Rất nhiều người đang mắc trào ngược dạ dày đều cảm thấy mệt mỏi, khó chịu bởi điều trị mãi không khỏi, bệnh cứ tái phát và gây ảnh hưởng rất nhiều đến sức khỏe cũng như cuộc sống sinh hoạt hằng ngày. Dưới đây là một số cách giảm đau khi bị trào ngược dạ dày hiệu quả mà bạn hoàn toàn có thể áp dụng được tại nhà.
Menu xem nhanh:
1. Triệu chứng trào ngược dạ dày
Người mắc chứng trào ngược dạ dày sẽ có các biểu hiện phổ biến như sau:
1.1. Ợ chua
Ợ chua là triệu chứng phổ biến nhất ở bệnh trào ngược dạ dày. Đặc biệt, sau khi ăn no, người bệnh sẽ bị ợ chua kèm theo ợ nóng liên tục, khiến cổ họng trở nên nóng rát và khó chịu. Đi kèm với đó là cảm giác đầy bụng, khó tiêu.
1.2. Ợ hơi
Ngược lại với ợ chua, người bệnh thường bị ợ hơi khi bụng đói. Tuy nhiên, với một số trường hợp, sau khi ăn no hoặc uống nhiều nước, người bệnh sẽ bị ợ hơi.
1.3. Buồn nôn, nôn
Người bị trào ngược dạ dày khi ăn quá no hoặc nằm ngay sau khi ăn sẽ luôn có cảm giác vướng thức ăn ở cổ. Nghiêm trọng hơn là cảm thấy buồn nôn và nôn ngay sau khi ăn.
1.4. Đau tức ngực
Khi bị bệnh người bệnh sẽ thấy đau vùng thượng vị, một cảm giác như bị đè lên, co thắt ở ngực. Cảm giác đau này bắt đầu từ vùng thượng vị, sau đó đau lan ra 2 cánh tay và xuyên ra sau lưng. Nếu không để ý thì rất dễ bị nhầm lẫn với các bệnh lý về tim mạch.
Bên cạnh những biểu hiện trên, một số người còn bị đắng miệng, khó nuốt khi ăn, khàn giọng, ho,… Tuy nhiên, những biểu hiện này không quá rõ ràng và gần giống với những triệu chứng của bệnh khác.
2. Cách giảm đau khi bị trào ngược dạ dày đơn giản mà hiệu quả
Ngoài việc sử dụng thuốc, những mẹo chữa trào ngược dạ dày tại nhà sau đã được nhiều người áp dụng và triệu chứng bệnh được cải thiện khá hiệu quả. Hãy cùng tham khảo và áp dụng một trong những cách dưới đây nhé:
2.1. Trà gừng – Cách giảm đau khi bị trào ngược dạ dày hiệu quả
Gừng là loại gia vị rất tốt đối với người bệnh dạ dày nói chung và trào ngược dạ dày thực quản nói riêng. Gừng có tính ấm, giúp giảm đau đớn vùng thượng vị do viêm loét dạ dày và trào ngược acid gây ra. Ngoài ra, gừng còn hỗ trợ quá trình tiêu hóa thức ăn diễn ra nhanh hơn, cải thiện rõ rệt chứng trào ngược và tình trạng buồn nôn.
Bạn có thể sử dụng gừng làm gia vị chế biến món ăn hằng ngày hoặc pha thành trà uống rất tiện lợi. Cách pha trà như sau:
– Lấy một nhánh gừng rửa sạch và băm nhỏ.
– Đun cùng 300ml nước trong khoảng 10 phút.
– Lấy nước uống, uống nước gừng khi ấm là tốt nhất
2.2. Sử dụng nghệ mật ong
Theo nghiên cứu hiện nay cho thấy mật ong như có đặc tính khử trùng, kháng khuẩn, chống viêm nhiễm. Nhờ đó, được sử dụng rất nhiều trong việc điều trị các bệnh lý về dạ dày, trong đó có trào ngược dạ dày,…
Nghệ giúp làm dịu dạ dày và làm giảm axit dạ dày. Một nghiên cứu chứng minh rằng những người bổ sung nghệ đã giảm mức độ viêm trong vòng một tháng sau khi sử dụng
Cách làm như sau:
– Trộn 1 muỗng mật ong với 3 muỗng bột nghệ hòa vào 100ml nước ấm. Ngày uống 3 lần trước khi ăn
– Hoặc có thể trộn mật ong với bột nghệ, vo thành viên nhỏ để dùng lâu dài. Ngày uống 9 viên, chia 3 viên/1 lần.
2.3. Trà hoa cúc – Cách giảm đau khi bị trào ngược dạ dày hiệu quả
Mỗi ngày nhâm nhi 1 tách trà hoa cúc có thể giúp căng thẳng thần kinh cũng như giảm axit dư thừa. Đặc biệt có lợi với những người bị trào ngược dạ dày bởi nó không những ngăn ngừa được triệu chứng trào ngược mà còn giúp người bệnh ngon giấc hơn.
Có thể sử dụng hoa cúc tươi làm để làm trà uống hoặc mua sẵn dạng trà túi lọc. Cách thực hiện rất đơn giản. Cho hoa cúc vào nước cho sôi, tiếp tục đun thêm 5 phút để các hoạt chất quý trong hoa hòa tan hết vào nước. Để nguội, rót trà ra cốc, có thể uống kèm mật ong hay chanh để tăng hương vị.
2.4. Sử dụng lá mơ lông
Lá mơ lông cũng là một trong những thực phẩm giúp điều trị trào ngược dạ dày hiệu quả. Những thành phần trong lá mơ lông có tác dụng giải độc, sát khuẩn, tăng cường hệ miễn dịch. Đặc biệt, hỗ trợ làm giảm tình trạng sưng viêm niêm mạc dạ dày.
Đối với lá mơ lông, bạn có thể xay lấy nước rồi uống. Hoặc có thể thái nhỏ lá mơ lông rồi chiên với trứng là bạn sẽ có một món ăn vừa ngon và vừa dùng như một bài thuốc trị bệnh dạ dày hiệu quả.
2.5. Gối cao đầu khi ngủ là một trong những cách giảm đau khi bị trào ngược dạ dày
Hiện tượng trào ngược dạ dày không chỉ xảy ra sau bữa ăn mà cả khi nằm ngủ. Bạn có thể giảm triệu chứng này khi ngủ bằng cách nâng cao đầu bằng gối mềm. Triệu chứng ợ nóng, khó thở và buồn nôn sẽ không còn xuất hiện tại mỗi giấc ngủ của bạn nữa.
Bên canh đó, khi ngủ nên nằm thẳng hoặc nghiêng sang trái. Tránh nằm nghiêng sang phải sẽ làm cho cơn co thắt thực quản dưới bị đè ép, gây rò rỉ dịch dạ dày.
2.6. Nghỉ ngơi và luyện tập hằng ngày để cải thiện bệnh.
Tinh thần căng thẳng, áp lực kéo dài thường xuyên sẽ liên quan tới các bệnh lý dạ dày, trong đó có trào ngược dạ dày. Với những ai đang trong thời gian mắc bệnh và trong điều trị bệnh mà bị stress căng thẳng kéo dài rất dễ khiến bệnh càng trầm trọng hơn.
Dưới đây là một số bài tập thể dục giúp người bệnh thư giãn, cải thiện tình trạng bệnh:
– Ngồi thiền.
– Tập yoga.
– Nghỉ ngơi ở nơi yên tĩnh khi quá căng thẳng.
– Nghe nhạc để thư giãn.
– Hít thở sâu
Trên đây là 5 cách giảm đau khi bị trào ngược dạ dày hiệu quả, bạn có thể áp dụng các phương pháp này tại nhà mỗi ngày. Bên cạnh đó, cần xây dựng một chế độ ăn uống lành mạnh và chế độ sinh hoạt khoa học sao cho hợp lý. Tuy nhiên, nếu triệu chứng bệnh ngày càng nặng và trở nên nghiêm trọng thì tốt nhất nên đến các cơ sở y tế để được các bác sĩ thăm khám và điều trị.