Chăm sóc răng miệng khi mang thai cần lưu ý gì?

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Chăm sóc răng miệng khi mang thai bị nhiều người phớt lờ, không mấy quan tâm. Tuy nhiên, đây lại là vấn đề rất quan trọng bởi không chỉ ảnh hưởng tới sức khỏe của mẹ bầu. Đây sẽ là yếu tố tác động tới sức khỏe răng miệng của cả em bé trong bụng. Để thực hiện tốt quá trình chăm sóc, các mẹ cần thực hiện tốt một vài lưu ý sau.

1. Chăm sóc răng miệng khi mang thai có quan trọng?

1.1 Không chăm sóc răng khi mang thai dẫn đến nguy cơ sinh non

Răng miệng và sinh non nghe tưởng chừng không liên quan tới nhau nhưng lại có mối liên hệ đáng chú ý. Trong thời kỳ mang thai, việc thay đổi các thói quen hàng ngày cũng như tình trạng thể chất khiến các mẹ bầu đối mặt với nguy cơ mắc các bệnh về răng miệng.

Điển hình một số bệnh như sâu răng, viêm nha chu,… rất thường thấy. Điều này là do thai phụ ăn nhiều bữa một ngày nên khoang miệng luôn có axit. Từ đó, tình trạng sâu răng rất dễ xảy ra. Bên cạnh đó, khi mang thai, hooc-môn nữ tăng cao dễ dẫn tới viêm nha chu. Kèm theo đó, trong thai kỳ, tinh chất nước bọt của phụ nữ ít nhiều biến đổi. Điều này tạo môi trường trong miệng và quanh miệng luôn trong tình trạng dính, ướt, dễ bị vi khuẩn tấn công. Theo nhiều nghiên cứu trên thế giới, khi thai phụ mắc các bệnh lý này, nguy cơ sinh non, sảy thai tăng cao gấp 2-3 lần bình thường.

1.2 Không chăm sóc răng miệng khi mang thai khiến trẻ dễ lây sâu răng

chăm sóc răng miệng khi mang thai

Các bệnh lý về răng có thể lây nhiễm cho trẻ qua đường tiếp xúc từ mẹ

Mầm răng của trẻ được hình thành từ khoảng tuần thứ 6 của thai kỳ. Tuy nhiên, giai đoạn này các mẹ vẫn có thể yên tâm. Những vi khuẩn này không thể tồn tại khi răng của trẻ chưa hoàn thiện. Vì vậy, việc bé bị sâu răng hay có vi khuẩn sâu răng từ trong bụng mẹ là không thể. Thế nhưng, việc mẹ bầu sâu răng sẽ lây sang cho trẻ qua tiếp xúc sau này. Em bé khi mới sinh sức đề kháng còn yếu. Vì vậy, những nụ hôn, những cái thơm hay thìa đũa ăn chung chính là thứ lây sâu răng cho trẻ.

Đặc biệt, thời gian từ 6 tháng đến 3 tuổi là thời điểm dễ lây nhiễm nhất. Và lúc này, những tiếp xúc gần gũi giữa mẹ và bé là điều hiển nhiên. Những nụ hôn, cái thơm má hay thổi đồ ăn đều có khả năng lây nhiễm bệnh cho trẻ. Vì vậy, để con có một hàm răng khỏe mạnh, các mẹ hãy lưu ý chăm sóc răng miệng ngay từ trong giai đoạn mang thai. Sức khỏe của mẹ cũng gắn liền với sự phát triển của con hiện tại và cả tương lai.

2. Những lưu ý chăm sóc răng miệng cho phụ nữ có thai

2.1 Vệ sinh răng miệng đều đặn

Vệ sinh răng miệng đều đặn là phương pháp cơ bản nhất cho một khoang miệng khỏe mạnh. Điều này cần được chú ý cả trong thời gian mang thai và những năm đầu sau khi sinh.

Trong giai đoạn mang thai là thời kỳ cơ thể mẹ bầu có nhiều thay đổi. Vì vậy, việc mắc các vấn đề răng miệng là rất có nguy cơ. Để tránh tình trạng này, các mẹ hãy vệ sinh răng miệng hàng ngày thông qua đánh răng. Trong giai đoạn thai nghe, phụ nữ dễ bị nôn khiến việc vệ sinh phải thực hiện thường xuyên hơn. Vậy nên thay vì liên tục đánh răng bằng bàn chải dễ gây tổn thương men răng, chúng ta có thể sử dụng băng gạc y tế thêm chút kem đánh răng. Sau khi đã lau sạch mọi bề mặt răng, hãy nhớ súc miệng lại thật sạch nhé. Đối với giai đoạn sau khi sinh, phụ nữ không cần quá kiêng cữ như trước. Lúc này, việc vệ sinh răng miệng có thể diễn ra bình thường.

2.2 Làm sạch răng miệng ngay sau khi ăn

Trong chế độ ăn uống hàng ngày của phụ nữ mang thai bao gồm rất nhiều bữa ăn. Do vậy, lượng axit và thức ăn thừa bám vào răng liên tục. Điều này cũng dẫn đến việc răng miệng cần được vệ sinh thường xuyên hơn. Việc làm sạch răng miệng ngay sau khi ăn giúp lấy đi hết các mảng bám và cặn thức ăn, ngăn ngừa nguy cơ sâu răng. Nếu thói quen này không được duy trì sẽ là thời cơ cho vi khuẩn tấn công. Không chỉ riêng sâu răng, nhiều loại bệnh lý răng miệng khác rất có thể sẽ thừa cơ xâm nhập.

Thế nhưng, làm sạch răng ngay sau khi ăn không có nghĩa mỗi lần ăn xong đều phải đánh răng. Đánh răng quá nhiều không phải giải pháp tốt cho các vấn đề răng miệng. Các mẹ bầu có thể sử dụng các phương pháp nhẹ nhàng hơn mà vẫn hiệu quả. Ví dụ như sử dụng chỉ nha khoa, nước súc miệng, nước muối sinh lý,… Tuy nhiên, khi sử dụng nước súc miệng, chúng ta hãy chú ý tới bảng thành phần để có lựa chọn phù hợp.

2.3 Chế độ dinh dưỡng phù hợp

chăm sóc răng miệng khi mang thai

Chế độ dinh dưỡng phù hợp rất quan trọng với sức khỏe răng miệng của mẹ bầu

Chế độ dinh dưỡng phù hợp không chỉ tốt cho sức khỏe răng miệng của mẹ mà còn cả em bé trong bụng. Giai đoạn này, nếu mẹ bầu không bổ sung đủ dưỡng chất cần thiết sẽ ảnh hưởng rất lớn. Tương lai, răng bé sẽ yếu, dễ bị vi khuẩn xâm nhập. Canxi, vitamin, photpho,… là một vài cái tên cần được chú trọng. Đặc biệt, canxi rất quan trọng với quá trình phát triển và chăm sóc răng miệng trong thai kỳ.

Chúng ta có thể tìm kiếm được những dinh dưỡng và khoáng chất này trong nhiều nhóm thực phẩm. Điển hình như canxi trong cua đồng, tép, tôm đồng,… Nhưng hãy lưu ý lựa chọn những hải sản không có thủy ngân để tránh gây hại. Bên cạnh đó sữa và các chế phẩm từ sữa cũng là một nguồn canxi đáng để tâm. Hay như các loại rau củ quả chuối, cam, súp lơ xanh,… cũng là những thực phẩm thích hợp.

2.4 Thường xuyên thăm khám sức khỏe răng miệng

Kiểm tra sức khỏe răng miệng định kỳ là thói quen tất cả mọi người cần duy trì. Đặc biệt với phụ nữ mang thai, kiểm tra sức khỏe nói chung và răng miệng nói riêng giúp tình trạng của mẹ và bé luôn được cập nhật. Từ đó, mẹ bầu có thể nắm được thể trạng của bản thân và nhận lời khuyên từ bác sĩ. Ta sẽ biết được bản thân cần bổ sung những gì, hạn chế những gì và nên làm những gì. Từ đó, các mẹ bầu sẽ rút ra một chế độ dinh dưỡng và chăm sóc phù hợp với sức khỏe mẹ và bé. Bên cạnh đó, nếu có bất kỳ bất thường gì, kiểm tra định kỳ cũng sẽ giúp sớm phát hiện. Nhờ vậy, những nguy cơ sẽ bị triệt tiêu và không biến thành vấn đề.

chăm sóc răng miệng khi mang thai

Phụ nữ mang thai hoàn toàn có thể thực hiện lấy cao răng

Ngoài ra, trong thai kỳ, thai phụ vẫn hoàn toàn có thể thực hiện lấy cao răng. Kỹ thuật thực hiện lấy cao răng khá đơn giản, an toàn. Quá trình này không hề ảnh hưởng tới thai nhi và giúp loại bỏ những mảng bám trên răng. Điều này đem tới rất nhiều lợi ích cho sức khỏe răng miệng nói chung. Đặc biệt, nhiều vấn đề răng miệng sẽ được phòng tránh giúp sức khỏe của mẹ và bé có một khoang miệng khỏe mạnh.

Trên đây, chúng ta đã điểm qua một vài điều cần nhớ để bảo vệ răng miệng khi mang thai. Hãy cùng thực hiện vì một sức khỏe vàng, một nụ cười xinh cho cả mẹ và bé nhé.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital