Các tật khúc xạ ở mắt thường gặp nhất gồm: cận thị, viễn thị, loạn thị và lão thị. Mỗi loại có những triệu chứng và dấu hiệu khác nhau, nhưng triệu chứng chung của tất các tật khúc xạ về mắt là tầm nhìn bị mờ. Là nguyên nhân chính sinh ra nhược thị, vì vậy việc phát hiện và khắc phục kịp thời các tật khúc xạ từ khi còn nhẹ rất quan trọng.
Menu xem nhanh:
1. Tật khúc xạ là gì?
Tật khúc xạ (Refractive error) là một dạng rối loạn mắt phổ biến, xảy ra ở hầu hết các lứa tuổi. Trong đó, cận thị là tật khúc xạ mà nhiều người dễ bị mắc nhất, theo Hiệp hội Nhãn khoa Hoa Kỳ ước tính đến năm 2050 trên thế giới sẽ có khoảng hơn 4 tỷ người cận thị, chiếm 48,8% dân số.
Tật khúc xạ được hình thành chủ yếu do võng mạc có hình dạng bất thường, khiến tia sáng sau khi đi vào mắt được hội tụ ở trước, sau hoặc nhiều điểm khác nhau trên võng mạc, làm cho mắt khi nhìn bị mờ, nhòe, không rõ ràng.
2. Các tật khúc xạ về mắt gồm những loại nào?
Có 4 tật khúc xạ về mắt phổ biến:
– Cận thị: Cận thị là tật khúc xạ về mắt phổ biến nhất, đặc biệt là tật khúc xạ học đường. Xảy ra khi tia sáng đi vào mắt được hội tụ ở trước võng mạc, khiến người bị cận thị không thể nhìn rõ mọi vật ở xa.
– Viễn thị: Ngược lại với cận thị, xảy ra do các tia sáng khi tới mắt được hiển thị ở sau võng mạc. Do đó, tầm nhìn của mắt sẽ bị mờ khi nhìn các vật ở gần.
– Loạn thị: Loạn thị được hình thành khi giác mạc không còn giữ được độ cong hoàn hảo, dẫn tới các tia sáng tới mắt được hội tụ ở nhiều điểm khác nhau. Khiến mắt bị mờ, nhòe, nhìn bị méo.
– Lão thị: Lão thị được hình thành do lão hóa ở những người lớn tuổi (trên 40 tuổi), làm thay đổi độ cong thủy tinh thể do độ mềm dẻo của thủy tinh thể bị giảm. Khi quan sát các vật ở gần phải đưa ra xa mới có thể nhìn rõ.
3. Nguyên nhân gây ra tật khúc xạ là gì
Ba bộ phận của mắt gồm thủy tinh thể, giác mạc và trục nhãn cầu là yếu tố quyết định đến các tật khúc xạ của mắt. Nếu có một trong ba yếu tố này gặp bất thường thì sẽ xuất hiện các tật khúc xạ mắt, cụ thể:
– Thủy tinh thể quá phồng hay dẹt, khi thủy tinh thể phồng sẽ gây ra tật cận thị, thủy tinh thể dẹt sinh ra tật viễn thị.
– Thủy tinh thể bị khô, giảm độ co giãn do lão hóa của tuổi tác gây ra tật lão thị.
– Do hình dạng của giác mạc quá phẳng gây ra tật viễn thị, quá cong gây ra tật cận thị
– Thủy tinh thể không đều, giác mạc có độ cong bất thường gây ra tật loạn thị.
– Trục nhãn cầu quá ngắn gây ra viễn thị, và quá dài sinh ra cận thị.
4. Biểu hiện, triệu chứng của tật khúc xạ là gì?
Mờ mắt là dấu hiệu chung và phổ biến nhất khi nói đến các tật khúc xạ. Ngoài ra, còn các các dấu hiệu thường gặp khác như:
– Nhìn đôi.
– Tầm nhìn bị mờ, nhòe, không rõ.
– Nhìn thấy bị chói hoặc vùng sáng xung quanh bóng đèn.
– Nheo mắt, mỏi mắt, nhức mắt.
– Nhức đầu.
– Khó tập trung khi làm những việc đòi hỏi sự tỉ mỉ.
Và còn rất nhiều các triệu chứng khác không được đề cập đến ở trên. Tùy từng tật khúc xạ sẽ gặp các triệu chứng khác nhau. Nếu phát hiện các triệu chứng bất thường ở mắt hãy đến gặp bác sĩ nhãn khoa để được chẩn đoán và điều trị sớm.
5. Điều trị tật khúc xạ bằng phương pháp nào an toàn nhất?
Hiện nay có nhiều cách điều trị tật khúc xạ khác nhau. Tuy nhiên, hai phương pháp sau là các phương pháp điều trị an toàn, ít biến chứng nhất:
– Điều trị bằng kính thuốc: sử dụng kính thuốc sẽ giúp người bệnh khúc xạ nhìn rõ mọi vật ở bên ngoài, không cần đụng tới cấu trúc của mắt, đảm bảo an toàn tuyệt đối với cấu trúc của mắt. Người bệnh có thể tùy chọn sử dụng kính gọng hoặc kính áp tròng mềm theo nhu cầu.
– Điều trị bằng kính chỉnh hình giác mạc Ortho-K: người bệnh sẽ dùng kính áp tròng cứng Ortho-K đi ngủ qua đêm khoảng 6-8 giờ. Sáng hôm sau người bệnh tháo kính ra mắt sẽ nhìn rõ được ngay mà không cần đeo kính. Ortho-K là lựa chọn hiệu quả cho người cận thị, giúp làm dừng lại hoặc giảm độ cận.
Hy vọng với các thông tin trong bài viết trên đã giúp bạn có những thông tin cần thiết về các tật khúc xạ về mắt. Nếu phát hiện một trong các triệu chứng của tật khúc xạ, hãy đến ngay Hệ thống Y tế Thu Cúc để được bác sĩ nhãn khoa trực tiếp khám và điều trị.