Cha mẹ chọn khám sức khỏe tổng quát cho bé cần lưu ý gì

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Không thể phủ nhận tầm quan trọng của kiểm tra sức khỏe với mỗi thành viên trong gia đình. Riêng với trẻ nhỏ, cha mẹ cần quan tâm và lưu ý nhiều hơn khi lựa chọn dịch vụ khám sức khỏe tổng quát cho bé.

1. Tầm quan trọng của khám sức khỏe tổng quát với trẻ nhỏ

Nếu như tầm soát sức khỏe tổng quát giúp người lao động phòng tránh bệnh nghề nghiệp, người cao tuổi sàng lọc sớm bệnh tuổi già,… thì với trẻ nhỏ, hoạt động này lại mang đến những lợi ích hoàn toàn khác.

1.1. Khám sức khỏe tổng quát cho bé ở độ tuổi nào là cần thiết?

Ở mỗi độ tuổi, khám tổng quát lại có một ý nghĩa nhất định với trẻ:

Dưới 6 tuổi

Những năm đầu đời, cơ thể bé bắt đầu hoàn thiện dần các hệ cơ quan. Đây cũng là nền tảng để bé có một thể trạng khỏe mạnh về sau. Bác sĩ chính là người đồng hành cùng cha mẹ và bé trong thời điểm này.

Sau mỗi buổi kiểm tra, bậc phụ huynh theo dõi được quá trình tăng trưởng và phát triển trí não cũng như thể lực của trẻ, phát hiện sớm các nguy cơ bệnh di truyền, suy dinh dưỡng, thừa cân hay béo phì. Bác sĩ sẽ tư vấn và đưa ra giải pháp xử lý nhằm kịp thời.

Ngoài kết quả khám sức khỏe, trẻ ở độ tuổi này còn được chích ngừa các bệnh lý truyền nhiễm nguy hiểm.

Tầm quan trọng của khám sức khỏe tổng quát với trẻ nhỏ

Bác sĩ chính là người đồng hành cùng cha mẹ và bé trong thời điểm từ 0 tới 6 tuổi

Từ 6 tới 16 tuổi

Đây là giai đoạn “phát triển vàng”. Bé có sự tăng trưởng vượt bậc về chiều cao, cân nặng, cũng như hoàn thiện chức năng hoạt động của các hệ cơ quan như hệ tiêu hóa, hệ hô hấp, hệ thần kinh,… Các bệnh lý tiềm ẩn hay nguy cơ mắc bệnh sẽ được sàng lọc và xử lý sớm. Trên thực tế, rất nhiều bệnh nếu phát hiện muộn sẽ khó điều trị, thậm chí ảnh hưởng tới tương lai của trẻ sau này, điển hình là bệnh tim mạch, biến chứng do thai kỳ không an toàn,…

Khi khám sức khỏe, bác sĩ sẽ từ thông tin về tiền sử bệnh lý, danh sách tiêm chủng, kết hợp với đặc điểm thể lực của trẻ để giúp phụ huynh xây dựng chế độ dinh dưỡng phù hợp. Cha mẹ cũng nhờ có kết quả khám mà theo dõi sát sao tình hình của con, nuôi con phát triển ổn định.

Từ 16 tới 18 tuổi

Ở giai đoạn này, trẻ không chỉ phát triển về hình thể mà còn thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý. Áp lực đầu đời từ cuộc sống, học hành khiến trẻ có thể gặp phải các vấn đề như rối loạn tâm lý, thiếu máu lên não, tiểu đường, béo phì, trầm cảm,… Lúc này, cha mẹ cần bên con như một người bạn, cùng con trưởng thành. Và để hiểu được tâm ý con cũng như cột mốc phát triển của con, thì khám sức khỏe và trao đổi với chuyên gia y học là bước không thể thiếu.

Khám sức khỏe tổng quát cho bé ở độ tuổi nào là cần thiết?

