Răng bị lung lay: Nguyên nhân và cách xử lý

Tham vấn bác sĩ
Bác sĩ CKI

Phạm Phương Thảo

Bác sĩ Răng Hàm Mặt

Răng bị lung lay không phải vấn đề đơn giản. Đặc biệt đối với người trưởng thành, những chiếc răng vĩnh viễn lung lay chính là sự báo hiệu cho nhiều vấn đề. Đó là những vấn đề gì và làm sao để có thể giải quyết hiệu quả? Chúng ta hãy cùng tìm đáp án thông qua bài viết sau đây.

1. Vì sao răng bị lung lay?

Răng bị lung lay

Có nhiều nguyên nhân khiến răng lung lay

Đối với trẻ em trong thời kỳ thay răng, răng lung lay là hoàn toàn bình thường. Đó chỉ là một giai đoạn trong quá trình hình thành và hoàn thiện hàm răng. Tuy nhiên, nếu đối tượng bị răng lung lay là người trưởng thành, điều này sẽ là báo động về tình trạng sức khỏe răng miệng. Sau đây là một số nguyên nhân dẫn đến răng lung lay:

1.1 Do bệnh lý

Các bệnh lý răng miệng là nguyên nhân chính dẫn tới răng lung lay. Điển hình là những căn bệnh như viêm nha chu, viêm nướu, loãng xương, … Thông thường, người mắc căn bệnh này là do chế độ ăn uống hoặc phương pháp chăm sóc, vệ sinh răng miệng kém. Từ đó, các mảng bám tích tụ, vi khuẩn tấn công gây nên các bệnh lý.

1.2 Do lão hóa

Khi tuổi tác ngày càng cao, các bộ phận cơ thể sẽ bị lão hóa. Và răng miệng của chúng ta cũng giống như vậy. Điều này dẫn đến các tổ chức xương và dây chằng trong khoang miệng không thể thực hiện tốt khả năng cố định răng.

1.3 Do tác động ngoại lực

Trong một vài tình huống như bị va đập, vấp ngã, tai nạn,… cũng là nguyên nhân dẫn đến răng lung lay. Dù vô tình hay cố ý, khi bị tác động môt ngoại lực mạnh, hệ thống xương và dây chằng trong miệng sẽ bị tổn thương. Vì vậy, răng sẽ khó được cố định tốt và bị lung lay.

1.4 Do trong giai đoạn có thai

Trong giai đoạn mang thai, phụ nữ có những sự thay đổi hormon nội tiết tố. Trong đó, tiêu biểu là hormone progesterone và estrogen. Hai loại hormone này sẽ có xu hướng tăng cao hơn mức bình thường. Điều này đã tác động tới răng, gây ảnh hưởng hệ thống dây chằng trong miệng khiến răng bị lung lay

1.5 Do những thói quen xấu

Ngoài những nguyên nhân trên, đôi khi tình trạng răng lung lay có thể bắt nguồn từ chính những thói quen xấu hàng ngày của bản thân. Ví dụ như nhai đá, mở nắp chai nước bằng răng, nghiến răng,…

2. Răng lung lay có thể chắc lại không?

Răng lung lay có thể chắc lại không là tùy thuộc vào nhiều yếu tố. Mỗi nguyên nhân gây nên tình trạng này sẽ có một cách khắc phục riêng.

2.1 Răng bị lung lay do lão hóa

Răng bị lung lay

Khi răng lão hóa sẽ dễ bị lung lay

Trường hợp răng lung lay do bị lão hóa rất có để khắc phục. Nó cũng giống như tuổi tác của con người, đã đi qua là không thể lấy lại. Vì vậy, trường hợp này chúng ta không nên để đến khi mắc bệnh mới chữa trị mà hãy phòng tránh từ trước.

2.2 Răng bị lung lay ở thai phụ

Đối với phụ nữ mang thai, việc răng lung lay là vì thay đổi nội tiết tố trong cơ thể. Vậy nên trường hợp này chúng ta không cần quá lo lắng. Sau khi sinh con xong, cơ thể ổn định trở lại, răng chúng ta cũng sẽ không còn bị lung lay.

Tuy nhiên, các thai phụ cũng không nên chủ quan. Để tình trạng răng miệng được đảm bảo, chúng ta nên thực hiện kiểm tra tại nha khoa để tìm ra nguyên nhân. Bởi đôi khi, đó cũng có thể là nguyên nhân của nhiều vấn đề nguy hiểm như sinh non.

2.3 Răng lung lay do bệnh lý

Khi mắc phải những bệnh lý khiến răng lung lay, trước hết ta cần đến khám tại nha khoa để được kiểm tra và có phác đồ điều trị thích hợp. Thông thường, nha sĩ sẽ thực hiện vệ sinh để loại bỏ cao răng và cặn bẩn trước. Sau quá trình kiểm tra, nếu nhận thấy tình trạng bệnh nhẹ, việc điều trị có thể kết hợp uống thuốc và chăm sóc tại nhà. Tuy nhiên, với trường hợp bệnh nghiêm trọng hơn, nha sĩ có thể đề nghị thực hiện phẫu thuật. Việc phẫu thuật sẽ giúp loại bỏ những phần mô nướu hoặc xương đang gặp vấn đề. Và cuối cùng, để tránh nguy cơ mất răng, việc ghép mô nướu thay thế sẽ được thực hiện.

2.4 Răng lung lay do ngoại lực

Răng bị ngoại lực tác động nếu chưa vỡ mà chỉ bị lung lay, ta có thể điều trị bằng cách cố định lại. Các phương pháp thường được sử dụng như biện pháp nẹp hay cố định răng bằng dụng cụ nha khoa đem lại hiệu quả tốt. Sau một thời gian, răng lung lay sẽ trở lại trạng thái bình thường.

3. Những biện pháp phòng tránh răng lung lay

3.1 Phương pháp vệ sinh răng miệng phù hợp

Với mọi vấn đề răng miệng, tiêu chí đầu tiên giúp phòng tránh chính là một phương pháp vệ sinh đúng đắn. Thông thường, mọi người chỉ làm sạch răng bằng cách đánh răng 2 lần một ngày. Thế nhưng chỉ như vậy thì chưa đủ cho một hàm răng sạch đẹp, khỏe mạnh. Ta cần có sự kết hợp với tăm nước hoặc chỉ nha khoa. Như vậy mới có thể đảm bảo mọi cặn bẩn còn sót lại được loại bỏ.

Bên cạnh đó, súc miệng thường xuyên cũng là một cách đơn giản để bảo vệ hàm răng sạch đẹp. Chúng ta có đa dạng sự lựa chọn về nước súc miệng: nước muối sinh lý, nước súc miệng,…

3.2 Lựa chọn đúng loại kem đánh răng và bàn chải

Đối với kem đánh răng, khi lựa chọn chúng ta hãy chú ý tới bảng thành phần. Những loại kem có chứa nhiều Fluor sẽ hỗ trợ bảo vệ men răng và ngăn ngừa bệnh sâu răng tốt hơn. Con số tiêu chuẩn của lượng Fluor trong kem đánh răng là từ 1350-1500 ppm.

Ngoài ra, bàn chải đánh răng cũng cần được thay 3 tháng 1 lần. Sau một thời gian sử dụng, những chiếc bàn chải sẽ bị xơ và sờn đầu lông. Khi ấy hiệu quả làm sạch sẽ không được đảm bảo. Thêm vào đó, nếu sử dụng quá lâu một chiếc bàn chải, vi khuẩn sẽ tích tụ và theo đó xâm nhập vào khoang miệng.

3.3 Thực đơn ăn uống lành mạnh

Một thực đơn ăn uống lành mạnh sẽ giúp răng miệng luôn trong tình trạng được đảm bảo an toàn. Cụ thể, chúng ta cần tránh xa những thức ăn chứa nhiều chất đường, bột. Đồng thời, hãy hạn chế sử dụng những loại nước uống có ga, thức ăn có tính axit cao,… Trong trường hợp buộc phải sử dụng những loại thực phẩm trên, hãy súc miệng thật kĩ sau đó.

3.4 Kiểm tra nha khoa định kỳ

Răng bị lung lay

Thực hiện kiểm tra nha khoa định kỳ là thói quen cần thiết

Kiểm tra nha khoa định kỳ là bước không thể thiếu để đảm bảo tình trạng răng miệng luôn ổn định. Chỉ với 3-6 tháng một lần, khoang miệng của chúng ta sẽ được đảm bảo an toàn. Đồng thời, việc kiểm tra cũng giúp rà soát mọi vấn đề và điều trị nếu nếu có bất kì nguy cơ nào.

Trên đây là những điều cần biết và lưu ý với tình trạng răng bị lung lay. Hy vọng, bài viết sẽ đem đến có bạn những thông tin cần thiết!

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:
Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital