng để làm sạch mảng bám/cao răng hoặc để nha sĩ có thể phát hiện sớm các yếu tố làm tăng nguy cơ gây bệnh.

Trên đây là những thông tin cơ bản về bệnh nha chu, cũng như các biện pháp giúp điều trị bệnh viêm nha chu nặng. Hy vọng rằng với những thông tin này, các bạn đã hiểu hơn về bệnh và tự biết cách phòng ngừa bệnh!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital