Chàm tổ đỉa là bệnh ngoài ra rất phổ biến ở các nước nhiệt đới. Bệnh có ở cả nam lẫn nữ và thường xuất hiện nhiều ở độ tuổi 20-40 tuổi. Chàm tổ đỉa là căn bệnh mạn tính, rất hay tái phát và chưa có thuốc đặc trị dứt điểm. Vậy, cách chữa bệnh chàm tổ đỉa như thế nào?
Menu xem nhanh:
1. Triệu chứng
Người mắc bệnh chàm tổ đỉa thường có triệu chứng, như: Có nhiều mụn nước màu trắng trong nằm sâu dưới da, khó vỡ; Mụn thường xuất hiện nhiều nhất ở lòng bàn tay, lòng bàn chân và các kẽ tay chân; Có cảm giác ngứa rát trước khi nổi mụn; Mụn nước tự khô tạo thành một điểm màu vàng đục và gây tróc da; Nóng sốt, nổi hạch; Ngứa ngáy rất khó chịu, hay tái đi tái lại nhiều lần và kéo dài dai dẳng…
2. Nguyên nhân
Các yếu tố cơ địa, dị nguyên, sức đề kháng, chế độ dinh dưỡng, môi trường sống… là những nguyên nhân có thể gây bệnh chàm tổ đỉa.
– Do cơ địa bệnh nhân: Bệnh có thể di truyền nếu như trong gia đình có người mắc bệnh này; Bệnh có thể bùng phát nếu cơ thể bị rối loạn các chức năng hoạt động khiến cơ thể thay đổi; Bệnh nhân mắc phải một số bệnh suyễn, viêm gan, đại tràng, thận…
-Do nguyên nhân dị nguyên: Do đặc thù của công việc người bệnh phải tiếp xúc với hóa chất độc hại; Do dị ứng với đồ vật trong nhà; Do ăn phải các thức ăn lạ, không phù hợp cơ địa.
– Do sức đề kháng cơ thể yếu, chế độ ăn uống hàng ngày thiếu khoa học, ăn nhiều chất đạm và đồ ăn cay nóng.
3. Điều trị
– Mục đích điều trị bệnh chàm tổ đỉa là làm lành da như bình thường. Tùy theo từng trường hợp bệnh nhân, bác sĩ sẽ chỉ định thuốc chống nấm, chống khuẩn, chống dị ứng… Bệnh nhân có thể kết hợp vừa dùng thuốc uống, vừa dùng thuốc bôi và kết hợp điều trị cả đông y và tây y để điều trị bệnh.
Trong quá trình điều trị, bệnh nhân cần lưu ý: Rửa tay nhẹ nhàng tránh làm bong tróc mụn, tránh tiếp xúc với dầu mỡ hóa chất độc hại, cắt móng tay, móng chân sạch sẽ và không để ướt, kiêng thức ăn cay nóng giàu đạm…