Rối loạn kinh nguyệt có quan hệ được không là chủ đề nhận được sự quan tâm của rất nhiều chị em phụ nữ. Vậy quan hệ khi đang bị rối loạn kinh nguyệt nên hay không nên, tác động đến sức khỏe như thế nào? Hãy cùng theo dõi bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI để có câu trả lời nhé!
Menu xem nhanh:
1. Rối loạn kinh nguyệt và những điều chị em cần biết
1.1 Nguyên nhân gây nên chứng rối loạn kinh nguyệt
Có rất nhiều yếu tố dẫn đến tình trạng rối loạn kinh nguyệt ở chị em phụ nữ, chủ yếu xuất phát từ sự thay đổi trong cơ thể cũng như chế độ ăn uống chưa đảm bảo khoa học. Có thể kể đến một số nguyên nhân chính phổ biến như:
- Việc xác định nguyên nhân gây ra rối loạn kinh nguyệt sẽ giúp chị em có phương pháp điều trị phù hợp.
– Rối loạn nội tiết tố: Những thay đổi về nội tiết tố, đặc biệt là estrogen và progesterone, có thể ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của phụ nữ. Ví dụ như khi cân nặng tăng hoặc giảm, hoặc khi bị stress mạnh, nội tiết tố có thể bị thay đổi và gây ra rối loạn kinh nguyệt.
– Stress: Căng thẳng qúa mức là một trong những nguyên nhân phổ biến dẫn đến rối loạn kinh nguyệt. Khi bạn bị stress, cơ thể sẽ sản xuất ra cortisol – một hormone ảnh hưởng đến chu kỳ kinh nguyệt của bạn.
– Chế độ ăn uống thiếu khoa học: Dinh dưỡng trong cơ thể có sự thiếu hụt như: thiếu vitamin và khoáng chất, cơ thể không được cung cấp đầy đủ calories gây ảnh hưởng đến việc sản sinh hormone cần thiết cho quá trình rụng trứng, điều này cũng có thể gây rối loạn kinh nguyệt. Chẳng hạn, thiếu sắt có thể dẫn đến kinh nguyệt kém và dài hơn so với bình thường.
– Do sử dụng thuốc: Một số loại thuốc như thuốc tránh thai và thuốc chống trầm cảm có thể gây rối loạn kinh nguyệt.
– Do mắc một số bệnh lý: Một số bệnh lý như bệnh lý tuyến giáp, bệnh lý buồng trứng đa nang và u xơ tử cung cũng có thể gây ra rối loạn kinh nguyệt.
– Các yếu tố khác: Các yếu tố khác như tác động của môi trường, thay đổi nhiệt độ, tuổi tác, tình trạng sức khỏe tổng thể và hoạt động thể chất cũng có thể góp phần dẫn đến rối loạn kinh nguyệt.
1.2 Các kiểu rối loạn kinh nguyệt chị em thường gặp
Rối loạn kinh nguyệt là một vấn đề phổ biến ảnh hưởng đến sức khỏe và chất lượng cuộc sống của nhiều phụ nữ. Với nhiều nguyên nhân khác nhau, chị em phụ nữ sẽ gặp phải các kiểu rối loạn kinh nguyệt dưới đây:
- Rối loạn kinh nguyệt xuất hiện với nhiều kiểu khác nhau
– Kinh thưa: chu kỳ kinh nguyệt kéo dài hơn 39 ngày, có thể do buồng trứng yếu hơn bình thường, khiến quá trình tiết hormone cũng bị cản trở. Điều này ảnh hưởng đến khả năng sinh sản, chị em nên khám bác sĩ nếu tình trạng này kéo dài.
– Kinh mau: chu kỳ kinh nguyệt ít hơn 24 ngày, có thể gây khó thụ thai hoặc dễ sảy, nguyên nhân có thể do chức năng buồng trứng yếu hoặc mất cân bằng nội tiết.
– Kinh nguyệt kéo dài (rong kinh): là khi kỳ “đèn đỏ” dài hơn 8 ngày, có thể do nội tiết tố không ổn định hoặc do các bệnh ở tử cung.
– Kinh nguyệt ngắn: kéo dài trong 1-2 ngày với lượng máu kinh ít, có thể do áp lực tâm lý, nội mạc tử cung không đủ dày hoặc rối loạn nội tiết tố.
– Kinh nguyệt không đều cũng có thể là rối loạn nội tiết hoặc dấu hiệu chị em chuẩn bị bước sang thời kỳ mãn kinh.
Khi phát hiện ra các triệu chứng bất thường trong chu kỳ kinh nguyệt, chị em cần xác định được nguyên nhân dẫn đến tình trạng này để có phương pháp điều chỉnh phù hợp. Đồng thời, nếu tình trạng rối loạn kinh nguyệt diễn ra thường xuyên và kéo dài thì cần phải đến bác sĩ để tiến hành thăm khám và điều trị kịp thời.
2. Rối loạn kinh nguyệt ảnh hưởng như thế nào đến sức khỏe chị em phụ nữ?
Một số ảnh hưởng của rối loạn kinh nguyệt đến sức khỏe chị em phụ nữ có thể kế đến như:
– Gây nên tình trạng thiếu máu: Khi máu kinh nguyệt ra quá nhiều sẽ dẫn đến hiện tượng thiếu máu, phổ biến ở phụ nữ tiền mãn kinh, khi mất >80ml máu trong mỗi chu kỳ hành kinh. Thiếu máu nặng hoặc nhẹ cũng ảnh hưởng đến quá trình vận chuyển oxy trong máu dẫn đến cơ thể mệt mỏi, chóng mặt, da dẻ xanh xao, thiếu máu lên não thậm chí dẫn đến nguy cơ gặp các vấn đề về tim.
– Sức khỏe sinh sản của chị em phụ nữ bị ảnh hưởng trực tiếp
Rối loạn kinh nguyệt có thể là dấu hiệu của một số bệnh lý phụ khoa như: u xơ tử cung, u nang buồng trứng, polyp cổ tử cung. Rối loạn kinh nguyệt kéo dài sẽ khiến cho vùng kín luôn trong tình trạng dễ bị nhiễm khuẩn gây nên viêm nhiễm phụ khoa.
– Ảnh hưởng đến sức khỏe tinh thần và sắc đẹp của phái nữ
Phụ nữ bị rối loạn kinh nguyệt thường kéo theo làn da thiếu sức sống, xuống sắc, tâm trạng thất thường và dễ cáu gắt.
3. Bị rối loạn kinh nguyệt thì có quan hệ tình dục được không?
Thực tế, có thể quan hệ tình dục trong khi đang bị rối loạn kinh nguyệt, tuy nhiên điều này phụ thuộc vào từng trường hợp cụ thể. Trong trường hợp rong kinh hoặc lượng máu trong chu kỳ kinh quá nhiều, nếu quan hệ tình dục có thể gây ra tình trạng viêm nhiễm, dễ xảy ra tình trạng chảy máu hoặc tổn thương trong khi quan hệ. Chị em không nên quan hệ khi chứng rối loạn kinh nguyệt xảy ra kèm với tình trạng ngứa rát, mọc mụn hay các vấn đề bất thường do bệnh phụ khoa gây nên
- Hãy tiến hành thăm khám phụ khoa định kỳ để có phương pháp điều chỉnh phù hợp nhất.
Nếu bạn đang bị rối loạn kinh nguyệt và muốn quan hệ tình dục, hãy tìm hiểu kỹ về tình trạng của mình và tư vấn với bác sĩ để biết thêm thông tin chính xác. Các bác sĩ có thể đưa ra lời khuyên về cách quan hệ tình dục an toàn và giảm thiểu rủi ro trong trường hợp kinh nguyệt không đều hoặc quá nhiều. Đồng thời, nếu bạn đang dùng thuốc điều trị rối loạn kinh nguyệt thì tránh quan hệ tình dục có thể áp dụng nhằm giảm tác động đến hiệu quả của thuốc.
Qua những thông tin trên đây, hy vọng chị em đã hiểu rõ về tính chất của hiện tượng rối loạn kinh nguyệt đồng thời có câu trả lời cho câu hỏi “rối loạn kinh nguyệt có quan hệ được không?” Nếu còn bất cứ thắc mắc nào liên quan đến rối loạn kinh nguyệt, các chị em phụ nữ vui lòng liên hệ Thu Cúc TCI để được hỗ trợ nhanh chóng nhé!