Bệnh thủy đậu có thể gây ra biến chứng nguy hiểm. Hiện cách điều trị bệnh thủy đậu chủ yếu là điều trị triệu chứng và điều trị đặc hiệu bằng kháng virus.
Menu xem nhanh:
Bệnh thủy đậu nguyên nhân do đâu?
Bệnh thủy đậu do virus varicella zoster gây ra. Trẻ em dưới 10 tuổi là đối tượng phổ biến thường mắc bệnh này, tuy nhiên bất kỳ ai ở độ tuổi nào đều có thể mắc phải.
Loại virus này xâm nhập vào cơ thể người lớn lại gây ra hậu quả nặng hơn, với nguy cơ cao bị biến chứng như chuyển sang viêm phổi. Những người với hệ miễn dịch suy yếu như người hút thuốc và phụ nữ mang thai có nguy cơ nhiễm loại virus này cao hơn.
- Bệnh thủy đậu do virus varicella zoster gây ra cần được phát hiện sớm và điều trị hiệu quả
Bệnh thủy đậu khá phổ biến ở trẻ em, ít thấy ở người lớn tuổi hơn – nguyên do là hầu hết mọi người đã từng mắc thủy đậu khi còn bé. Một khi bạn đã bị thủy đậu, bạn sẽ không bị nữa.
Đó là tin tốt cho những người đã từng mắc thủy đậu khi còn nhỏ, tuy nhiên lại không hay ho gì cho những người chưa từng mắc.
Triệu chứng của bệnh là gì?
Người lớn bị bệnh thủy đậu cũng có những triệu chứng chính như ở trẻ em, đó là phát ban phồng rộp da khắp cơ thể. Khi bắt đầu, bạn sẽ cảm thấy ốm yếu và sốt từ 1 đến 2 ngày.
Sau đó các nốt bắt đầu xuất hiện. Chúng xuất hiện đầu tiên trên mặt và da đầu trước khi lan rộng xuống ngực và bụng, tiếp đó là cánh tay và chân. Đôi khi, các nốt này không xuất hiện nhiều.
Bệnh bắt đầu từ 1-2 ngày trước khi các vết ban xuất hiện và cho đến khi các vết đóng vảy. Điều này xảy ra sau 5- 6 ngày sau khi bệnh khởi phát.
Rất may là sau 3-4 ngày ngứa thì các vết sẽ khô lại. Ở giai đoạn này, điều cần chú ý là đừng làm xước chúng không thì chúng sẽ để lại sẹo đấy.
Rõ ràng nói dễ hơn làm, bạn có thể áp dụng một số cách sau để đối phó với tình trạng này:
– Cắt ngắn móng tay để làm giảm thương tổn khi không may bạn gãi.
– Mặc đồ vải bông mịn để tránh gây thêm kích ứng cho gia.
– Để bớt ngứa, bôi kem chứa calamine bằng bông len vào các vết thương.
Cách điều trị bệnh thủy đậu
- Thăm khám, chẩn đoán và điều trị bệnh thủy đậu đúng cách ngừa nguy cơ biến chứng nguy hiểm
Điều quan trọng nhất trong điều trị, chăm sóc bệnh nhân thủy đậu là làm sạch da và vệ sinh thân thể:
– Cho người bệnh nằm nghỉ trong 1 phòng thoáng mát, sạch sẽ, ăn các chất dễ tiêu.
– Chú ý cắt ngắn móng tay và giữ sạch tay.
_ Trẻ nhỏ phải cho mang bao tay, xoa bột tan (talc) vô khuẩn hoặc phấn rôm khắp người để trẻ đỡ ngứa.
– Tắm rửa bằng các dung dịch sát khuẩn
– Tránh cọ xát làm các bóng nước bị vỡ.
Điều trị triệu chứng:
– Tại chỗ nốt đậu dập vỡ nên chấm dung dịch xanh metylen.
– Chống ngứa để bệnh nhân đỡ cào gãi bằng các thuốc.
– Mỗi ngày 2-3 lần nhỏ mắt, mũi thuốc sát khuẩn như chloramphenicol 0,4% hoặc acgyrol 1%.
– Khi nốt phỏng vỡ, chỉ nên bôi thuốc xanh metilen.
Điều trị bệnh thủy đậu bằng thuốc kháng virus
– Trong vòng 24 giờ đầu khi xuất hiện nốt đậu dùng kháng sinh chống virut loại acyclovir để giúp rút ngắn thời gian và mức độ nghiêm trọng của bệnh. Liều lượng phụ thuộc lứa tuổi hoặc cân nặng (đối với trẻ nhỏ).
– Trường hợp nặng hơn hoặc có biến chứng như viêm màng não, trẻ suy giảm miễn dịch, có thể dùng acyclovir đường tĩnh mạch.
– Tuân thủ chỉ định dùng thuốc của bác sĩ. Không tự ý dùng thuốc hoặc nghe lời mách bảo mà dùng thuốc sai lầm, dẫn đến thủy đậu bội nhiễm nặng.
Giai đoạn vừa mới lành bệnh, cần phải tuyệt đối chống nắng và tránh cào gãi gây trầy xước. Bổ sung đầy đủ các vitamin và yếu tố vi lượng cho da thông qua chế độ ăn hoặc thuốc uống. Giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ và nghỉ ngơi nhiều.
Bệnh thủy đậu có tái phát hay không?
Nếu bạn là người trưởng thành và bạn mắc thủy đậu, bạn có thể có nguy cơ mắc lại virus varicella zoster trong suốt cuộc đời nhưng trong hình thức là bệnh zona. Tình trạng này có thể gây ra đau đớn và gây ngứa, cảm giác như kiến bò hoặc nóng rát trên da.
Hãy gặp bác sĩ để được khám và tư vấn nếu bạn đang rất khỏe mà gặp phải các triệu chứng trên. Thông thường nếu bạn đã mắc thủy đầu một lần, bạn sẽ không mắc phải lần 2 nữa.