Bệnh viêm tai giữa ứ mủ ở trẻ là gì và có nguy hiểm không? Có những cách chữa viêm tai giữa ứ mủ nào cho hiệu quả cao lại an toàn với trẻ? Xem ngay bài viết dưới đây để được giải đáp chi tiết và hiểu hơn về bệnh lý viêm tai giữa ứ mủ ở trẻ em nhé.
Menu xem nhanh:
1. Viêm tai giữa ứ mủ là gì và có mấy loại?
Viêm tai giữa ứ mủ là tình trạng tai giữa của trẻ bị tích tụ dịch, sau đó dịch này bị nhiễm trùng và chuyển thành mủ tai. Theo chuyên gia, vi khuẩn và virus từ mũi họng chính là nguyên nhân chính gây nên nhiễm trùng dịch tai và cấu thành nên bệnh viêm tai giữa ứ dịch ở trẻ em. Trẻ càng nhỏ có nguy cơ mắc các bệnh viêm tai càng cao. Lý do là cấu trúc ống Eustachian của bé còn ngăn và nằm ngang, dịch trong mũi họng có thể dễ dàng đi qua ống này và tràn vào tai giữa.
Hiện nay, bệnh viêm tai giữa ứ mủ ở trẻ được chia thành 2 loại chính:
– Viêm tai giữa ứ mủ cấp: Viêm tai giữa ứ mủ cấp tính thường xuất hiện đột ngột và phát triển nhanh chóng. Trẻ viêm tai giữa cấp tính sẽ dần xuất hiện các triệu chứng như đau tai (tăng dần), chảy mủ từ tai… Ở thể cấp tính, thời gian điều trị bệnh viêm tai giữa chỉ kéo dài khoảng vài ngày đến vài tuần.
– Viêm tai giữa ứ mủ mạn tính: Nếu tình trạng viêm tai giữa ứ mủ cấp tính không được điều trị kịp thời hoặc tái phát thường xuyên, nó có thể chuyển sang thể mãn tính. Bệnh viêm tai giữa ứ cấp thường xuất hiện triệu chứng nhẹ nhưng thời gian điều trị kéo dài hơn, có thể lên đến vài tháng hay vài năm. Bệnh dễ tái phát, nhất là ở các bé có yếu tố nguy cơ: dị ứng, bị cảm lạnh…
2. Bệnh viêm tai giữa ứ mủ xảy ra ở trẻ có nguy hiểm không?
Trẻ mắc viêm tai giữa ứ mủ có nguy hiểm không hiện là thắc mắc của không ít bậc phụ huynh. Thực tế, đây cũng là một trong những bệnh lý nhiễm trùng tai thường gặp ở trẻ em, có thể được điều trị dễ dàng nếu được phát hiện bệnh kịp thời và dùng đúng cách. Tuy nhiên, nếu công tác điều trị chậm trễ hay không đúng cách, thì việc điều trị bệnh cho trẻ sẽ trở nên khó hơn và trong thời gian kéo dài hơn. Thậm chí, trẻ viêm tai giữa ứ mủ được điều trị chậm hay sai cách còn có thể sẽ phải đối mặt với nhiều biến chứng nặng:
– Nhiễm trùng lan sang các khu vực lân cận: Nhiễm trùng từ tai giữa có thể lan ra các vùng lân cận như mũi, họng hay răng và gây ra các vấn đề khác, đôi khi cần phải can thiệp điều trị riêng biệt thì mới đạt hiệu quả.
– Chuyển biến từ thể cấp tính sang mạn tính: Nếu viêm tai giữa ứ mủ tái phát thường xuyên, vấn đề nhiễm trùng sẽ khó điều trị hơn và kéo dài thời gian điều trị hơn. Vừa tổn hại nhiều tới sức khỏe của trẻ lại tốn kém kinh tế của phụ huynh.
– Thủng màng nhĩ: Áp lực từ dịch mủ có thể gây thủng màng nhĩ, mở cửa vào tai ngoại, tăng nguy cơ nhiễm trùng và gây tổn thương lâu dài cho tai bé.
– Viêm xương chũm và viêm mê đạo: Mủ trong tai có thể lan rộng đến các cấu trúc xương chũm và mê đạo, gây ra viêm nhiễm và khiến quá trình điều trị viêm tai gặp nhiều khó khăn hơn.
