Cận thị bẩm sinh và những điều cần biết

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Thị Xuân Loan

Phó khoa Khám bệnh phụ trách chuyên khoa Mắt

Bạn có biết rằng cận thị là tật khúc xạ cực kỳ phổ biến với trẻ em, đa số trẻ mắc cận thị trong quá trình học tập nhưng cũng có trẻ bị cận thị bẩm sinh và có nguy cơ mắc thoái hóa võng mạc trong quá trình trưởng thành. Vậy tại sao trẻ lại mắc bệnh này và làm thế nào để ngăn chặn độ cận tăng dần theo năm tháng? Phụ huynh có thể tham khảo trong bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI nhé.

1. Cận thị bẩm sinh là gì? Vì sao trẻ mắc cận thị bẩm sinh?

Cận thị là tật khúc xạ đang dần trở nên phổ biến. Đây là tình trạng ảnh xuất hiện trước võng mạc gây khó khăn khi nhìn xa. Người mắc cận thị chỉ có thể nhìn vật ở khoảng cách gần. Trẻ em là đối tượng dễ mắc cận thị hoặc có thể mắc cận thị bẩm sinh. Có tới 60% nguy cơ trẻ mắc cận thị khi có cả bố và mẹ bị cận thị. Cận thị hoàn toàn có thể di truyền nên bạn đừng chủ quan mà hãy chú ý tới con ngay từ khi con chào đời. Nhiều trường hợp khi được phát hiện cận thị đã tăng độ rất cao theo thời gian. Vì vậy, để phòng ngừa, bạn có thể cho trẻ khám mắt định kỳ sớm phát hiện bệnh và có phương pháp điều trị.

 

dấu hiệu cận thị bẩm sinh

Trẻ em có thể mắc cận thị khi cả bố và mẹ đều mắc cận thị.

2. Dấu hiệu cho thấy trẻ mắc cận thị

Độ tuổi phát hiện trẻ mắc cận thị thường dao động từ trên 5 tuổi hoặc sớm hơn với trường hợp mắc bẩm sinh. Nên phụ huynh hãy chú ý hơn vào hành động của con trong sinh hoạt. Nếu để chậm trễ tới giai đoạn 13 – 18 tuổi, độ cận sẽ phát triển rất nhanh và gây hại rất lớn đến thị lực của con. Phụ huynh có thể thấy điểm bất thường của con qua một số dấu hiệu dưới đây:
– Thường xuyên dụi mắt, mắt lờ đờ do mắt bị điều tiết quá đà dẫn đến mỏi mắt
– Có dấu hiệu nheo mắt khi nhìn xa, một số trẻ nghiêng đầu cố nhìn bằng 1 bên mắt có thể dẫn đến nhược thị
– Nhạy cảm với ánh sáng, phân biệt sai màu bởi cận thị có thể đi kèm với loạn thị khiến trẻ nhìn nhòe, nhìn đôi
– Chảy nhiều nước mắt, nhức đầu

Nếu bị phát hiện muộn hơn, các dấu hiệu có thể xuất hiện khi các con đến tuổi đi học:

– Cúi sát xuống sách mới có thể nhìn rõ
– Ở lớp con không nhìn rõ bảng, chép bài chậm, đọc nhảy dòng, thường xuyên mượn vở bạn để hoàn thành bài

Trẻ em mắc cận thị thường không nhận thức được bệnh bởi các con chưa có kiến thức. Phụ huynh nên theo sát các biểu hiện thường ngày và hỏi giáo viên về tình hình học tập trên lớp của con. Với các bé đã lớn, từ trên 5 tuổi, phụ huynh có thể thường xuyên nhắc nhở và hỏi han con về việc con có bị nhìn mờ đi hay khó chịu ở mắt hay không.

3. Điều trị cận thị cho trẻ em

Cận thị dần trở nên phổ biến thì các phương pháp điều trị cận thị cũng được nghiên cứu và áp dụng giúp lấy lại thị lực và bảo vệ đôi mắt. Một số phương pháp đang được áp dụng phổ biến để điều trị cận thị có thể kể đến như:
– Đeo kính gọng hoặc kính áp tròng dạng mềm thông thường
– Phẫu thuật Lasik
– Phương pháp Ortho K ngăn chặn tăng độ cận thị

điều trị cận thị bẩm sinh

Ortho K là phương pháp an toàn giúp cải thiện cận thị cho trẻ.

Trong đó, đeo kính và Ortho K là 2 phương án phù hợp với trẻ nhỏ. Phẫu thuật Lasik chỉ được chỉ định với các bệnh nhân trên 18 tuổi. Vì vậy không phù hợp để điều trị cận thị bẩm sinh cho trẻ em. Tất cả các phương pháp điều trị đều được chẩn đoán và điều trị bởi bác sĩ chuyên khoa.

3.1. Đeo kính gọng

Trẻ em không phù hợp với kính áp tròng bởi các con chưa có đủ kiến thức để đeo, tháo cũng như vệ sinh tay, kính đúng cách. Do đó, kính gọng là phương pháp đơn giản, an toàn và phù hợp nhất với các con. Phụ huynh nên đưa con tới các bệnh viện để được tiến hành đo mắt, kiểm tra mắt và chọn kính phù hợp. Tại đây, các bác sĩ sẽ tư vấn các loại thuốc nhỏ mắt, chế độ ăn và chăm sóc mắt để phụ huynh chăm sóc con trẻ.

Về hiệu quả, kính gọng tuy là phương án phù hợp nhưng lại không phải phương pháp điều trị cận thị. Kính gọng phần nào sẽ giúp kìm hãm độ cận, khiến độ cận tăng chậm hoặc không tăng nhưng cũng không thể làm độ cận giảm đi.

Nhược điểm của việc đeo kính gọng thường xuyên là khiến mắt trẻ bị lờ đờ. Bởi vì muốn nhìn rõ cần đeo kính thường xuyên nên trẻ bị phụ thuộc vào kính. Khi tháo kính ra mắt bị lờ đờ hay thường bị gọi là dại mắt.

3.2. Phương pháp Ortho K

Ortho K là phương pháp giúp ngăn chặn độ cận tăng, cải thiện thị lực và giảm sự phụ thuộc vào kính gọng vào ban ngày. Trẻ được đeo kính áp tròng dạng cứng vào ban đêm giúp định hình tạm thời giác mạc. Phụ huynh có thể lựa chọn phương pháp này bởi thời điểm đeo là ban đêm, bố mẹ có thể giúp con đeo và tháo kính mỗi ngày. Đây là phương pháp cần sự kiên trì của cả trẻ và bố mẹ giúp trẻ có thể nhìn rõ bình thường. Tuy nhiên, độ cận có thể sẽ tăng lại như cũ nếu không kiên trì.

Về hiệu quả, Ortho K đem lại hiệu quả từ sau 1 – 4 tuần sử dụng kính. Tùy vào tình trạng của trẻ thì thời gian này sẽ thay đổi. Phụ huynh cần lưu ý, khi đã sử dụng Ortho K thì cần kiên trì và tái khám đầy đủ theo chỉ định. Bên cạnh đó, bác sĩ có thể vẫn chỉ định trẻ đeo kính gọng kết hợp.

cận thị bẩm sinh có thể điều chỉnh bằng ortho k

Bệnh nhân nhí tiến hành kiểm tra trước khi lắp kính Orho K.

4. Chăm sóc mắt cho bé cận thị

Cận thị gây ra cho trẻ nhiều bất tiện trong cuộc sống và khiến mắt trẻ dễ bị yếu đi. Do vậy, phụ huynh cần chú ý chăm sóc mắt cho con đặc biệt là khi con đang sử dụng kính gọng hoặc Ortho K để điều chỉnh cận thị. Việc chăm sóc mắt không khiến trẻ giảm độ cận mà chỉ giúp ích phần nào cho trẻ không tăng độ cận đặc biệt trong giai đoạn độ cận tăng mạnh.
– Đảm bảo không gian học tập của trẻ đủ ánh sáng
– Tập massage cho mắt giúp mắt thư giãn, giảm áp lực
– Hướng dẫn con nghỉ ngơi, thư giãn mắt sau mỗi giờ học
– Luôn giữ cho mắt kính sạch sẽ giúp nhìn trong và rõ hơn
– Giữ khoảng cách khi học, đọc sách, xem ti vi, điện thoại
– Hạn chế thời gian sử dụng thiết bị điện tử, nên thay bằng các hoạt động khác như đọc sách, chơi cùng bố mẹ, làm việc nhà
– Bổ sung vào chế độ ăn các chất dinh dưỡng tốt cho mắt
– Đưa trẻ đi khám mắt định kỳ

Phụ huynh hãy chú ý tới con trẻ nhiều hơn và ngay lập tức có phương án khi thấy trẻ có dấu hiệu mắc cận thị bẩm sinh. Hiện tại, chuyên khoa Mắt Thu Cúc TCI đã thực hiện khám và điều trị cận thị bằng kính Ortho K. Tất cả đều thành công và bệnh nhân đã tìm lại được thị lực.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital