Viêm âm đạo luôn là căn bệnh có thể đi kèm rất nhiều triệu chứng khó chịu, làm ảnh hưởng không nhỏ tới cuộc sống, sinh hoạt và sức khỏe của người phụ nữ. Một trong những triệu chứng khiến người bệnh không thể “yên ổn” khi chung sống với căn bệnh này là tình trạng viêm loét môi lớn. Vậy để điều trị, khắc phục tổn thương, viêm loét này có đơn giản không?
Menu xem nhanh:
1. Thế nào là tình trạng viêm loét môi lớn?
Chỉ cần nghe tới, chị em phụ nữ đã có thể cảm nhận được sự khó chịu, đau đớn mà tình trạng viêm âm đạo, kèm theo loét môi lớn để lại. Môi lớn là hai lớp da bắt đầu kéo dài từ gò mu xuống ngay trước hậu môn. Môi lớn thường bao bọc ngoài môi bé, tạo thành lớp môi âm hộ. Bao phủ môi lớn là lớp lông mu.
– Về màu sắc, môi lớn thường có màu tương đồng với da người. Tuy nhiên, màu sắc bên trong lại có thể là màu hồng, nâu, hơi xám.
Quan sát ngoài cơ quan sinh dục của phụ nữ, chúng ta có thể dễ dàng nhìn và phân biệt cả môi lớn và môi bé. Chúng ở vị trí kề nhau, cùng bảo vệ, bao bọc các cơ quan sinh dục bên trong.
– Về hình dáng, môi lớn kề sát môi bé, tạo thành hình đôi môi nằm dọc.
– Về cấu tạo, môi lớn có vị trí ngoài cùng, bao bọc toàn bộ các cơ quan sinh dục nữ. Môi lớn được tạo thành từ da và mô mỡ, mọc kéo dài sang hai bên âm hộ, tạo thanh khe giữa.
Kích thước môi lớn dài khoảng 7 đến 9cm, khá rộng và nhiều. Chiều dài của môi lớn khoảng từ 7 đến 9cm. Diện tích rộng và khá nhiều thịt. Phía trong là môi bé dài từ 4 đến 5cm. Là bộ phận nằm ở vị trí ngoài cùng, môi lớn có nhiệm vụ chính là bảo vệ, bao bọc một phần hoặc toàn bộ các phần khác trong âm hộ, âm đạo. Đây cũng là bộ phận giúp đảm bảo độ ẩm tự nhiên, hạn chế để các tác nhân gây viêm nhiễm làm ảnh hưởng tới âm đạo.
Tuyến mồ hôi và tuyến dầu có rất nhiều trong môi lớn. Trong quá trình phát triển của người con gái, sẽ có rất nhiều lông mu phát triển và mọc tại môi lớn. Hai môi lớn nằm sát nhau, cùng với một số sợi cơ, bó cơ tạo thành tầng sinh môn. Vì vậy, môi lớn còn công dụng kích thích, đẩy cảm xúc trong quan hệ tình dục. Đây cũng là cơ quan nối âm đạo với lỗ hậu môn. Bởi đây là cơ quan nằm bên ngoài âm đạo, giúp hạn chế các tác nhân gây viêm nhiễm nên việc bị tổn thương do các tác nhân này rất dễ xảy ra. Không cẩn thận trong vệ sinh, không chú ý trong sinh hoạt, môi lớn cũng có thể bị nhiễm nấm, tạp khuẩn, trùng, khuẩn gây hại, dẫn tới việc bị viêm loét.
Viêm loét khiến môi lớn bị ảnh hưởng nhiều, gây ra tình trạng tổn thương bề mặt. Phần môi lớn chủ yếu là các mô mỡ, da nên khi bị loét, viêm sẽ gây cảm giác đau đớn, khó chịu vô cùng.
2. Những nguyên nhân nào dẫn đến việc viêm loét môi lớn? Triệu chứng bệnh ra sao?
Viêm âm đạo có loét môi lớn là một trong những biểu hiện dễ nhận thấy của viêm nhiễm phụ khoa do các tác nhân khác nhau gây ra. Bởi vậy, nguyên nhân, biểu hiện của vấn đề này cũng tương tự như ở những bệnh nhân viêm âm đạo.
2.1. Những nguyên nhân nào dẫn đến việc viêm loét môi lớn?
Theo các bác sĩ chuyên khoa, tình trạng viêm loét môi lớn có thể xuất phát từ một số vấn đề sau:
– Viêm loét môi lớn do vi khuẩn gây viêm âm đạo: Do môi lớn có chức năng giữ độ ẩm tự nhiên cho âm đạo nên vi khuẩn rất dễ trú ngụ ở đây. Thông thường, các loại vi khuẩn trong âm đạo gồm lợi khuẩn và các loại khuẩn khác vẫn cùng tồn tại với mức độ phù hợp. Tuy nhiên, trường hợp vi khuẩn kỵ khí phát triển nhiều hơn, sự cân bằng, ổn định của môi trường âm đạo, pH tự nhiên cũng mất đi, khiến cho vùng môi này bị khuẩn gây hại tấn công, gây viêm loét. Tác nhân này thường xuất phát từ quan hệ tình dục, nhất là với những đối tượng không chú ý vấn đề an toàn khi quan hệ.
– Nhiễm nấm: Nấm Candida albicans thường phát triển trong âm đạo do môi trường ở đây cực kỳ phù hợp với các đặc tính của chúng. Tuy nhiên, khi số lượng nấm tăng sinh quá nhiều, chúng có thể tấn công tới các khu vực ẩm ướt ngoài âm đạo, đặc biệt là các vùng da, lông rậm rạp như môi lớn.
Nấm Candida dễ phát triển, gây viêm loét rộng và sâu. Bệnh cũng có khả năng tái phát đi tái phát lại nếu người bệnh không điều trị dứt điểm ngay từ đầu.
– Viêm âm đạo do nhiễm trùng Trichomonas: Trùng roi Trichomonas vagis là loại ký sinh trùng đơn bào, lây truyền qua quan hệ tình dục không an toàn. Đặc biệt, loại ký sinh trùng này không gây ra triệu chứng đặc biệt trong giai đoạn đầu. Sau một thời gian, trùng tấn công sâu hơn, vùng âm đạo, âm hộ mới xuất hiện các triệu chứng viêm nhiễm đặc trưng, khiến người bệnh bỏ lỡ giai đoạn điều trị phù hợp.
– Viêm loét do các tác nhân gây kích ứng: Các sản phẩm sử dụng cho âm đạo như dung dịch vệ sinh, các loại xịt thơm, xà bông,… khi tiếp xúc với môi lớn có thể gây ra các phản ứng kích thích tới các mô, dẫn đến viêm, sưng, loét.
– Viêm loét do mụn sinh dục, rận mu: Mụn sinh dục có thể hình thành và phát triển tại môi lớn do đây là bộ phận có nhiều tuyến mồ hôi, tuyến dầu, lại được bao phủ bởi lớp lông mu dày. Ngoài ra, lớp lông mu cũng là nơi trú ngụ lý tưởng của rận mu, một trong những tác nhân gây viêm ngứa, loét các môi, âm hộ, âm đạo.
– Viêm loét do các tác nhân lây qua đường tình dục: Ngoài Trichomonas, các loại khuẩn, bệnh khác lây qua đường sinh dục như virus herpes, khuẩn giang mai, lậu,… cũng là nguyên nhân khiến cho môi lớn bị lở loét, tổn thương.
2.2. Triệu chứng của viêm loét môi lớn như thế nào?
Loét sinh dục, viêm loét môi lớn có thể xuất hiện dưới dạng một hoặc nhiều vết loét khá nông, có viền nổi rõ, phần trên có lớp giả mạc màu xám hoặc vảy nâu xám. Loét càng sâu thì quầng đỏ xung quanh càng rõ ràng hoặc xuất hiện tình trạng phù nề môi lớn. Viêm loét có thể làm nổi hạch ở bẹn hoặc hai bên vùng kín. Nếu nhiễm trùng, bệnh nhân còn có thể bị sốt do phản ứng của cơ thể.
Bên cạnh đó, vết loét môi lớn cũng khác nhau do căn nguyên, tác nhân gây bệnh, đặc biệt là các tác nhân bệnh xã hội, sinh dục.
– Viêm loét do khuẩn giang mai: Vết loét thường nông, bầu dục hoặc tròn, có viền ranh giới rõ ràng, đáy phẳng, không bờ, không ngứa hay đau và thường chỉ có một vết. Loét có thể kèm theo hạch ở các vị trí lân cận.
– Viêm loét do khuẩn: Vết loét có nhiều mủ, rất đau, có hạch bẹn sưng to, có thể kèm theo mủ trong hạch.
– Vết loét do virus herpes: Xuất hiện dưới dạng một đám mụn nước nhỏ, có thể vỡ và tạo thành vết trợt nông, có cảm giác ngứa rát, khả năng tái phát là rất cao. Tình trạng này, hạch cũng có thể xuất hiện hai bên bẹn.
3. Điều trị viêm loét tại môi lớn như thế nào?
Việc điều trị viêm âm đạo hay loét môi lớn cần bắt nguồn từ việc cải thiện viêm, sau đó làm lành vết thương và ngăn ngừa nguy cơ tạo thành sẹo.
Đầu tiên, người bệnh có thể được bác sĩ chuyên khoa chỉ định điều trị tại chỗ để cải thiện những phần bị viêm loét, giảm các triệu chứng khó chịu. Các loại thuốc được sử dụng bao gồm kem kháng sinh, các loại thuốc bôi chống nhiễm khuẩn và có tác dụng giảm đau như acid fucidic, mỡ corticoid hoặc lidocaine gel 2%, điều trị liên tục trong vòng 7 đến 10 ngày.
Đối với những bệnh nhân có triệu chứng nghiêm trọng hoặc nhiễm khuẩn, viêm loét môi lớn do các loại khuẩn, bệnh lây qua đường tình dục, bệnh xã hội cần điều trị toàn thân:
– Nhóm giảm đau, kèm theo thành phần chống viêm non-steroid như: Paracetamol, acetaminophen,…
– Các loại kháng sinh đường uống có khả năng phòng ngừa bội nhiễm.
– Các loại thuốc có chứa corticoid, thường chỉ định cho các bệnh nhân không đáp ứng tốt với tác dụng của thuốc bôi.
Ngoài ra, người bệnh cũng nên chú ý một số vấn đề sau trong thời gian điều trị để tối ưu quá trình, hiệu quả, rút ngắn các giai đoạn điều trị.
– Tuân thủ nghiêm túc, đầy đủ phác đồ điều trị, sao cho phòng ngừa tốt các biến chứng và không bị lây nhiễm ngược.
– Tái khám theo lịch đã hẹn và lộ trình bác sĩ vạch ra.
– Loét môi lớn có thể tạo điều kiện cho các tác nhân gây viêm tấn công mạnh mẽ hơn. Vì vậy, cần chú ý giữ vệ sinh cơ quan sinh dục, vùng kín, cẩn trọng trong mọi điều nhỏ nhất, từ dùng dung dịch vệ sinh đến việc sử dụng đồ lót, khăn vệ sinh như thế nào.
– Tình dục an toàn, chú ý dùng biện pháp khi quan hệ. Khi viêm loét trở nặng, nghiêm trọng, người bệnh có thể cần kiêng quan hệ để tránh tổn thương môi lớn, cơ quan sinh dục sâu hơn.
– Khi được chẩn đoán viêm loét do bệnh xã hội, bệnh sinh dục, cần báo vợ/chồng/bạn tình biết tình trạng của bạn và áp dụng điều trị cho cả 2 người.
Như vậy, viêm loét môi lớn có thể là triệu chứng của viêm nhiễm phụ khoa, cũng có thể là biểu hiện của các bệnh xã hội nguy hiểm. Việc điều trị từ sớm là cần thiết để tránh tổn thương lan rộng, tránh làm ảnh hưởng đến chất lượng cuộc sống, sức khỏe phụ khoa và thậm chí là khả năng mang thai, sinh con sau này. Chị em cũng nên lưu ý khám phụ khoa thường xuyên, kịp thời phát hiện những biểu hiện bất thường để có giải pháp cải thiện phù hợp, kịp thời.