Dấu hiệu nhận biết và cách điều trị bệnh viêm nha chu

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Đỗ Thị Tú Anh

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt

Viêm nha chu hoặc nha chu là một trong những bệnh về răng miệng khá phổ biến hiện nay. Bệnh thường phát triển thầm kín, nếu không có phương pháp điều trị và chăm sóc sẽ dẫn đến nhiều hậu quả khó lường.

1. Định nghĩa về viêm nha chu

Viêm nha chu là tình trạng tổ chức quanh răng bị nhiễm trùng. Về lâu dài có thể ảnh hưởng đến các mô xương, khiến răng dần bị mất liên kết với các tổ chức này.
Bệnh không có giới hạn về giới tính hay tuổi tác và là một bệnh lý về răng miệng rất phổ biến ở nước ta. Trong các trường hợp không được phát hiện sớm, nó có thể gây ra các tình trạng nghiêm trọng, ảnh hưởng trực tiếp đến đời sống của người bệnh.

viêm nha chu

Viêm nha chu gây ảnh hưởng tiêu cực đến đời sống thường ngày của người bệnh

2. Nguồn gốc của bệnh

Nguyên nhân chính gây ra căn bệnh này là các mảng bám trên răng. Mảng bám răng là một lớp màng kết dính với nhau, giúp vi khuẩn có hại bám vào các bề mặt trong khoang miệng. Nếu các mảng bám này không được vệ sinh cẩn thận, có thể dẫn đến các bệnh lý về răng vô cùng nghiêm trọng.
Khi bệnh nhân không chú ý xử lý các mảng bám, về lâu dài sẽ gây tụt nướu khỏi răng, tạo nên các túi có mủ và tiêu xương ổ răng nâng đỡ răng. Thậm chí có thể gây mất răng nếu không có sự can thiệp kịp thời của các bác sĩ nha khoa.
Ngoài ra cũng có nhiều yếu tố khác như từ cấu trúc răng không đều, các biện pháp can thiệp vào răng sai cách,… Hoặc có thể xuất phát từ một số căn bệnh khiến hệ miễn dịch bị suy giảm gây nên bệnh.
Các yếu tố như môi trường sống, chế độ dinh dưỡng hay việc bệnh nhân hút thuốc lá thường xuyên, đang bị stress cũng có thể là tác nhân gây bệnh.

3. Quá trình phát triển nha chu

Căn bệnh này thường phát triển từ từ nên khi phát hiện bệnh đã phát triển nặng. Các giai đoạn có thể chia ra như sau:
Giai đoạn 1: Các mảng bám được hình thành do quá trình vệ sinh răng miệng không kĩ, tạo điều kiện cho vi khuẩn có hại bám lại, dẫn đến viêm lợi.
Giai đoạn 2: Giai đoạn này bệnh viêm lợi sẽ gây sưng phồng, chảy máu lợi. Có thể cảm nhận rõ khi chúng ta ăn hoặc vệ sinh răng miệng. Nếu được phát hiện sớm ở giai đoạn này thì hoàn toàn có thể ngăn ngừa bệnh phát triển nặng.
Giai đoạn 3: Viêm lợi không được xử lý kĩ, dẫn đến tụt nướu, gây nên các túi mủ có chứa vi khuẩn. Đây chính là giai đoạn dẫn đến nha chu.
Giai đoạn 4: Tổ chức răng bị phá hủy, khiến răng bị lung lay và có thể dẫn đến mất răng.
Giai đoạn viêm lợi có thể tạm khỏi bằng các thuốc kháng sinh khiến người bệnh lơ là. Nếu không có các biện pháp điều trị triệt để thì vẫn có khả năng tái lại bệnh và tiến đến giai đoạn sau.

4. Dấu hiệu của việc viêm nha chu

Có rất nhiều dấu hiệu từ nhẹ đến nặng về việc bạn đã bị viêm nha chu, bao gồm:
– Nướu bị sưng tấy, đau nhức
– Nướu chuyển sang đỏ sẫm, đỏ tươi thay vì hồng
– Nướu dễ bị chảy máu khi đánh răng hoặc vệ sinh khoang miệng
– Hơi thở có mùi khó chịu
– Răng dần có sự lung lay và xuất hiện túi mủ giữa răng và nướu
– Bệnh nhân thấy đau nhức khi nhai
– Loét miệng – lở miệng
– Răng thưa do răng bị lung lay, di lệch

5. Cách điều trị viêm nha chu

Trong giai đoạn viêm lợi người bệnh vẫn có thể tự chữa tại nhà. Tuy nhiên vẫn nên có những chẩn đoán từ bác sĩ để điều trị được triệt để. Khi bệnh đã chuyển sang giai đoạn sau thì việc điều trị tại nhà sẽ không còn tác dụng. Lúc này bắt buộc phải có sự can thiệp của y khoa để có các biện pháp xử lý cho từng trường hợp.

