Giá tiêm phòng cúm cho trẻ thường dao động dưới khoảng 400.000 đồng, đồng thời có sự chênh lệch do một vài yếu tố khách quan khác như xuất xứ, liều lượng vaccine,… Ngoài ra, chi phí này còn có sự khác biệt giữa mỗi cơ sở tiêm chủng. Nắm rõ mức phí cần chuẩn bị cho một lần tiêm chủng sẽ giúp bạn chủ động hơn và có lựa chọn hợp lý.
Menu xem nhanh:
1. Tầm quan trọng của việc tiêm phòng cúm cho trẻ
Tính đến thời điểm hiện tại, y học vẫn chưa có thuốc đặc trị bệnh cúm mà chỉ có thuốc điều trị triệu chứng. Chính vì thế, việc tiêm phòng được khuyến cáo đối với mọi lứa tuổi, đặc biệt là trẻ nhỏ vì bệnh cúm có thể gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm hơn so với người lớn. Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên được khuyến cáo tiêm phòng cúm dù có bệnh nặng hay không để chủ động bảo vệ sức khỏe.
Các chuyên gia y tế đã chỉ ra 6 nhóm trẻ có nguy cơ nhiễm cúm cao là:
– Trẻ từ 6 tháng tuổi trở lên đến khoảng 5 tuổi.
– Trẻ không giữ vệ sinh chân tay, có tiếp xúc trực tiếp hoặc gián tiếp với người bị bệnh cúm.
– Trẻ chưa từng tiêm vaccine phòng cúm hoặc không tiêm đủ liều.
– Trẻ có hệ miễn dịch kém do có tiền sử mắc một số bệnh lý nền như thiếu hụt miễn dịch, rối loạn tim mạch, tiểu đường, ung thư,…
– Trẻ mắc các bệnh về thần kinh hoặc rối loạn phát triển thần kinh như bại não, chậm phát triển trí tuệ mức độ nặng, động kinh,…
– Trẻ bị bệnh béo phì.
Theo Tổ chức Y tế Thế giới (WHO), việc tiêm phòng vaccine cúm làm giảm tỷ lệ tử vong do cúm đến 70 – 80% và có hiệu lực bảo vệ lên tới 80 – 90%. Tỷ lệ này có thể thay đổi tùy theo độ tuổi và khả năng đáp ứng miễn dịch của mỗi người. Tuy nhiên, không thể phủ nhận tầm quan trọng mà vaccine phòng cúm mang lại. Trẻ được tiêm phòng đầy đủ sẽ kích thích cơ thể sinh ra kháng thể đặc hiệu, chống lại virus cúm, từ đó giúp giảm khả năng nhiễm bệnh và nguy cơ biến chứng nặng nếu không may mắc bệnh.
2. Cập nhật giá tiêm phòng cúm cho trẻ
2.1. Giá tiêm phòng cúm cho trẻ không đắt như tưởng tượng
Phải nói rằng, chi phí tiêm phòng cúm cho trẻ chỉ dao động ở mức trung bình, nằm trong khả năng đáp ứng của mọi đối tượng. Lưu ý rằng, chi phí này còn phụ thuộc vào một số yếu tố khác như loại vaccine, liều lượng vaccine. Trung bình, chi phí tiêm phòng cúm cho trẻ sẽ dao động từ 225.000 đồng – dưới 400.000 đồng. Trong đó, vaccine nhập khẩu sẽ có chi phí cao hơn các loại vaccine trong nước.
Ngoài ra, chi phí tiêm phòng cúm cho trẻ còn có sự chênh lệch giữa mỗi cơ sở. Để biết chính xác mức phí cần chuẩn bị, bạn hãy chủ động liên hệ với cơ sở tiêm chủng để nhận tư vấn đầy đủ. Lời khuyên dành cho cha mẹ là hãy đặt niềm tin vào cơ sở tiêm chủng uy tín, có đầy đủ giấy phép hoạt động và công khai chi phí rõ ràng.
2.2. Giá tiêm phòng cúm cho trẻ tại TCI
Tại Hệ thống Y tế Thu Cúc TCI, chi phí tiêm phòng cúm cho trẻ được niêm yết rõ ràng. Có 3 loại vaccine phòng cúm cơ bản được ứng dụng tại TCI là:
– Vaccine Vaxigrip Tetra (xuất xứ Pháp): 360.000 đồng.
– Vaccine Influvac Tetra (xuất xứ Hà Lan): 360.000 đồng.
– Vaccine GCFLU Quadrivalent (xuất xứ Hàn Quốc): 350.000 đồng.
– Vaccine Ivacflu-S (xuất xứ Việt Nam): 200.000 đồng
Bên cạnh đó, TCI đẩy mạnh xây dựng các gói tiêm chủng mở rộng nhằm bảo vệ sức khỏe toàn diện cho trẻ nhỏ. Gói tiêm chủng được thiết kế đa dạng, cho nhiều nhóm trẻ em thuộc các giai đoạn khác nhau như: 0 đến dưới 12 tháng, 0 đến dưới 24 tháng,…
Lợi ích dễ thấy khi đăng ký tiêm chủng trọn gói là đầy đủ các mũi tiêm cần thiết cho trẻ theo từng giai đoạn (được nghiên cứu và xây dựng bởi đội ngũ y bác sĩ đầu ngành). Không chỉ tiêm phòng cúm, trẻ đăng ký gói tiêm chủng sẽ được tiêm đầy đủ các mũi vaccine phòng sởi, quai bị, thủy đậu, viêm gan A, viêm gan B, viêm não Nhật Bản,… Đặc biệt, chi phí tiết kiệm hơn so với việc tiêm lẻ.
3. Bỏ túi các lưu ý trước khi tiêm phòng cúm cho trẻ
Bên cạnh những quan tâm về chi phí, cha mẹ cần bỏ túi một số lưu ý dưới đây để buổi tiêm phòng của trẻ được diễn ra an toàn. Cụ thể như sau:
– Không bỏ qua bước khám sàng lọc trước tiêm. Ngoài ra, cha mẹ cần thông báo với bác sĩ về tình trạng sức khỏe của trẻ, bao gồm bệnh sử và đơn thuốc đang sử dụng. Thông báo ngay với bác sĩ nếu trẻ có tiền sử dị ứng hoặc sốc phản vệ với bất kỳ loại vaccine nào.
– Cha mẹ nên giữ sổ hoặc phiếu tiêm chủng để theo dõi lịch tiêm của con. Tại nhiều cơ sở y tế đã triển khai dịch vụ nhắc lịch tiêm chủng, tuy nhiên cha mẹ cần chủ động trong việc ghi nhớ lịch tiêm của con để đảm bảo đem lại hiệu quả như mong muốn.
– Trong vòng 24 giờ sau tiêm, cha mẹ cần theo dõi để không bỏ qua bất kỳ dấu hiệu bất thường nào ở trẻ. Nếu trẻ xuất hiện các triệu chứng như sốt quá cao, quấy khóc, co giật, tím tái,… thì cha mẹ nên nhanh chóng đưa trẻ quay trở lại cơ sở y tế để thăm khám.
– Nếu gặp trường hợp vết tiêm bị sưng đỏ, đau thì cha mẹ không nên quá lo lắng vì đây là phản ứng bình thường và rất dễ gặp. Thông thường, tình trạng sưng đỏ tại nốt tiêm có thể tự khỏi sau một thời gian ngắn.
Có một số trường hợp được khuyến cáo không nên tiêm phòng là: trẻ có tiền sử sốc hoặc phản ứng với thuốc (sau tiêm thường có biểu hiện sốt cao, co giật, tím tái, khó thở,…), trẻ bị suy hô hấp, suy tim, suy gan, suy thận, suy giảm miễn dịch,… Trên đây là những trường hợp mà cha mẹ cần lưu ý, khai báo đầy đủ với bác sĩ khi đưa trẻ tới cơ sở tiêm chủng.
Hy vọng rằng, những thông tin trên đây sẽ giúp ích cho cha mẹ trong quá trình thực hiện việc tiêm chủng cho con trẻ. Bên cạnh chi phí, cha mẹ đừng quên lựa chọn cơ sở tiêm chủng thật kỹ lưỡng, đồng thời trang bị đầy đủ kiến thức để quy trình tiêm phòng cho con diễn ra an toàn, nhanh chóng.