– Xẹp màng nhĩ, xơ cứng màng nhĩ: Nếu không được điều trị kịp thời, màng nhĩ của bé có thể trở nên xơ cứng hoặc xẹp, ảnh hưởng nghiêm trọng đến chức năng của tai và thính lực.
– Liệt mặt: Viêm tai giữa có thể dẫn đến tổn thương dây thần kinh mặt, gây ra tình trạng liệt mặt, làm giảm khả năng điều chỉnh cơ mặt của bé.
– Biến chứng nội sọ: Viêm tai giữa ứ mủ có thể gây ra các vấn đề nội sọ như viêm màng não, viêm tắc xoang tĩnh mạch bên, áp xe ngoài màng cứng, tăng nguy cơ nhiễm trùng lan tỏa đến khu vực nội sọ…
Để ngăn chặn những biến chứng bên trên có thể xảy ra, điều quan trọng là bệnh viêm tai giữa ứ mủ của bé cần được phát hiện kịp thời và xử trí đúng cách. Khi quan sát thấy con có biểu hiện bất thường về tai, bố mẹ nên sớm cho con đi khám bác sĩ để được chẩn đoán và có phác đồ điều trị phù hợp.
3. Hướng dẫn cách chữa viêm tai giữa ứ mủ cho bé
Dù là viêm tai giữa ứ mủ cấp hay mạn tính thì đều có thể điều trị với 2 cách là dùng thuốc hoặc phẫu thuật. Tuy nhiên, việc chọn phương pháp nào để điều trị còn tùy thuộc vào tình trạng mắc bệnh và thể trạng của trẻ.
3.1. Cách chữa viêm tai giữa ứ mủ cho bé bằng thuốc
Hầu hết trường hợp trẻ mắc hoặc tái mắc viêm tai giữa ở mức độ bình thường, được phát hiện kịp thời, bác sĩ sẽ tư vấn trẻ nên điều trị nội khoa – sử dụng thuốc chữa bệnh. Theo đó, bác sĩ sẽ lên phác đồ điều trị cho trẻ với thuốc kháng sinh đường uống phổ rộng để xử lý nhiễm trùng và dung dung dịch vệ sinh giúp đường mũi họng thông thoáng. Trẻ viêm tai giữa mạn tính thì sẽ cần dùng thêm thuốc nhỏ tai , dùng thuốc nhỏ tai hay dung dịch vệ sinh tai tại chỗ. Ngoài ra, tuy trường hợp, bác sĩ có thể chỉ định thêm các thuốc hỗ trợ điều trị khác như: chống viêm, giảm đau, thuốc loãng đờm…
3.2. Cách chữa viêm tai giữa ứ mủ bằng phẫu thuật
Với các trường hợp nặng hơn, trẻ viêm tai giữa ứ mủ có biến chứng, bác sĩ sẽ chỉ định bé cần điều trị ngoại khoa bằng các phương pháp phẫu thuật phù hợp:
– Đặt ống thông tai: Bác sĩ sẽ tiến hành tạo một lỗ nhỏ trên màng nhĩ nhằm dẫn lưu dịch mủ ra ngoài. Tiếp đó, bác sĩ sẽ đặt ống thông vào lỗ đó để ngăn tích tụ dịch mủ về sau. Ống thông tai sẽ được tháo ra sau khoảng 6 tháng – 1 năm sau, khi trẻ không còn tái phát viêm tai giữa ứ mủ nữa.
– Phẫu thuật vá màng nhĩ: Áp dụng với trẻ viêm tai giữa ứ mủ bị biến chứng thủng màng nhĩ. Bác sĩ sẽ sử dụng mảnh da ghép hoặc vật liệu nhân tạo để vá màng nhĩ, khôi phục chức năng và tính toàn vẹn của bộ phận này.
– Phẫu thuật cắt Amidan: Áp dụng với trẻ được xác định mắc viêm tai giữa ứ mủ do amidan. Khi amidan được loại bỏ, áp lực và nguy cơ tái phát viêm tai giữa sẽ được giảm hẳn.
Trên đây là những cách chữa viêm tai giữa ứ mủ hiệu quả, đảm bảo an toàn cho trẻ. Nếu còn bất cứ thắc mắc nào bệnh lý viêm tai giữa, độc giả liên hệ ngay Thu Cúc TCI để được giải đáp chi tiết hơn nhé.