Menu xem nhanh:
Thoái hóa khớp vai có nguy hiểm không?
Vai là một trong những khớp lớn của cơ thể. Khớp vai cũng rất dễ tổn thương do thường xuyên được sử dụng trong vận động hằng ngày. Thoái hóa khớp vai là tình trạng viêm quanh khớp vai cùng các tổ chức vùng khớp tại đây. Thoái hóa khớp vai thường gặp ở những người có độ tuổi từ 45 trở lên.
Thoái hóa khớp vai thường gặp ở những người thường xuyên khuân vác nặng, các vận động viên cử tạ, golf, bơi lội, bóng bàn, bơi lội… Những người làm việc khuân vác, quai búa, gò, hàn… Thậm chí, những người ít vận động, giữ khớp vai quá lâu ở một tư thế như dân văn phòng ngồi lâu bên máy tính, khiến khớp nhanh chóng “xuống cấp” cũng có nguy cơ thoái khóa khớp vai.
Nếu không phát hiện và xử trí đúng hướng, người bị thoái hóa khớp vai có thể đối mặt với một số biến chứng nguy hiểm của bệnh thoái hóa khớp vai như hỏng khớp vai, vôi hóa khớp vai, biến dạng khớp, tê liệt cả vai, cổ và lưng…
Cảnh giác với dấu hiệu thoái hóa khớp vai
Sưng: vùng khớp vai và bả vai khi bị thoái hóa sẽ sưng, nóng hơn bình thường và người bệnh sẽ cảm nhận rõ hơn triệu chứng này nếu sờ nắn vào vai.
Cứng: cứng khớp vai, người bệnh khó vòng tay qua phía sau cũng là biểu hiện phổ biến của thoái hóa khớp vai. Khi chụp X-Quang, dễ dàng nhận thấy thấy xương đầu cánh tay và xương bả vai thưa nhau.
Đau: bệnh nhân thoái hóa khớp vai thường gặp những cơn đau âm ỉ hoặc dữ dội, tăng khi vận động, giảm khi nghỉ ngơi. Cơn đau có thể theo từng đợt hoặc liên tục tăng dần. Đau nhức xảy ra tại vùng khớp vai lan xuống bả vai, ức và cổ.
Hạn chế vận động: thoái hóa khớp vai gây ra hạn chế các vận động xoay vai, cúi xuống, với tay lên… đều rất khó khăn. Triệu chứng cứng và đau khớp khiến bệnh nhân không thể vận động dễ dàng như bình thường.
Cách điều trị thoái hóa khớp vai phổ biến
Điều trị nội khoa
Để giảm thiểu các dấu hiệu bệnh thoái hóa khớp vai như cứng, sưng và đau khớp, bệnh nhân sẽ được chỉ định sử dụng một số loại thuốc nhằm:
Giảm đau: Co-codamol, Paracetamol… có thể ngăn chặn cơn đau
Chống viêm: Ibuprofen, Indomethacin, Aspirin… giúp hạn chế sự tiến triển và ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm tại khớp.
Giãn cơ: Myonal, Mydocalm… giúp thư giãn cơ bắp, giải tỏa co cứng khớp hiệu quả, hỗ trợ điều trị thoái hóa khớp vai cho bệnh nhân cấp tính.
Glucosamin: cải thiện sự thu nhận canxi vào xương.
Lưu ý: một số loại thuốc nếu lạm dụng trong thời gian dài có thể gây nhiều tác dụng phụ. Chẳng hạn như đau dạ dày, huyết áp, tiểu đường… đặc biệt là những bệnh nhân cao tuổi. Do vậy, người bệnh không tự ý mua các loại thuốc trên về sử dụng mà phải tuân thủ theo đúng chỉ định của bác sĩ.
Vật lý trị liệu
Dành 15-20 phút mỗi ngày để thực hiện các bài tập hỗ trợ chữa trị thoái hóa khớp vai dưới đây:
- Hai chân rộng bằng hông, hai tay chống xuống sàn. Cánh tay và đùi song song và vuông góc với mặt sàn. Sau đó, hạ cánh tay, bả vai chạm đất, hướng về phía ngược lại. Dùng sức nặng thân trên để ấn vai và cánh tay cho khu vực vai, cổ được kéo căng.
- Quỳ hai gối xuống mặt đất, lòng hai bàn tay đặt sát xuống đất. Đẩy cong lưng lên trần nhà, cằm sát vào hõm ngực, đầu cúi xuống.
Tiêm chất nhờn Acid Hyaluronic trực tiếp vào khớp giúp bôi trơn sụn khớp, giảm đau, kháng viêm cải thiện chức năng vận động của khớp. Acid Hyaluroni chỉ lưu trong dịch khớp khoảng 1 tuần nhưng lại có thể duy trì tác dụng lên đến 6 tháng. Bởi AH giúp kích thích sản xuất AH nội sinh nên sẽ có hiệu quả tốt hơn so với tiêm Corticoid nội khớp. Phương pháp này cũng được tin tưởng bởi hiệu quả kéo dài, không phải uống thuốc nên không hại dạ dày, không có tác dụng phụ.
Ngoại khoa
Trong trường hợp khớp vai bị thoái hóa mức độ nặng mà không còn khả năng kiểm soát được các cơn đau, hoặc khớp vai không thể sử dụng được trong công việc hàng ngày, bệnh nhân có thể được bác sĩ chỉ định thay khớp vai.