Cách chăm sóc răng ê buốt đơn giản, hiệu quả

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKII

Nguyễn Văn Quyết

Trưởng khoa Răng Hàm Mặt - Bệnh viện ĐKQT Thu Cúc TCI

Bất cứ ai ở độ tuổi nào cũng có thể gặp phải tình trạng răng ê buốt. Răng có thể bị ê buốt, nhức vì nhiều nguyên nhân. Các cơn ê buốt có thể tới bất chợt hoặc kéo dài dai dẳng ảnh hưởng đến sinh hoạt thường ngày. Cùng tìm hiểu cách chăm sóc răng ê buốt trong bài viết dưới đây của Thu Cúc TCI.

Cách chăm sóc răng ê buốt

Ê buốt răng là tình trạng thường xuyên gặp phải ở nhiều độ tuổi, đối tượng.

1. Tại sao răng bị ê buốt?

Cơn ê buốt của răng có thể chỉ là thoáng qua, đem đến cảm giác nhức, nhói ở răng, thường xuất hiện nhiều ở các răng hàm. Vậy, đâu là lý do, tác nhân gây nên tình trạng ê buốt ở răng?
– Răng không thích ứng được với nhiệt độ của đồ ăn, thức uống quá nóng hoặc quá lạnh. Khi bạn ăn kem, đồ uống lạnh, uống nước nóng,… ê buốt, nhức răng như một phản ứng tự nhiên.
– Các loại đồ ăn chua, lên men hoặc ngọt. Bạn cũng có thể gặp phải các cơn đau nhức khi ăn những món ăn chua như: chanh, dưa muối,… Cảm giác ê buốt kèm theo việc tiết nhiều nước bọt.
– Hít thở bằng miệng ở nơi có nhiệt độ thấp, không khí lạnh có thể khiến răn bạn bị ê buốt
– Thói quen nghiến răng khi ngủ

Ngoài ra, không thể bỏ qua nguyên nhân đến từ việc chăm sóc răng miệng không đúng cách:
– Đánh răng quá mạnh, dùng bàn chải đánh răng có lông chải quá cứng
– Tần suất chải răng quá nhiều lần dễ khiến răng tổn thương. Sau những bữa ăn là thời điểm lý tưởng để chải răng, vệ sinh răng nhưng không nên chải quá lâu và quá mạnh.
– Dùng nước súc miệng, kem đánh răng không phù hợp trong thời gian dài

Cách chăm sóc răng ê buốt hiệu quả là gì?

Chải răng sai cách dẫn đến tình trạng ê buốt răng.

Bạn cũng có thể bị ê buốt răng sau khi thực hiện một số thủ thuật nha khoa như: dán sứ, bọc sứ, làm trắng răng,… Tình trạng ê buốt trong trường hợp này thường là do răng chưa thích ứng kịp sau khi bị mài, tiếp xúc các loại keo, thuốc,… Bệnh nhân thường sẽ không bị ê buốt quá lâu. Tuy nhiên, nếu bị ê buốt kéo dài, nhức nhói lâu dài thì bạn cần đến gặp bác sĩ nha khoa để có cách khắc phục và biết cách chăm sóc răng ê buốt đúng cách. Những người bị các bệnh lý về răng cũng có khả năng cao bị ê buốt răng như: tụt nướu, viêm nướu,…

Răng ê buốt dù là vì lí do nào thì cũng ảnh hưởng đến cuộc sống, khiến cho những trải nghiệm không được trọn vẹn và có thể ảnh hưởng đến sức khỏe lâu dài. Vì vậy, đừng chủ quan mà hãy xử lý cơn ê buốt sớm nhất có thể.

2. Răng ê buốt cảnh báo bệnh gì?

Răng ê buốt không chỉ là một phản ứng tự nhiên của cơ thể khi thay đổi nhiệt độ đột ngột mà nó còn có thể là dấu hiệu của những bệnh răng miệng cực kỳ nguy hiểm như:
– Viêm lợi: khi bị viêm lợi, dễ nhận thấy tình trạng lợi bị sưng đỏ, chảy máu, bất chợt gây đau nhức. Bệnh nhân bị viêm lợi thường xuyên gặp phải các cơn đau nhức răng, ê buốt khi ăn uống. Khi bệnh tiến triển đến giai đoạn nặng, bệnh nhân sẽ phải đối mặt với nguy cơ mất răng.
– Viêm nha chu: viêm lợi không được xử lý kịp thời có thể dẫn đến viêm nha chu. Khi xuất hiện các khối áp xe thì cần được điều trị khẩn cấp.
– Đau răng: đau răng tuy không phải là bệnh lý nhưng nó là triệu chứng của nhiều bệnh lý khác
– Sâu răng

Nếu ê buốt răng do thói quen nghiến răng, không được điều trị, chấm dứt sớm có thể khiến răng lung lay, yếu dần và dẫn đến nguy cơ gãy răng, mất răng.

Không có cách chăm sóc răng ê buốt đúng dễ gây sâu răng.

Sâu răng có dấu hiệu cơ bản là đau nhức, ê buốt răng.

3. Xử lý răng ê buốt như thế nào?

Dưới đây là một số cách mà bạn có thể áp dụng để giảm sự nhạy cảm của răng và thuyên giảm tình trạng ê buốt răng.
– Đảm bảo chải răng, vệ sinh răng tối thiểu 2 lần/ngày hoặc vệ sinh răng sạch sẽ sau mỗi bữa ăn
– Chải răng nhẹ nhàng, không dùng lực mạnh, không dùng bàn chải có lông chải cứng. Các loại bàn chải điện có thể hỗ trợ làm sạch răng với lực vừa phải.
– Sử dụng kem đánh răng, nước súc miệng có chứa fluoride để quá trình làm sạch được tối ưu hơn. Đổi sang loại khác khi răng bị ê buốt, bởi kem đánh răng không phù hợp có thể bào mòn, làm hại men răng. Có thể sử dụng một số loại kem đánh răng dành riêng cho răng nhạy cảm.
– Hạn chế uống nước lạnh, có thể dùng nước ấm để làm sạch răng thay vì nước lạnh
– Không sử dụng các loại thực phẩm, đồ uống lạnh

Để chăm sóc răng ê buốt tốt hơn, chú ý không nên thực hiện theo các mẹo, bài thuốc dân gian. Các loại lá như: lá ổi, lá tía tô, lá lốt chỉ có tác dụng làm giảm cơn đau nhức trong thời gian ngắn, không thể trị dứt điểm cơn đau nhức. Bạn cần đến gặp bác sĩ để được thăm khám, điều trị dứt điểm, tránh các hậu quả đáng tiếc khi để tình trạng răng ê buốt kéo dài.

Đến gặp bác sĩ để được chăm sóc răng ê buốt tốt hơn.

Khi các triệu chứng ê buốt không thuyên giảm thì cần đến gặp bác sĩ sớm.

4. Phòng ngừa ê buốt răng

Phòng ngừa ê buốt răng còn giúp phòng ngừa các bệnh răng miệng, bảo vệ sức khỏe. Để phòng ngừa, hạn chế tối đa nguy cơ bị ê buốt răng, dưới đây là một số biện pháp có thể áp dụng:
– Nắm rõ chú ý vệ sinh răng miệng: không chải răng mạnh, theo chiều ngang, nên chải theo chiều dọc, xoay tròn
– Xây dựng chế độ ăn hợp lý, an toàn với răng: hạn chế đồ uống lạnh, thức ăn quá nóng, cứng
– Tập thói quen uống nước ấm, vệ sinh răng miệng bằng nước ấm
– Ngoài vệ sinh bề mặt răng thì cần vệ sinh các kẽ răng bằng tăm nha khoa hoặc máy tăm nước
– Chú ý vệ sinh răng hàm, mặt sau của răng
– Sử dụng nước súc miệng làm mềm mảng bám, máy tăm nước hỗ trợ loại bỏ mảng bám dễ dàng
– Thăm khám kỹ càng, lựa chọn cơ sở uy tín trước khi thực hiện các thủ thuật răng thẩm mỹ
– Cạo vôi răng định kỳ. Cạo vôi răng cũng có thể gây nên tình trạng răng ê buốt nhưng không kép dài quá lâu
– Khám răng định kỳ giúp chăm sóc răng miệng tốt hơn, hạn chế nguy cơ bị ê buốt răng vì nhiều nguyên nhân

Bạn có thể tự tìm hiểu cách chăm sóc răng ê buốt tại nhà hoặc tại các phòng khám nha khoa, bệnh viện. Nếu tự chăm sóc răng tại nhà cũng nên tham khảo ý kiến bác sĩ hoặc thăm khám đầy đủ để xác định xem răng có gặp phải các vấn đề khác nghiêm trọng hay không. Lựa chọn các đơn vị uy tín như Thu Cúc TCI để chăm sóc sức khỏe răng miệng tốt hơn.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital