Đột quỵ hay còn gọi tai biến mạch máu não là một trong những nguyên nhân khiến nhiều người tử vong nhất trên thế giới. Nếu được cấp cứu kịp thời trong thời gian vàng của đột quỵ, tỉ lệ hồi phục cao hơn nhiều so với trường hợp được cấp cứu muộn. Vì thế, việc nắm rõ cách nhận biết đột quỵ là cực kỳ quan trọng đối với mọi người. Tìm hiểu ngay cùng Thu Cúc TCI ở bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Đột quỵ là như thế nào?
Đột quỵ là tình trạng não bộ bị tổn thương nghiêm trọng hoặc chết não do não bộ bị thiếu oxy, không đủ dinh dưỡng để nuôi các tế bào. Vì thế, người bệnh bị đột quỵ cần phải được cấp cứu ngay lập tức. “Thời gian vàng” để cứu sống người bệnh đột quỵ, không bị tổn thương não về sau là từ 6 – 12h sau đột quỵ. Thời gian kéo dài càng lâu, thì tình trạng chết tế bào não càng nặng. Vấn đề này sẽ làm ảnh hưởng lớn tới khả năng vận động và tư duy của cơ thể., thậm chí có thể là tử vong. Biến chứng sau đột quỵ có thể khiến người bệnh rối loạn ngôn ngữ, liệt nửa người, rối loạn cảm giác, mất thị lực…
2. Dấu hiệu nhận biết đột quỵ
Đột quỵ có thể xảy ra ở bất cứ độ tuổi nào, bất cứ giới nào. Cho dù độ tuổi có tỷ lệ đột quỵ cao vẫn là trung niên và người cao tuổi. Tuy nhiên, tình trạng này đang có xu hướng gia tăng ở người trẻ. Trong khi đó, người trẻ tuổi hiện tại rất chủ quan với căn bệnh này. Dưới đây là một số cách nhận biết đột quỵ nhanh chóng:
– Lệch mặt, chảy xệ, cười méo mó, nhân trung lệch.
– Mất thăng bằng, hoa mắt chóng mặt, bệnh nhân không thể cử động bình thường. Tay chân yếu liệt đột ngột.
– Đau đầu dữ dội, buồn nôn, nôn.
– Đột ngột nhìn mờ, mất thị lực.
– Nói khó, dính chữ, nói ngọng, khó diễn đạt ý đột ngột.
Nếu bệnh nhân có những dấu hiệu trên, đầy đủ hoặc không thì việc quan trọng nhất là đưa bệnh nhân đến cơ sở y tế càng sớm càng tốt. Thời gian di chuyển càng ngắn, khả năng bệnh nhân sống sót và phục hồi càng cao.
3. Đối tượng nguy cơ cao dễ bị đột quỵ
Trên thế giới, mỗi năm có hơn 13 triệu người bị đột quỵ, đã khiến 5,5 triệu người tử vong. Vậy đâu đối tượng nguy cơ cao dễ bị đột quỵ là ai:
3.1 Độ tuổi
Những người già, người từ 55 tuổi đổ đi có tỉ lệ đột quỵ cao hơn các đối tượng khác. Tuy nhiên, nhịp sống hối hả áp lực stress đặt nặng lên vai cũng khiến tỉ lệ đột quỵ có xu hướng gia tăng ở người trẻ.
3.2 Tiền sử gia đình
Gia đình có người từng bị đột quỵ hoặc bị bệnh lý nền như: tim mạch, huyết áp, tiểu đường… có nguy cơ đột quỵ cao hơn những đối tượng khác.
3.3 Tiền sử đột quỵ
Những người đã từng bị đột quỵ có nguy cơ tái phát cao hơn nhiều lần. Người từng bị đột quỵ cần theo dõi sát trong 5 năm sau đột quỵ vì nguy cơ tái lại rất cao. Sau thời gian này, nguy cơ đột quỵ giảm dần.
3.4 Bệnh lý nền
Những người có bệnh lý nền như: Đái tháo đường, tim mạch, cao huyết áp, mỡ máu, béo phì… có tỉ lệ đột quỵ cao hơn những đối tượng khác. Những bệnh lý nền này khiến độ đàn hồi thành mạch kém, dễ hình thành cục máu đông, Cholesterol lắng đọng trong thành mạch gây cản trở đường đi của máu. Làm tăng nguy cơ tắc nghẽn, tăng áp lực nội sọ, vỡ mạch máu… dẫn đến cơn đột quỵ.
3.5 Hút thuốc lá, hít phải khói thuốc lá thường xuyên
Khói thuốc lá là một trong những nguyên nhân làm tổn thương thành mạch, làm xơ cứng động mạch, tăng huyết áp… làm quá trình hình thành cục máu đông, tắc nghẽn mạch máu.
3.6 Ăn uống không điều độ, hạn chế vận động
Đồ ăn nhanh, thực phẩm chiên đi chiên lại nhiều lần, đồ ăn nhiều dầu mỡ, chất béo no, chất kích thích, rượu bia, đồ uống có ga, ít ăn rau xanh… Kết hợp việc hạn chế vận động, lười tập thể dục khiến cho năng lượng dư thừa, không chuyển hóa hết. Tích tụ lâu ngày trong cơ thể, lắng đọng trong thành mạch gây cản trở dòng chảy của máu.
3.7 Công việc áp lực, căng thẳng, thức khuya
Cuộc sống hiện đại với nhiều áp lực, công việc, gia đình, con cái… Làm việc quá sức dài ngày cũng là một trong những nguyên nhân làm tăng tỉ lệ đột quỵ. Những người hay thức khuya làm phá vỡ chu trình sinh học bình thường của cơ thể, gây nên nhiều đột biến trong cơ thể, làm tăng nguy cơ tai biến mạch máu não.
3.8 Giới tính
Nam giới có tỉ lệ người bị đột quỵ cao hơn nữ giới.
4. Cách phòng tránh đột quỵ ngay tại nhà
Đột quỵ là cấp cứu nguy hiểm, tuy nhiên không phải ai trong đối tượng nguy cơ cao cũng bị đột quỵ. Cách phòng tránh đột quỵ tốt nhất chính là bảo vệ bản thân từ chính bên trong.
4.1 Thay đổi chế độ dinh dưỡng
Chế độ dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong phòng tránh đột quỵ. Những người có bệnh lý tim mạch, đái tháo đường, mỡ máu… cần có chế độ dinh dưỡng riêng. Làm giảm tải gánh nặng lên tim, gan, thận, mạch máu, thần kinh… giúp giảm nguy cơ tai biến. Người bình thường nên ăn uống nhiều rau xanh, hạn chế ăn nhiều dầu mỡ, đồ chiên rán… Hạn chế tối đa đồ uống có cồn, chất kích thích, đồ uống có ga…
4.2 Tăng cường vận động
Ngoài tác dụng giúp giải phóng năng lượng dư thừa trong các mô, cơ trong cơ thể. Tập thể dục thường xuyên còn giúp tăng tính đàn hồi của mạch máu, hạn chế cục máu đông, cung cấp oxy lên não tốt hơn.
4.3 Nói không với thuốc lá
Tránh xa thuốc lá chính là tránh xa đột quỵ. Không hút thuốc lá cũng như khói thuốc lá, chính là bảo vệ chính bạn và người thân.
4.5 Ngủ đủ giấc
Ngủ đủ sẽ giúp cơ thể hồi phục tốt hơn sau một ngày làm việc mệt mỏi. Cơ thể được nghỉ ngơi đúng lúc sẽ giúp giảm tải cho các hệ cơ quan quan trọng, từ đó hạn chế nguy cơ tai biến mạch máu não.
4.6 Tránh nhiễm lạnh
Nhiễm lạnh là nguyên nhân khiến nhiều người bị đột quỵ vào sáng sớm. Hãy giữ ấm cơ thể, đặc biệt là với người cao tuổi.