Trào ngược dạ dày lên mũi xuất hiện khi tình trạng bệnh trào ngược ở giai đoạn nặng, gây viêm họng, ngứa họng, khàn tiếng và các bệnh tai mũi họng.
Menu xem nhanh:
1. Trào ngược dạ dày và các dạng phổ biến
Trào ngược dạ dày lên mũi là một tình trạng thường xảy ra khi bị trào ngược. Trào ngược xảy ra do tăng tiết acid trong dạ dày và rối loạn hoạt động của cơ thắt thực quản dưới. Điều này dẫn tới acid dịch vị trong dạ dày trào ngược lại thực quản và cổ họng. Người bệnh có cảm giác nóng rát chủ yếu là vùng thượng vị, kèm theo ợ nóng, ợ chua đôi khi có vị đắng.
– GERD: Trào ngược dạ dày thực quản với những tổn thương lên thực quản, gây cảm giác nóng rát vùng sau xương ức.
– LPR: Trào ngược dạ dày gây ảnh hưởng đến họng và dây thanh quản người bệnh.
– SERD: Trào ngược ở độ mạnh với các chất lỏng trào ngược từ dạ dày lên mũi. SERD bao gồm tất cả các triệu chứng của LPR và thêm viêm mũi, viêm xoang, hen suyễn.
2. Tại sao trào ngược dạ dày lên mũi
Trào ngược dạ dày – thực quản lên mũi ảnh hưởng đến hệ hô hấp. Lúc này, triệu chứng điển hình của trào ngược không phải ợ chua, ợ nóng mà là triệu chứng ở thanh quản và tai mũi họng.
Nội soi có thể cho kết quả bình thường, tuy nhiên kết quả kiểm tra thanh quản sẽ thấy được dấu hiệu tổn thương. Tình trạng này dễ nhầm lẫn với các bệnh lý khác. Trào ngược LPR, SERD thường khó phát hiện hơn trào ngược dạ dày thông thường.
Trào ngược dạ dày lên mũi là khi tình trạng bệnh đã nặng, thường ở giai đoạn B trở lên. Bệnh không chỉ ảnh hưởng đến thực quản mà còn gây tổn thương thanh quản. Acid dịch vị khiến niêm mạc mũi tổn thương và gây ra nhiều nguy cơ về sức khỏe.
3. Các bệnh do trào ngược dạ dày lên mũi gây ra
3.1 Trào ngược dạ dày lên mũi gây viêm xoang
Viêm xoang do niêm mạc hô hấp lót phía trong các xoang cạnh mũi vị viêm, gây tăng tiết chất nhầy ở niêm mạc xoang, tắc nghẽn xoang. Nguyên nhân chủ yếu gây ra viêm xoang là nhiễm trùng, dị ứng, do sự hoạt động mạnh mẽ của tuyến nhầy niêm mạc xoang. Ngoài ra, viêm xoang còn có thể do trào ngược dạ dày gây ra.
Trào ngược dạ dày gây viêm xoang có mối quan hệ rất mật thiết với nhau:
– Acid dạ dày trào ngược lên mũi họng tác động với acid hệ thống nhầy trong mũi bị rối loạn, gây ra viêm nhiễm trong niêm mạc mũi. Acid trào ngược lên mũi gây phù nề, làm tắc các lỗ thông mũi xoang, từ đó dẫn tới viêm xoang.
– Niêm mạc mũi phù nề gây hiện tượng ứ đọng dịch trong khoang mũi, làm giảm oxy khoang mũi. Giảm áp suất khiến cho niêm mạc mũi bị dày lên, tăng tiết dẫn tới viêm xoang.
– Vi khuẩn HP trong dạ dày có thể lẫn với dịch vị và trào ngược lên mũi. Hp theo acid dịch vị đi lên và gây nhiễm trùng đường hô hấp và viêm xoang.
– Trào ngược gây tổn thương niêm mạc mũi, niêm mạc xoang mũi, tạo điều kiện thuận lợi cho các vi khuẩn có hại xâm nhập, gây nên viêm xoang.
3.2 Trào ngược dạ dày lên mũi gây ho
– Khi dịch vị trào ngược nên thanh quản kích thích cơ chế phản xạ đường hô hấp dưới. Đây là phản xạ tự nhiên của cơ thể không cho acid dạ dày vào phổi.
– Khi acid dịch vị tấn công thanh quản, cơ chế loại bỏ kích thích trên đường hô hấp được kích hoạt để tống các yếu tố gây hại tới đường hô hấp ra khỏi cơ thể.
Phân biệt cơn ho thường và ho do trào ngược dạ dày:
– Ho lâu ngày thường trên một tháng với tần suất ngày càng nhiều hơn
– Vùng cổ họng bị sưng đỏ, có cảm giác bị nghẹn khi nuốt
– Ho sau khi ăn hoặc ho về đêm, khi đang nằm
– Có cảm giác nóng rát ở giữa ngực và sau xương ức
– Khàn giọng và khàn tiếng vào buổi sáng.
3.3 Trào ngược dạ dày gây phù nề họng mũi
Viêm họng, phù nề họng là bệnh lý đường hô hấp gây viêm nhiễm phù nề ở niêm mạc vùng họng. Nguyên nhân có thể do nhiễm trùng, tiếp xúc với hóa chất hoặc do thay đổi thời tiết. Ngoài ra cũng có thể do viêm do sự tấn công dịch vị trong acid dạ dày trào lên cổ họng. Có thể xác định viêm phù nề họng có phải do trào ngược hay không dựa vào các triệu chứng:
– Cảm giác nghẹt thở và thắt chặt ở cổ họng
– Ho dai dẳng, mãn tính, lâu ngày.
3.4 Trào ngược dạ dày lên mũi gây viêm thanh quản
Trào ngược dạ dày thay vì qua thực quản thì dịch vị có thể trào lên mũi, qua thanh quản và gây tổn thương và viêm thanh quản. Với các triệu chứng như: Mất giọng, khàn tiếng. Cảm giác vướng và nóng rát ở cổ họng do bị kích ứng, ho dai dẳng thường xuyên. Lúc này trong cổ họng có nhiều chất nhầy, có vị chua hoặc đắng.
3.5 Trào ngược gây biến chứng tai mũi họng khác
Trào ngược dạ dày còn có thể gây ra một số vấn đề đường hô hấp khác như hen suyễn, giãn phế quản, viêm phế quản, viêm amidan, carcinoma, ung thư thanh quản…
4. Trào ngược dạ dày gây viêm xoang có nguy hiểm không?
Trào ngược dạ dày thực quản gây viêm xoang thường xảy ra nhiều ở trẻ em. Vì ở trẻ em, cấu trúc lỗ thông mũi xoang có đường kính hẹp hơn so với người lớn. Niêm mạc mũi họng ở trẻ em dễ bị tổn thương hơn, dẫn tới phù nề và tắc nghẽn. Bởi vậy mà mũi và xoang trẻ em sẽ giảm thông khí đáng kể. Khi bị trào ngược, oxy không thể đến nhiều các xoang, giảm áp lực trong xoang khiến niêm mạc ngày càng dày lên. Tiết dịch tăng khiến lông nhầy khó hoạt động bình thường dẫn tới bệnh viêm xoang ở trẻ em.
Trong thời gian đầu, trào ngược gây viêm xoang cấp tính với các triệu chứng không quá 4 tuần. Cần phát hiện và điều trị sớm để tránh tắc nghẽn các lỗ thông, khiến hoạt động dẫn lưu dịch xoang mũi bị hạn chế dần. Bên cạnh đó, ngày càng nhiều chất được xuất tiết ra gây ứ đọng và giảm áp lực xoang. Nếu áp lực xoang quá thấp sau thời gian dãi thì sẽ dẫn đến hiện tượng xoang hút những chất dịch ở mũi mang theo rất nhiều vi khuẩn viêm xoang theo chiều ngược lại. Điều này sẽ dẫn tới viêm xoang mạn tính và thời gian viêm xoang mạn tính thường trên 12 tuần.
Trào ngược dạ dày lên mũi là tình trạng nặng, có thể dẫn tới nhiều biến chứng nguy hiểm. Nếu có bất kỳ biểu hiện nào bất thường, người bệnh cần báo với bác sĩ ngay để tránh viêm xoang mạn tính và các vấn đề về sức khỏe khác.