Bạch cầu có vai trò quan trọng trong quá trình phát triển của cơ thể. Bạch cầu có những điểm bất thường cảnh báo cơ thể gặp vấn đề, nhất là trẻ nhỏ. Vậy, chỉ số bạch cầu bình thường ở trẻ là bao nhiêu?
Menu xem nhanh:
1. Chỉ số bạch cầu bình thường của các bé
Chức năng chung của bạch cầu là chống lại các tác nhân xâm nhập vào bên trong cơ thể. Nó có những đặc tính như: xuyên mạch, tức tự biến đổi hình dạng để chui qua các tế bào nội mô mạch máu; vận động, giống như a-míp để đi đến các tổ chức cần nó; hóa ứng động, tức là khi bạch cầu bị hấp dẫn đến vị trí tổn thương khi có các hóa chất được phóng ra bởi các tế bào tổn thương hoặc vi khuẩn, khi có các phức hợp miễn dịch; thực bào, là khi bắt các vật lạ đưa vào trong bào tương rồi sẽ tiêu hóa chúng.
Trên thực tế, số lượng bạch cầu thay đổi theo tuổi, khi trẻ càng nhỏ thì số lượng bạch cầu sẽ cao hơn so với những trẻ lớn. Cụ thể:
– Ở trẻ sơ sinh sẽ là từ 10.000 – 30.000/mm3 (10 – 30 X 109/L).
– Ở trẻ < 1 tuổi sẽ là 10.000 – 12.000/mm3 (10 – 12 X 109/L).
– Ở trẻ > 1 tuổi sẽ là 6.000 – 8.000/mm3 (6 – 8 X 109/L).
Đồng thời, công thức bạch cầu cũng sẽ thay đổi dần theo tuổi. Cụ thể :
1.1.Ở bạch cầu hạt trung tính
Với trẻ sơ sinh trong những giờ đầu sau sinh sẽ là 65%. Từ ngày thứ 5 – 7 sẽ là 45%; Với trẻ từ 9 – 10 tháng sẽ là 30% ; Với trẻ từ 5 – 7 tuổi sẽ là 45% ; với trẻ 14 tuổi sẽ là 65%.
1.2.Ở bạch cầu lympho
Với trẻ sơ sinh trong những giờ đầu sau sinh sẽ là 20 – 30% ; ngày thứ 5 – 7 sẽ là 45% ; với trẻ 9 – 10 tháng sẽ là 60% ; với trẻ 5 – 7 tuổi: 45%; với trẻ 14 tuổi: 30%.
1.3.Ở bạch cầu ưa acid
Chỉ số bạch cầu bình thường là 2% ; bạch cầu đơn nhân là 6 đến 9% ; bạch cầu ưa kiềm là 0,1 – 1%.
2. Tăng bạch cầu cảnh báo bệnh gì?
Tăng số lượng bạch cầu trong máu là phản ứng bình thường của cơ thể khi trong cơ thể xuất hiện một tình trạng viêm nhiễm, nhiễm trùng. Và khi bị nhiễm khuẩn huyết, chắc chắn số lượng bạch cầu trong máu sẽ tăng và còn tăng rất cao vì bạch cầu tham gia bảo vệ cơ thể, tiêu diệt các tác nhân gây bệnh. Nếu thực sự bé bị nhiễm trùng máu thì đó là một tình trạng khá nặng và cần phải được nhập viện để chữa trị tích cực.
Nếu không chữa trị tốt, các vi khuẩn có thể theo đường máu đi tới mọi nơi và gây viêm nhiễm ở nhiều cơ quan, bộ phận khác nhau: viêm phổi, viêm não, viêm màng não, viêm đường tiết niệu, viêm cơ,… Bệnh nhiễm trùng không phải là bệnh ung thư. Bạn nên đưa bé đến khám tại các bệnh viện đa khoa từ tuyến tỉnh trở nên là những nơi có khả năng chữa trị được các bệnh nhiễm trùng nặng như nhiễm khuẩn huyết.