16-18t, trẻ không chỉ phát triển về thể lực mà còn thay đổi mạnh mẽ về tâm sinh lý

1.2. Tần suất khám sức khỏe tổng quát cho bé

Lịch khám sức khỏe cho trẻ tùy thuộc vào từng độ tuổi. Thông thường sẽ có các mốc như sau:

– Từ 2 tuần – 18 tháng: Khám theo lịch tiêm và chỉ dẫn của bác sĩ

– Từ 2 – dưới 6 tuổi: Tùy theo chỉ định của bác sĩ

– Từ 6 – 16 tuổi: Khám định kỳ 1 lần/năm

– Từ 16 – 18 tuổi: Khám định kỳ 1-2 lần/năm như người trưởng thành

2. Gói khám sức khỏe tổng quát cho bé gồm những gì?

Mỗi gói khám định kỳ tại từng cơ sở y tế sẽ được thiết kế khác nhau, và được thay đổi cho phù hợp với thể trạng riêng biệt của từng bé. Tuy nhiên tổng quan sẽ gồm các danh mục sau:

2.1. Khám lâm sàng tổng quát

Bước đầu, bé được kiểm tra các chỉ số về tim mạch, chiều cao, cân nặng, huyết áp,… Những con số này giúp bác sĩ đánh giá được thể lực của bé, xem bé có đang phát triển tốt hay không, có nguy cơ bệnh lý gì không. Cùng với đó, chuyên gia cũng thăm hỏi về bệnh sử của trẻ và những người thân trong gia đình, hỗ trợ chẩn đoán kết quả về sau.

 Tần suất khám sức khỏe tổng quát cho bé

Trẻ được thăm khám chuyên khoa riêng biệt

Tiếp đó, trẻ được khám lần lượt các chuyên khoa nhằm tầm soát mức độ phát triển và hoàn thiện chức năng hoạt động của từng bộ phận. Bác sĩ cũng qua đó phát hiện các vấn đề bất thường tại mắt, răng hàm mặt, tai mũi họng,…

2.2. Xét nghiệm

Xét nghiệm máu và nước tiểu là nội dung chính trong danh mục này. Bác sĩ sẽ phân tích hàm lượng các chất trong mẫu xét nghiệm để đánh giá tình trạng của các hệ cơ quan như:

– Tình trạng dinh dưỡng

– Các bệnh lý về máu như chứng thiếu máu, đường huyết, nhiễm trùng, rối loạn đông máu,…

– Bệnh lý về gan, thận, hệ bài tiết, hệ tiết niệu

– Viêm gan B, viêm gan C

2.3. Chẩn đoán hình ảnh, thăm dò chức năng

Kỹ thuật siêu âm ổ bụng nhằm quan sát và phát hiện các bệnh lý tạng trong ổ bụng như gan, mật, tụy, lách…

Kỹ thuật chụp X-quang tim phổi thẳng nhằm kiểm qua cấu trúc bên trong cơ thể kèm tầm soát các bệnh lý tim phổi.

Gói kiểm tra thể lực tổng quát cho con gồm những gì?

Siêu âm tầm soát bệnh lý tạng

Kết thúc những bước trên, bác sĩ sẽ từ các kết quả khám lẻ, tổng hợp và đưa ra chẩn đoán về tình trạng của bé, cho cha mẹ lời tư vấn để điều chỉnh nuôi dạy con tốt hơn, khoa học hơn.

3. Cha mẹ chú ý gì khi đưa bé đi khám sức khỏe tổng quát

Để đảm bảo quá trình khám diễn ra nhanh chóng, chính xác và suôn sẻ, phụ huynh nên lưu tâm những vấn đề như sau:

– Chọn cơ sở khám uy tín, chất lượng, dịch vụ tốt, không gian rộng rãi để trẻ thoải mái; nhân viên chuyên nghiệp để trẻ an tâm, dễ chịu khi khám,…

– Ưu tiên chọn bệnh viện hạn chế dùng kháng sinh

– Đặt lịch khám từ trước đó

– Buổi sáng trước xét nghiệm không để trẻ ăn sáng

– Trước khi khám trẻ chỉ uống nước lọc, không uống nước ngọt, nước có ga,…

– Trẻ cần nhịn tiểu khi siêu âm

– Cha mẹ cần chuẩn bị đầy đủ thông tin về tiền sử bệnh lý trẻ và người trong gia đình, tình trạng dùng thuốc của con, các thắc mắc để chủ động trao đổi với bác sĩ

– Chia sẻ trước với trẻ để trẻ có tâm thế vui vẻ khi đi khám, giúp buổi khám được tiến hành trôi chảy

Cha mẹ chú ý gì khi đưa trẻ đi tầm soát sức khỏe định kỳ

Phụ huynh nên lưu tâm chọn cơ sở khám uy tín, chất lượng, dịch vụ tốt

Kết lại, với trẻ nhỏ, hoạt động khám sức khỏe tổng quát là việc hữu ích và cần được thực hiện định kỳ. Nó giúp cha mẹ nuôi con tốt hơn, dễ dàng hơn, giúp con phát triển khỏe mạnh và toàn diện hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital