Ho ra máu không chỉ là dấu hiệu viêm họng thông thường mà có thể là cảnh báo của nhiều bệnh lý nguy hiểm như lao phổi, ung thư phổi hay giãn phế quản. Tình trạng này nếu chủ quan và không được thăm khám kịp thời có thể dẫn đến những biến chứng nghiêm trọng, thậm chí đe dọa tính mạng. Vậy nguyên nhân nào gây ho xuất hiện máu và khi nào cần đi khám bác sĩ? Cùng tìm hiểu chi tiết trong bài viết dưới đây để chủ động bảo vệ sức khỏe bản thân và gia đình.
Menu xem nhanh:
1. Ho có máu là gì?
Ho ra máu là một tình trạng cấp cứu nội khoa, xảy ra khi máu từ đường hô hấp dưới (dưới thanh môn) được ho, khạc, trào hoặc ộc ra ngoài qua miệng hoặc mũi.
Tình trạng này có thể là biểu hiện của nhiều bệnh lý, bao gồm:
– Bệnh lý phổi, phế quản: viêm nhiễm, lao phổi, giãn phế quản, ung thư phổi.
– Bệnh lý tim mạch: hẹp van hai lá, suy tim trái, thuyên tắc phổi.
– Bệnh tự miễn: viêm mao mạch, lupus ban đỏ hệ thống.
– Chấn thương vùng ngực, hít phải dị vật hoặc tiếp xúc với độc tố.
– Biến chứng sau các thủ thuật can thiệp như nội soi phế quản, sinh thiết phổi.

Ho ra máu là một tình trạng cấp cứu nội khoa, xảy ra khi máu từ đường hô hấp dưới
2. Ho có máu là triệu chứng của bệnh lý nào?
Ho xuất hiện máu là một dấu hiệu lâm sàng quan trọng, có thể cảnh báo nhiều bệnh lý nghiêm trọng ở đường hô hấp. Dưới đây là những nguyên nhân ho xuất hiện máu phổ biến hiện nay:
2.1. Lao phổi
– Lao phổi là một trong những nguyên nhân phổ biến nhất gây ho xuất hiện máu. Khi vi khuẩn lao tấn công phổi, các tổn thương viêm, hoại tử mạch máu hoặc tổn thương phế quản và nhu mô phổi có thể dẫn đến chảy máu.
– Ho kéo dài, có đờm, ho xuất hiện máu.
– Sút cân nhanh.
– Mệt mỏi, ăn kém, mất ngủ.
– Sốt.
– Đau ngực âm ỉ hoặc tức ngực.
– Lao phổi có khả năng lây lan cao qua đường hô hấp, do đó việc phát hiện sớm và điều trị kịp thời là rất cần thiết.
2.2. Viêm nhiễm hô hấp dưới
Một số bệnh lý truyền nhiễm tại phổi có thể gây tổn thương mô phổi và chảy máu, dẫn đến ho xuất hiện máu. Bao gồm:
– Áp xe phổi.
– Viêm phổi hoại tử.
– Nhiễm nấm phổi.
– Viêm phổi virus.
– Triệu chứng thường gặp:
– Sốt cao, khó thở.
– Ho nhiều, ho xuất hiện máu.
– Mệt mỏi, đau ngực, chán ăn.
2.3. Giãn phế quản
Giãn phế quản là tình trạng các ống phế quản bị giãn rộng bất thường và mất chức năng dẫn khí hiệu quả. Tình trạng này thường là hậu quả của nhiễm trùng hô hấp tái phát hoặc lao phổi cũ.
Triệu chứng:
– Ho có đờm liên tục.
– Ho xuất hiện máu tái phát, lượng máu có thể tăng theo thời gian.
– Hơi thở có mùi hôi.
– Khó thở mạn tính.
– Biến chứng nặng của giãn phế quản không điều trị kịp thời có thể dẫn đến suy hô hấp hoặc mất máu cấp do chảy máu phế quản.
2.4. Ung thư phổi
– Ho xuất hiện máu là một triệu chứng điển hình, cảnh báo ung thư phổi – một bệnh lý ác tính thường gặp, đặc biệt ở người hút thuốc lá lâu năm.
Đặc điểm cơn ho:
– Ho dai dẳng.
– Ban đầu máu lẫn đờm, có bọt. Về sau, máu có thể nhiều hơn và chuyển màu sẫm.
– Triệu chứng đi kèm:
– Khó thở, đau tức ngực.
– Khàn tiếng.
– Hạch cổ.
– Sụt cân, chán ăn, suy kiệt.

Người bệnh sẽ có cảm giác chán ăn
3. Chẩn đoán tình trạng và điều cần làm khi ho ra máu
3.1. Chẩn đoán hình ảnh
– Chụp X quang phổi: Định hướng nguyên nhân và đánh giá tổn thương phổi. Có thể chụp tại giường trong trường hợp bệnh nhân nặng.
– Chụp CT ngực (CT độ phân giải cao): Phát hiện tổn thương giãn phế quản, u phổi, tổn thương dạng hang trong lao phổi.
– Chụp động mạch phế quản: Áp dụng cho ho xuất hiện máu nặng để xác định mạch máu phế quản giãn và thực hiện bít tắc mạch nếu cần.
3.2. Nội soi và xét nghiệm
– Nội soi phế quản ống mềm: Xác định vị trí chảy máu trong lòng phế quản và có thể thực hiện thủ thuật cầm máu tại chỗ.
– Xét nghiệm đờm: Tìm vi khuẩn lao, nấm Aspergillus, sán lá phổi hoặc tế bào ác tính.
3.3. Xét nghiệm máu
– Công thức máu: đánh giá dựa trên mức độ thiếu máu.
– Xét nghiệm đông máu: phát hiện rối loạn đông máu.
– Sinh hóa máu: đánh giá chức năng gan, thận, loại trừ các bệnh nền có thể gây ho xuất hiện máu.
4. Nên làm gì khi bị ho ra máu?
– Ho xuất hiện máu là một triệu chứng nghiêm trọng, có thể liên quan đến nhiều bệnh lý nguy hiểm. Khi xuất hiện ho kèm máu, đặc biệt nếu kéo dài và không rõ nguyên nhân, người bệnh cần đến ngay cơ sở y tế có chuyên khoa hô hấp để được khám, chẩn đoán và xử trí kịp thời.
– Xử trí ban đầu tùy theo mức độ ho xuất hiện máu
– Trường hợp ho xuất hiện máu nhẹ (dưới 50 ml/ 24 giờ), không kèm suy hô hấp
– Nghỉ ngơi hoàn toàn: Người bệnh nên nằm yên, tránh nói chuyện hoặc vận động mạnh để hạn chế làm tăng áp lực phổi.
– Tư thế nằm: Nằm nghiêng về phía bên phổi bị chảy máu (nếu biết) để tránh máu tràn sang phổi lành.
– Ăn uống nhẹ nhàng: Ưu tiên các món lỏng, mềm, dễ tiêu như cháo, súp, canh… để tránh kích thích ho.
– Bổ sung nước mát: Giúp làm dịu cổ họng, tránh khô niêm mạc.
– Không tự ý dùng thuốc: Tránh sử dụng thuốc cầm máu hoặc kháng sinh khi chưa có chỉ định từ bác sĩ.
– Trường hợp ho xuất hiện máu trung bình đến nặng (trên 50 ml/ 24 giờ), hoặc kèm khó thở, tụt huyết áp
– Nhập viện khẩn cấp: Cần được đánh giá và điều trị tại cơ sở y tế có đủ phương tiện hồi sức.
– Thở oxy: Áp dụng khi có dấu hiệu thiếu oxy, khó thở hoặc tím tái.
– Đặt nội khí quản – thở máy: Khi có nguy cơ suy hô hấp cấp hoặc máu ộc nhiều gây tắc nghẽn đường thở.
Lưu ý:
– Ho xuất hiện máu không bao giờ nên xem nhẹ, dù lượng máu ít.
– Tuyệt đối không tự điều trị tại nhà nếu không có chỉ dẫn y khoa.
– Cần theo dõi thêm các dấu hiệu đi kèm như sốt, sụt cân, khó thở, đau ngực… để giúp chẩn đoán bệnh nền chính xác hơn.

Việc ho xuất hiện máu cần được đánh giá và điều trị tại cơ sở y tế có đủ phương tiện hồi sức
Ho ra máu là triệu chứng không nên xem nhẹ, bởi nó có thể là dấu hiệu của nhiều bệnh lý nguy hiểm liên quan đến đường hô hấp. Việc phát hiện sớm nguyên nhân và điều trị kịp thời là yếu tố then chốt giúp giảm thiểu rủi ro và bảo vệ sức khỏe. Nếu bạn hoặc người thân gặp tình trạng này, đừng chần chừ mà hãy đến ngay cơ sở y tế để được thăm khám và tư vấn chính xác.