5.1 Điều trị tại nhà

Tùy vào tình trạng, người bệnh có thế áp dụng các cách sau:
– Giữ vệ sinh răng miệng: việc vệ sinh răng miệng sạch sẽ là điều rất quan trọng trong việc điều trị. Tuy nhiên người bệnh cũng nên lưu ý trong quá trình này để tránh gây lan rộng vết thương. Tránh tác động vào các vùng đang bị viêm, tổn thương; lựa chọn đúng loại bàn chải và kem đánh răng để việc vệ sinh răng miệng có hiệu quả nhất.

– Vệ sinh với nước muối
Là nguyên liệu rất phổ biến với chúng ta, muối hay nước muối luôn được sử dụng trong quá trình vệ sinh răng miệng hay các vết thương ngoài da vì khả năng kháng viêm, sát khuẩn tốt. Người bệnh nên sử dụng hỗn hợp nước muối loãng ấm để có hiệu quả tốt. Có thể dùng để súc miệng từ 3-5 lần mỗi ngày trong giai đoạn đầu của bệnh.

– Sử dụng chanh
Chanh là loại quả chứa nhiều vitamin C, kết hợp cùng với muối sẽ làm tăng khả năng diệt khuẩn. Người bệnh có thể sử dụng nước cốt chanh pha với muối, áp trực tiếp lên các vết bị viêm. Sau khi ngậm vài phút để đạt hiệu quả, người bệnh súc miệng lại thật sạch với nước để tránh gây mòn men răng. Biện pháp này có thể sử dụng 2-3 lần trong một ngày là hợp lý.

viêm nha chu

Chanh và muối là liều thuốc hiệu quả trong điều trị viêm nha chu

5.2 Điều trị bằng các phương pháp y tế

Đối với những trường hợp thuộc về giai đoạn sau, việc điều trị tại nhà sẽ trở nên vô hiệu. Thay vào đó người bệnh nên đến bệnh viện hoặc phòng khám nha khoa để được điều trị bằng các phương pháp phù hợp như:

– Sử dụng thuốc: Các thuốc kháng sinh hoặc chống viêm được các bác sĩ kê đơn cũng có thể dùng để phòng chống. Tuy nhiên biện pháp này chỉ mang tính tạm thời, bệnh hoàn toàn có thể tái phát nếu không được chăm sóc kĩ. Nếu người bệnh không chú ý sẽ thành viêm nha chu mãn tính. Ngoài ra còn có thể kêt hợp bôi thuốc chống viêm để sát khuẩn vùng nướu, lợi bị tổn thương.

– Xử lý túi nha chu, làm sạch ổ vi khuẩn ở răng: Các bác sĩ sẽ thực hiện rạch các vết nhỏ để lộ chân răng từ đó sẽ tiến hành cạo vôi và xử lý vết sưng hiệu quả hơn. Phương pháp này sẽ làm giảm kích thước của túi nha chu nhằm tạo thuận lợi để làm sạch các mảng bám có chứa vi khuẩn trên răng.

– Phẫu thuật ghép mô liên kết mềm: phẫu thuật ghép mô mềm được thực hiện nhằm hạn chế tình trạng tụt nướu và phục hồi cấu trúc xung quanh răng. Người bệnh được thay mô khác để răng được vững chắc hơn do mô nướu, đường viền nướu bị thụt xuống dưới. Cách điều trị này có thể được thực hiện ở một hoặc nhiều răng, có tác dụng làm giảm ê buốt, đồng thời đảm bảo thẩm mỹ đường viền nướu.

– Phẫu thuật ghép xương: Được áp dụng khi xương xung quanh chân răng của bệnh nhân đã bị phá hủy. Biện pháp này có khả năng ngăn ngừa nguy cơ bị mất răng bằng cách giữ răng cố định, tái tạo lại nền tảng cho xương răng.

6. Cách phòng tránh bệnh viêm nha chu

Căn bệnh này hoàn toàn có thể phòng tránh bằng cách giữ gìn, vệ sinh răng miệng.
– Lựa chọn các loại bàn chải và kem đánh răng phù hợp. Sử dụng các loại nước súc miệng sát khuẩn 2 lần sáng và tối. Nên sử dụng vào khoảng thời gian trước và sau khi ngủ để hạn chế tích cao răng.
– Khám và vệ sinh răng định kỳ 2 lần/năm để hạn chế sự tích tụ của cao răng.
– Sử dụng các loại chỉ nha khoa, tăm nước để vệ sinh răng miệng thay cho tăm truyền thống
– Ngay khi phát hiện có các dấu hiệu trên cần đến bệnh viện để điều trị triệt để

viêm nha chu

Cần kiểm tra định kỳ để phòng tránh viêm nha chu

Hy vọng bài viết bài viết đã mang đến cho bạn đọc nhiều thông tin hữu ích để phát hiện sớm và thực hiện điều trị ngay nhằm hạn chế tối đa các biến chứng nguy hiểm và bảo vệ an toàn cho sức khỏe răng miệng của bản thân.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital