Các xét nghiệm về gan mật hay dùng trong chẩn đoán

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ, Thầy thuốc ưu tú

Tạ Quang Mậu

Bác sĩ Nội Khoa

Các xét nghiệm về gan mật có ý nghĩa rất lớn trong chẩn đoán các bệnh về gan mật nói chung. Các chỉ số đọc được thông qua các xét nghiệm sẽ phản ánh tình trạng chức năng của gan mật, giúp khoanh vùng nhóm bệnh, phân biệt bệnh này với bệnh khác để có phương hướng điều trị chính xác nhất.

1. Tổng quan về xét nghiệm đánh giá chức năng gan

Gan là một tạng trong cơ thể đảm nhận nhiều vai trò hết sức quan trọng. Thông thường, người ta thường kể đến các chức năng của gan như: chuyển hóa, chống độc, tạo mật và dự trữ. Một khi những chức năng này hoạt động kém hiệu quả hoặc có bất thường, xét nghiệm đánh giá chức năng gan được chỉ định. Tùy từng chỉ số cụ thể sẽ giúp đánh giá các chức năng khác nhau của gan.

Khi người bệnh có bất kỳ dấu hiệu nào liên quan đến các bệnh lý về gan như: chán ăn, sụt cân không rõ nguyên nhân, mệt mỏi, vàng da, đau tức vùng hạ sườn,… cũng được chỉ định xét nghiệm để đánh giá.

Gan là một tạng lớn, có nhiều chức năng quan trọng

Gan là một tạng lớn, có nhiều chức năng quan trọng

Để thực hiện xét nghiệm đánh giá chức năng gan, người bệnh được lấy máu tĩnh mạch. Tùy vào tình trạng và nhu cầu, bệnh nhân được chỉ định theo dõi các chỉ số không giống nhau.

2. Các đối tượng cần làm xét nghiệm về gan mật

– Theo dõi tác dụng không mong muốn của các loại thuốc có ảnh hưởng đến gan.

– Các bệnh nhân bị nhiễm viêm gan virus.

– Người uống nhiều rượu bia.

– Theo dõi trong quá trình điều trị các bệnh lý về gan, mật.

– Người có dấu hiệu bệnh gan mật.

– Bệnh nhân bị bệnh túi mật.

3. Các xét nghiệm gan mật bao gồm những gì

Có thể phân chia thành 3 nhóm xét nghiệm chức năng gan chính:

3.1. Các xét nghiệm về gan mật: Nhóm đánh giá tình trạng hoại tử tế bào gan

Enzyme transaminase (aminotransferase) là nhóm các enzyme nội bào, thường tăng khi có dấu hiệu tổn thương các tế bào gan. Enzyme này có tác dụng chuyển hóa nhóm aminoacid thành phức hợp nhóm carbonyl. Nhóm enzym này có thể gặp ở gan hoặc một số các cơ quan khác. Có hai loại chính:

– Alanin aminotransferase (ALT) hoặc tên khác là serum glutamic-pyruvic transaminase (SGPT): Thường gặp chủ yếu ở gan, ngoài ra có thể thấy ở thận hoặc cơ vân.

Các xét nghiệm về gan mật: ALT là chỉ số hay dùng đánh giá chức năng gan

Các xét nghiệm về gan mật: ALT là chỉ số hay dùng đánh giá chức năng gan

– Aspartate Aminotransferase (AST) hoặc tên khác là serum-glutamic oxaloacetic transaminase (SGOT): Gặp ở gan, cơ vân, hồng cầu, tim, tụy, não,…

Do AST xuất hiện ở nhiều cơ quan hơn nên nhìn chung ALT đặc hiệu hơn đối với tế bào gan. Khi các tế bào gan có chứa các enzyme này bị viêm, nồng độ trong máu của chúng sẽ tăng cao. Giá trị bình thường <40 IU/L. Tuy nhiên, sự tăng men gan chưa hẳn tương đồng với việc các tế bào gan bị hoại tử.

Bên cạnh đó còn có chỉ số của enzyme Lactate dehydrogenase (LDH), Ferritin được định lượng để tăng thêm dữ liệu cho chẩn đoán tế bào gan bị hoại tử.

3.2. Các xét nghiệm về gan mật: Nhóm đánh giá chức năng bài tiết và khử độc

– Bilirubin

Bilirubin là kết quả chuyển hóa của hemoglobin và các enzyme. Bình thường bilirubin được tạo ra gắn kết với albumin huyết tương nên không lọc qua cầu thận. Bao gồm hai loại là bilirubin trực tiếp (TT) và bilirubin gian tiếp (GT).

Trường hợp nếu xuất hiện bilirubin niệu (dạng trực tiếp) có thể có dấu hiệu gan mật bị tổn thương. Giá trị bình thường GT là 0,6 – 0,8 mg/dL, TT là 0,2 – 0,4 mg/dL.

– Phosphatase kiềm (ALP)

Phosphatase kiềm (ALP: Alkaline Phosphatase): Enzyme tham gia chuyển hóa kẽm, rất nhạy trong tình trạng tổn thương gan có tắc mật. ALP có thể ở ngưỡng bình thường trong giai đoạn đầu của nhiễm khuẩn ruột cấp tính. Giá trị bình thường từ 20 – 140 IU/L.

Ở người già trên 60 tuổi, đặc biệt nữ, có nồng độ ALP cao hơn mức bình thường. Khi ALP tăng, có thể nghĩ đến các bệnh như áp xe, u hạt, thoái hóa dạng bột.

– G-glutamyl transferase (GGT), g-glutamyl transpeptidase (g-GT)

Đây là enzyme rất nhạy kể cả khi tế bào mới bị tổn thương chưa có hoại tử. Nó xuất hiện ở nhiều cơ quan khác nhau nhưng có nồng độ cao ở tế bào biểu mô của ống mật. Chức năng chính là xúc tác, chuyển hóa nhóm gamma glutamyl thành chuỗi peptide, amino acid và nước.

Đây là enzyme giúp đánh giá chức năng bài tiết của gan nhưng không đặc hiệu. Giá trị bình thường của GGT ở nữ là < 30 IU/L, ở nam là <50 IU/L.

g-GT là chỉ số có độ nhạy cao để đánh giá chức năng gan mật

g-GT là chỉ số có độ nhạy cao để đánh giá chức năng gan mật

– Amoniac máu (NH3)

Thông thường NH3 được gan giải độc thành ure để bài tiết qua thận. Tuy nhiên khi chức năng giải độc gan giảm làm chất này không được loại trừ hoàn toàn gây tăng nồng độ trong máu. Giá trị bình thường NH3 máu là 5 – 69 mcg/dL.

3.3. Xét nghiệm chức năng gan mật: Xét nghiệm chức năng tổng hợp

Theo dõi đánh giá các đại phân tử protein máu:

– Albumin: gan là nơi tổng hợp albumin duy nhất cho cơ thể. Trường hợp albumin máu giảm khi mắc bệnh gan mạn tính hoặc tổn thương gan nặng. Giá trị albumin bình thường từ 35 – 55 g/L.

Theo dõi thời gian Prothrombin (PT): là thời gian prothrombin chuyển thành thrombin. Gan là nơi tổng hợp nhiều các yếu tố đông máu. Các yếu tố này đều cần có sự tham gia của vitamin K, trừ yếu tố V. Do đó, yếu tố này có thể dùng để phân biệt tình trạng suy giảm chức năng gan và thiếu hụt vitamin K.

Trên đây là tổng hợp một vài các chỉ số theo dõi chức năng gan mật cơ bản giúp bạn đọc có cái nhìn tổng quát theo dõi sức khỏe gan mật. Các chỉ số khác có thể được bổ sung trong chỉ định tùy vào tình trạng của người bệnh. Hãy đến với chúng tôi để được thăm khám và tư vấn sớm nhất.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital