Nhận dạng sớm các dấu hiệu bệnh đột quỵ có thể giúp cho bệnh nhân và người nhà kịp thời phát hiện bệnh và chủ động sơ cứu nhanh chóng tình trạng nguy hiểm này. Nếu nắm bắt được thời điểm 3-4,5 giờ sau khi phát hiện dấu hiệu đột quỵ có thể giảm những nguy cơ tử vong và hạn chế di chứng nặng nề.
Menu xem nhanh:
1. Tình trạng đột quỵ và những đối tượng nguy cơ cao
Hiện nay, đột quỵ là tình trạng bệnh nguy hiểm với số lượng tử vong lên tới 5,5 triệu người và hàng năm có rất nhiều người bệnh đột quỵ sống với những di chứng của bệnh về thần kinh hay vận động.
Thực tế là bất kì ai đều có thể mắc đột quỵ nhưng những đối tượng nguy cơ cao có thể gồm giới tính, tuổi tác hay một số yếu tố như:
– Tiền sử gia đình, đặc biệt khi có người đột quỵ trẻ tuổi(dưới 40 tuổi)
– Đã từng gặp phải đột quỵ
– Bệnh nhân có tiền sử mắc bệnh lý cao huyết áp
– Bệnh nhân bị tim bẩm sinh hay bệnh mạch vành, bệnh rung nhĩ…
– Người mắc bệnh tiểu đường
– Người tiếp xúc hoặc sử dụng thuốc lá trong thời gian dài
– Người có chế độ ăn thiếu khoa học, nhiều dầu mỡ hay chất béo
– Người nghiện rượu bia và ít ăn rau xanh
– Người lười vận động và rèn luyện sức khỏe
– Người bị béo phì.
2. Tìm hiểu về các dấu hiệu đột quỵ và nguyên tắc FAST về đột quỵ
2.1 Năm dấu hiệu của bệnh đột quỵ cần biết
– Khuôn mặt thiếu cân đối, liệt mặt, một bên mặt chảy xệ và méo mó. Có thể quan sát được khi bệnh nhân cười.
– Cử động khó hoặc không thể cử động được tay chân. Có thể nhận biết được khi bảo bệnh nhân giơ tay lên so sánh, nếu không nâng được qua đầu thì có thể là dấu hiệu bệnh đột quỵ.
– Nhức đầu dữ dội hoặc chóng mặt đột ngột và khó đi đứng như bình thường.
– Mất thị lực hoặc nhìn không rõ
– Biến đổi giọng nói hoặc nói ngọng. Nếu người bệnh không thể nói được câu đơn giản hoặc không nhắc lại được thì có thể là đột quỵ.
2.2 Nguyên tắc FAST nhận biết sớm nguy cơ bệnh đột quỵ
Quy tắc này giúp người xung quanh xử lý nhanh và đúng tình trạng đột quỵ:
– F(Face): Khuôn mặt mất cân đối, liệt một bên mặt, quan sát qua việc cười
– A(Arm): Khó khăn hoặc không thể cử động tay chân, yếu liệt một bên người
– S(Speed): Giọng nói biến đổi hoặc khó nói những câu đơn giản
– T(Time): Nếu thấy những triệu chứng trên thì cần lập tức gọi cấp cứu để tránh nguy cơ tổn thương và tăng khả năng phục hồi.
Biểu hiện của mỗi bệnh nhân đột quỵ sẽ khác nhau tùy theo mỗi người, trong đó, có thể tiến tiển theo từng mức hoặc đột ngột và diễn biến nhanh khiến bạn phản ứng không kịp.
2.3 Những lưu ý quan trọng cần biết về dấu hiệu của bệnh đột quỵ
– Thời gian xảy ra đột quỵ: Căn bệnh này có thể xảy ra bất thình lình, có thể trong một vài phút hoặc một vài tiếng. Bệnh có thể xảy ra ngay cả khi ngủ.
– Bệnh nhân có thể tê bì tay chân hoặc liệt hẳn một bên nếu bị đột quỵ.
– Trường hợp đột quỵ khi đang ngủ thường nguy hiểm hơn bởi khó phát hiện và khó sơ cứu kịp thời
– Có thể gặp phải những dấu hiệu của đột quỵ nhẹ mà bạn không biết
– Nếu được phát hiện càng sớm, tỷ lệ di chứng của đột quỵ càng thấp.
3. Đột quỵ và những biến chứng nguy hiểm cần biết
Bệnh đột quỵ có thể để lại nhiều biến chứng nguy hiểm và có thể bởi thiếu máu não hay chảy máu não. Đồng thời cũng phụ thuộc vào thời gian phát hiện và thời gian cấp cứu sau khi phát hiện bệnh.
Những biến chứng và di chứng nặng nề nhất của bệnh bao gồm:
– Tử vong nhanh chóng
– Phù não: Tình trạng sưng phù não bên trong hộp sọ khiến ảnh hưởng tới dòng chảy oxy đến não khiến tụt não làm người bệnh tử vong nhanh chóng.
– Viêm phổi: Khi nằm lâu một chỗ kèm tai biến khiến người bệnh sẽ nuốt sặc và viêm phổi bởi khó thở, sốt, ho có đờm và ớn lạnh…
– Gặp khó khăn với việc nuốt: Khi bị đột quỵ người bệnh luôn có cảm giác mắc nghẹn trong cổ họng và trào ngược thức ăn khi nuốt.
– Nhiễm trùng tiết niệu: Sau đột quỵ, người bệnh có thể gặp phải tình trạng nước tiểu đục hoặc đau rát khi đi tiểu…
– Động kinh: Đột quỵ có thể làm tổn thương tế bào não khiến người bệnh co giật, động kinh và thiếu oxy lên não khiến não tổn thương nhiều hơn.
– Có cứng tứ chi: Những triệu chứng co cứng này thường xảy ra, tay chân người bệnh thường bị co lại và rút ngắn khiến người bệnh khó vận động và đau đớn.
– Huyết khối tĩnh mạch bị sâu: Tình trạng này có thể xảy ra trước khi người bệnh đột quỵ và có thể là nguyên nhân gây bệnh, ảnh hưởng rất lớn tới cơ thể khi cục máu đông di chuyển đến phổi, não, tim… khiến người bệnh có khả năng bị tái phát.
– Mất khả năng nói chuyện: Tổn thương não sau đột quỵ có thể làm người bệnh khó giao tiếp, nói không rõ chữ hoặc nói khó hiểu, khả năng diễn đạt kém và mất khả năng ngôn ngữ.
– Nhồi máu cơ tim: Nếu người đột quỵ bởi xơ vữa động mạch não thì có thể bị nhồi máu cơ tim.
– Trầm cảm: Bên cạnh sức khỏe thể chất thì người đột quỵ có thể ảnh hưởng tới tinh thần, bởi quá lo lắng, buồn bã trong thời gian dài khiến người bệnh mất cảm giác hứng thú với cuộc sống. Từ đó dẫn tới trầm cảm, trường hợp nghiêm trọng bệnh nhân có thể nghĩ tới kết thúc sinh mạng.
– Ngoài ra, người bệnh đột quỵ có thể gặp thêm một số biến chứng như: nôn ói, mất thị lực, trí nhớ kém, gặp vấn đề với bàng quang và ruột…
Trên đây là những thông tin quan trọng cần biết về những dấu hiệu bệnh đột quỵ nguy hiểm. Bên cạnh việc phòng ngừa sớm nguy cơ đột quỵ thông qua các gói tầm soát nguy cơ đột quỵ sớm, bạn cũng cần học cách để sơ cấp cứu cho người thân và những người xung quanh trong trường hợp có người đột quỵ để tăng khả năng sống sót và giảm tỷ lệ biến chứng cho người bệnh đột quỵ về sau.