Đối với những người chưa từng chụp cộng hưởng từ (hay còn gọi là chụp mri) thì chắc chắn có những băn khoăn, lo lắng nhất định. Trong đó “chụp mri có hại gì không” là câu hỏi được đặt ra nhiều nhất, cho thấy mức độ quan tâm cao về mức ảnh hưởng của phương pháp này đối với sức khỏe. Bài viết này sẽ giúp bạn tìm ra câu trả lời cũng như phần nào giảm bớt những lo lắng, e ngại nếu bạn cũng thuộc nhóm đối tượng lần đầu đi chụp mri.
Menu xem nhanh:
1. Tổng quan về phương pháp chụp mri
1.1. Chụp mri là gì?
Ung thư là căn bệnh âm thầm tiến triển một cách nguy hiểm, có dấu hiệu dễ nhầm lẫn với bệnh lý khác ở giai đoạn đầu. Do đó, bạn rất dễ chủ quan, xem nhẹ và bỏ qua. Chỉ tới khi biểu hiện nghiêm trọng hơn thì khi đi kiểm tra, chụp chiếu mới phát hiện bị ung thư.
Chụp cộng hưởng từ (hay còn gọi là chụp mri) là phương pháp khám chuyên sâu sử dụng từ trường và sóng vô tuyến nhằm thu lại hình ảnh về mô hoặc cơ quan cần khảo sát. Máy MRI có khả năng tạo ra nhiều hình ảnh đa chiều, cho phép quan sát và đánh giá khách quan nhất. Dựa vào kết quả chụp, bác sĩ có thể phát hiện những tổn thương hay khối u có kích thước rất nhỏ bên trong cơ thể. Từ đó giúp bắt bệnh chính xác, không bỏ sót bất kỳ tổn thương nào.
Chụp cộng hưởng từ có những ưu điểm:
– Không sử dụng tia X nên độ an toàn cao. Đảm bảo an toàn cho cả phụ nữ mang thai và thai nhi.
– Kết quả chụp có độ tương phản cao, chi tiết giải phẫu rõ nét giúp pháp hiện chính xác các tổn thương bên trong cơ thể.
– Kết quả chụp sẽ giúp định hướng xác định là u lành tính hay ác tính.
– Quy trình chụp đơn giản, chỉ cần nằm lên bàn chụp và giữ nguyên tư thế. Đồng thời nín thở (nếu có yêu cầu từ kỹ thuật viên) trong suốt quá trình thực hiện.
– Chi phí chụp MRI trong các gói tầm soát ung thư sẽ tiết kiệm hơn so với thực hiện lẻ.
1.2. Chụp mri cho các bộ phận nào?
Cộng hưởng từ toàn thân không sử dụng tia xạ mà thu lại hình ảnh chính xác các bệnh lý ở các cơ quan trong cơ thể, bao gồm:
– Ở vùng đầu: phát hiện các u vùng hàm mặt, các khối bất thường ở sọ não, thoái hóa não,… Phát hiện các bệnh lý phình động mạch não và hẹp tắc động mạch não, hẹp mạch trong sọ và ngoài sọ.
– Ở vùng cổ: khảo sát phần mềm vùng cổ, phát hiện u tuyến giáp, tuyến nước bọt, u hầu họng.
– Lồng ngực: phát hiện u phổi, hình thái của tim, u trung thất.
– Ổ bụng: phát hiện sớm u gan, thận, tụy, phúc mạc…
– Xương cột sống: đánh giá tổn thương từ cột sống cổ, ngực cho tới thắt lưng, đánh giá tổn thương cùng cụt và các dây thần kinh cạnh cột sống. Phát hiện và đánh giá mức độ thoát vị địa đệm, ung thư cột sống.
– Chậu hông (tiểu khung): đánh giá xương chậu, khớp háng, bàng quang, đại trực tràng, tử cung và buồng trứng ở nữ, tiền liệt tuyến ở nam,…
2. Chụp mri có hại gì không?
Với những người lần đầu chụp cộng hưởng từ sẽ có thắc mắc lớn nhất đó là “Việc chụp mri có hại gì không?”. Từ đó sẽ nảy sinh lo lắng, e ngại và đôi khi tưởng rằng phương pháp này cũng tương tự như chụp X-quang
Vì chụp cộng hưởng từ không sử dụng tia X nên không gây nhiễm xạ cho người bệnh. Điều này an toàn với cả phụ nữ có thai và thai nhi. Việc gặp phải tác dụng phụ do chụp MRI là rất hiếm.
Tuy nhiên, một vài trường hợp có tiêm thuốc cản quang thì có thể gây buồn nôn, đau đầu hoặc nóng rát tại vị trí tiêm. Nếu bạn cũng gặp các triệu chứng tương tự sau khi tiêm thì nên báo ngay cho kỹ thuật viên hoặc bác sĩ trong phòng chụp để kịp thời kiểm tra.
3. Để đảm bảo an toàn trong quá trình chụp cần lưu ý điều gì
– Trước khi chụp:
+ Ăn uống và sử dụng các loại thuốc được kê đơn như bình thường. Tuy nhiên nếu bác sĩ có yêu cầu không ăn uống gì ít nhất 4 tiếng trước khi chụp thì cần tuân theo.
+ Trả lời bảng câu hỏi khảo sát sức khỏe hiện tại và tiền sử bệnh lý đầy đủ và chính xác.
+ Lắng nghe cẩn thận khi nhân viên y tế sẽ giải thích thêm một lần nữa về lợi ích, nguy cơ, các bước chụp mri,…
+ Thay trang phục chuyên dùng cho chụp cộng hưởng từ trước khi bước vào phòng mri.
– Trong khi chụp:
+ Cố gắng giữ yên tư thế cho tới khi kỹ thuật viên thông báo kết thúc. Bởi hình ảnh thu lại có rõ nét hay không phụ thuộc vào điều này rất nhiều.
+ Đeo tai nghe vừa để hạn chế tiếng ồn trong lồng máy, vừa để nghe được hướng dẫn của kỹ thuật viên rõ hơn.
– Sau khi chụp cộng hưởng từ:
+ Có thể ăn uống, đi lại, vận động nhẹ nhàng
+ Không nên tự lái xe về nếu có tiêm thuốc cản quang. Hãy có người nhà đi cùng hỗ trợ.
4. Mách bạn chọn cơ sở chụp mri uy tín
Hiện nay có không ít cơ sở y tế có dịch vụ chụp cộng hưởng từ. Tuy nhiên bạn cần tìm hiểu, tham khảo kỹ càng trước khi lựa chọn. Một số yếu tố sau để giúp bạn nhận biết địa chỉ đó có uy tín hay không là:
– Lưu lượng khách tới khám có đông và duy trì không. Nếu mỗi ngày đều đặn với lượng khách nhất định tức là địa chỉ đó được nhiều người đánh giá tốt, tin cậy tìm đến.
– Các bài review, đánh giá từ khách hàng từng thăm khám tại đó có tốt không. Nếu bạn tìm thấy được nhiều bài chia sẻ kinh nghiệm với mức độ đánh giá cao thì hoàn toàn yên tâm khi lựa chọn.
– Trang thiết bị máy móc có hiện đại, đạt tiêu chuẩn quốc tế hay không. Hãy lựa chọn cơ sở y tế có sự đầu tư vào máy móc y tế công nghệ cao. Điều này ảnh hưởng rất lớn tới kết quả, giúp tối ưu kết quả chính xác.
Ở Hà Nội, bạn có thể tham khảo qua Hệ thống y tế Thu Cúc TCI về dịch vụ chụp cộng hưởng từ. Ở đây sở hữu dàn máy chụp cộng hưởng từ mri thế hệ mới giúp quy trình diễn ra nhanh chóng, chính xác, đồng bộ, tiết kiệm thời gian của bạn.
Trên đây là thông tin giải đáp thắc mắc “chụp mri có hại gì không” cùng một số lưu ý giúp quá trình thực hiện đảm bảo an toàn nhất. Hy vọng bạn phần nào bớt được những lo lắng ban đầu để quá trình thăm khám diễn ra thuận lợi