Tham khảo ngay chế độ ăn cho người bị đại tràng nên ăn gì, kiêng gì để tốt cho sức khỏe, Giúp giảm các triệu chứng đồng thời hỗ trợ cải thiện tình trạng bệnh.
Menu xem nhanh:
1. Chế độ ăn cho người bị đại tràng nên ăn gì
Viêm đại tràng là bệnh nguy hiểm, có thể khiến cơ thể suy nhược do việc hấp thụ các chất dinh dưỡng bị cản trở do các vết loét ở ruột già gây ra. Người bệnh không thể ăn mọi thứ vì có khả năng khiến bệnh nặng hơn, không tốt cho quá trình điều trị.
2. Chế độ ăn cho người bị đại tràng nên kiêng gì
2.1 Chế độ ăn cho người bị đại tràng bị táo bón
Khi người bị bệnh đại tràng có triệu chứng táo bón thì cần bổ sung các loại rau củ quả chứa nhiều chất xơ, vitamin và muối khoáng. Nên chia bữa ăn thành nhiều lần trong ngày, tránh dồn ép tại đại tràng không hoạt động kịp.
Các loại rau xanh như rau cải, rau ngót, rau muốn, các loại củ quả như bí đao và nước ép được khuyến khích trong trường hợp người bệnh táo bón.
2.2 Chế độ ăn cho người bị đại tràng bị tiêu chảy
Khi người bệnh có triệu chứng tiêu chảy thì chế độ ăn không nên có chứa nhiều rau xanh chứa chất xơ. Vị khả năng cao chất xơ cọ vào các vết viêm loét đại tràng. Nên ăn thức ăn được nấu chín hoàn toàn, tránh sự xâm nhập của các vi khuẩn có hại, kích thích tình trạng tiêu chảy kéo dài và khó khắc phục hơn.
2.3 Chế độ ăn cho người bị đại tràng không khó khăn trong đại tiện
Khi người bệnh đại tràng không gặp vấn đề trong việc đại tiện, không xuất hiện các cơn đau thì chỉ cần tập trung bổ sung đầy đủ dinh dưỡng nhất cho cơ thể. Tránh các loại đồ ngọt, thức ăn dầu mỡ, đồ ăn tái sống…
Thực hiện ăn chín, uống sôi để đảm bảo vi khuẩn lạ không xâm nhập. Đặc biệt chú ý ăn nhiều trái cây nhưng phải rửa sạch và gọt vỏ kỹ càng trước khi ăn.
Người mắc đại tràng nên bổ sung nhiều thực phẩm giàu axit béo omega 3 (các loại cá, quả óc chó, hạnh nhân…), các loại thực phẩm chứa men vi sinh probiotic (sữa chua không đường, miso và dưa cải), bột yến mạch… Đây đều là những thực phẩm dưỡng chất giàu dinh dưỡng lại dễ tiêu hóa, nhiều chất chống oxy hóa cho cơ thể.
3. Nguyên tắc xây dựng chế độ ăn cho người bị đại tràng
Người bị viêm đại tràng có nguy cơ suy dinh dưỡng, tuy nhiên không nên bồi bổ bằng cách ăn thật nhiều đồ bổ dưỡng mà nên dựa theo tình trạng bệnh để xây dựng thực đơn dinh dưỡng sao cho khoa học.
– Protein: Đảm bảo lượng đạm nạp vào cơ thể trên 60g mỗi ngày
– Chất béo: Hạn chế mỡ động vật, thức ăn nhiều dầu mỡ. Nạp vào cơ thể không quá 15g/ngày.
– Hàm lượng chất xơ tùy thuộc vào tình trạng bệnh
– Năng lượng nạp vào cơ thể không thấp hơn 1600 calo trong 24 giờ
– Ngoài ra phải luôn bổ sung nước cho cơ thể từ 6-8 ly nước mỗi ngày tương đương 1,6-2 lít nước
Bên cạnh kiểm soát hàm lượng dinh dưỡng đưa vào cơ thể, việc đảm bảo an toàn vệ sinh trong quá trình ăn uống cũng nên được quan tâm.
– Không nên ăn nhiều trứng, sữa, thực phẩm giàu đạm, rượu, cà phê, nước có gas, dưa cà… vì những thực phẩm này gây tình trạng đầy hơi, căng cứng bụng.
– Không nên ăn thức ăn dạng cứng như hạt, măng khô… khiến đại tràng làm việc vất vả hơn bình thường, ảnh hưởng đến vết viêm
– Không nên ăn quá nhiều món cay, xào, lẩu rán… Thay vào đó nên ăn đồ luộc, hấp nhiều hơn, tốt cho hệ tiêu hóa chưa hồi phục.
– Không nên ăn thực phẩm chế biến sẵn vì không được đảm bảo vệ sinh an toàn thực phẩm. Thực phẩm chế biến sẵn có thể chứa nhiều vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể, khiến tình trạng viêm loét đại tràng nghiêm trọng hơn.
4. Lưu ý chế độ ăn người bị đại tràng thế nào cho hợp lý
Một số vấn đề cần lưu ý về chế độ ăn cho người bị đại tràng:
– Đảm bảo cung cấp đủ dinh dưỡng: Viêm đại tràng khiến người bệnh khó hấp thu dinh dưỡng, gây nên tình trạng sụt cân đột ngột trong một thời gian ngắn và tăng nguy cơ mắc bệnh suy dinh dưỡng. Bởi vậy nên nếu mắc viêm đại tràng, cần có chế độ ăn đủ chất dinh dưỡng theo nhóm tuổi, theo giới, theo mức lao động. Chế độ ăn khoảng 30-35 Kcal/kg cân nặng.
– Chia nhỏ khẩu phần ăn: Người mắc viêm đại tràng thường dễ chịu khi chia nhỏ khẩu phần ăn hàng ngày. Chia nhỏ bữa ăn làm tăng khả năng hấp thụ dinh dưỡng từ thực phẩm hơn.
– Tập ghi chép nhật ký dinh dưỡng: Người mắc viêm đại tràng nên ghi vào sổ những thực phẩm tốt và không tốt cho hệ tiêu hóa để có chế độ ăn hợp lý, duy trì cơ thể khỏe mạnh.
– Hạn chế các thực phẩm gây dị ứng: Nếu người bệnh bị dị ứng với thực phẩm nào đó thì nên thay thế bằng thực phẩm khác với hàm lượng dinh dưỡng tương đương để cơ thể không bị thiếu dưỡng chất.
– Duy trì đủ nước cho cơ thể: Mỗi ngày 1.6-2 lít nước tương đương với 6-8 ly nước, mỗi ly khoảng 240ml.
Người bệnh nên ăn những loại thực phẩm nhẹ nhàng, dễ ăn dễ tiêu, không làm tăng gánh nặng lên đại tràng. Viêm đại tràng nên tránh xa các loại thực phẩm chế biến sẵn, đồ uống có cồn, nước ngọt có gas… tránh làm tăng các triệu chứng của bệnh.
Trên đây là chế độ ăn cho người bị đại tràng để cải thiện tình trạng bệnh, kết hợp với các phương pháp điều trị phù hợp. Chế độ ăn quan trọng nhất là kết hợp các thực phẩm nhẹ nhàng, ăn đầy đủ đúng bữa và hạn chế các thực phẩm có hại cho cơ thể. Kèm với ăn đúng giờ, đủ bữa. Việc điều trị cần dùng thuốc theo chỉ định của bác sĩ, không tự ý sử dụng để trị bệnh.
Hiện nay, nội soi đại tràng là phương pháp được áp dụng rộng rãi để chẩn đoán hoặc tầm soát sớm một số bệnh: Ung thư đại tràng, trực tràng, trĩ, viêm đại tràng. Để đăng ký dịch vụ khám Tiêu hóa – đại tràng tại Bệnh viện Đa khoa Quốc tế Thu Cúc TCI, vui lòng gọi tới hotline hoặc để lại thông tin liên hệ.