Các mũi tiêm ngừa cho bé phòng virus cúm là chủ đề nhận được nhiều quan tâm của các bậc phụ huynh. Trong bài viết này, hãy cùng Thu Cúc TCI tìm hiểu về bệnh cúm mùa cũng như các thông tin vắc xin mà bố mẹ cần nắm để giúp trẻ phòng ngừa tốt căn bệnh này nhé!
Menu xem nhanh:
1. Bệnh cúm mùa ảnh hưởng gì đến sức khỏe của trẻ?
Cúm mùa là căn bệnh truyền nhiễm cấp tính nguy hiểm do virus cúm gây ra, điển hình có các biểu hiện như sốt cao, đau đầu, đau nhức cơ, mệt mỏi, ho, đau họng và sổ mũi. Tác nhân gây bệnh chủ yếu là virus cúm A/H1N1, A/H3N2, B và C. Cúm mùa lây lan chủ yếu qua tiếp xúc với những giọt nước bắn ra từ mũi hoặc miệng của người nhiễm virus cúm khi họ ho, hắt hơi hoặc nói chuyện. Virus cúm cũng có thể lây qua chạm vào bề mặt có virus sau đó chạm vào mắt, mũi hoặc miệng. Ngoài ra, virus cúm cũng có thể lây qua không khí khi người nhiễm hít phải các giọt bắn có chứa virus từ trong không khí.
Mùa cúm thường tập trung vào mùa đông và xuân, đỉnh điểm có thể rơi vào tháng 3-4 hoặc 9-10 hàng năm. Các biểu hiện của cúm ác tính tương tự cúm thông thường nhưng có thể gây tổn thương phổi, suy hô hấp và dẫn tới tử vong nhanh chóng.
Các đối tượng dễ mắc cúm mùa bao gồm: Người già, trẻ em, người mắc các bệnh nền mạn tính như bệnh tim mạch, huyết áp, bệnh về thận, thiếu máu, bệnh chuyển hóa, hoặc người có hệ miễn dịch suy giảm. Phụ nữ mang thai mắc cúm mùa trong 3 tháng đầu thai kỳ có thể dẫn đến những biến chứng nguy hiểm và ảnh hưởng đến thai nhi.
2. Tại sao cúm mùa lại nguy hiểm?
– Cúm mùa có khả năng lây lan rất cao từ người sang người thông qua hô hấp, dẫn đến khả năng lan rộng nhanh chóng trong cộng đồng.
– Nguy cơ dẫn đến các biến chứng nghiêm trọng: Cúm mùa không chỉ gây tổn thương ngay lập tức mà còn có thể dẫn đến các biến chứng sau này như viêm khớp, đột quỵ… Nếu không được điều trị kịp thời, sẽ dẫn đến những biến chứng nặng nề và nguy cơ cao tử vong.
– Các triệu chứng của cúm mùa ban đầu thường nhẹ khiến mọi người chủ quan, xem nhẹ mức độ nguy hiểm và không đề cao công tác phòng ngừa dẫn đến ảnh hưởng nghiêm trọng đến sức khỏe.
3. Phòng ngừa bệnh cúm mùa hiệu quả cho bé
3.1 Các mũi tiêm ngừa cúm mùa cho bé
Để đảm bảo hiệu quả phòng ngừa cúm mùa cho bé cũng như các thành viên trong gia đình, cần tuân thủ lịch tiêm dưới đây:
– Bé từ 06 tháng tuổi đến dưới 09 tuổi: Tiêm 2 mũi vắc xin cách nhau 1 tháng để đạt được sự bảo vệ tối đa. Sau đó, tiêm 1 mũi hàng năm để duy trì hiệu quả của vacxin phòng cúm, nên tiêm trước khi bắt đầu vào thời điểm bệnh cúm mùa phát triển.
– Trẻ từ 09 tháng tuổi trở lên và người lớn: Chỉ cần tiêm 1 mũi vắc xin hàng năm để duy trì sự bảo vệ.
Hiện tại, phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI cung cấp các loại vắc xin phòng cúm mùa được kiểm nghiệm và đánh giá cap về hiệu quả phòng bệnh bao gồm: Vaxigrip tetra (Pháp), Influvac tetra (Hà Lan), GCFLU Quadrivalent (Hàn Quốc) được sử dụng cho trẻ từ đủ 6 tháng tuổi đến người trưởng thành và Ivacflu-S (Việt Nam) dùng cho người lớn trên 18 tuổi đến 60 tuổi.
3.2 Tại sao các mũi tiêm ngừa cúm mùa cho bé cần tiêm đủ và duy trì hàng năm?
Việc tiêm hàng năm giúp tạo ra kháng thể mới phản ứng với các virus cúm mới được dự đoán sẽ lây lan trong mùa cúm tiếp theo. Virus cúm dễ dàng biến đổi do đa dạng gen tạo nên các đoạn kháng nguyên trên bề mặt vỏ của chúng. Điều này dẫn đến sự xuất hiện của hàng trăm phân tử virus cúm khác nhau, tăng độ phức tạp của việc điều trị và phòng bệnh. Vì thế mà Tổ chức Y tế Thế giới (WHO) khuyến cáo các nhà sản xuất vắc xin cập nhật chủng mới hàng năm, phù hợp với tình hình địa phương và quốc gia. Điều này sẽ đảm bảo vắc xin chứa các thành phần bảo vệ chống lại những biến thể virus cúm đang hoành hành trong cộng đồng, tăng cường hiệu suất và hiệu quả của tiêm phòng.
3.3 Các biện pháp để giúp bé và mỗi cá nhân phòng cúm mùa hiệu quả
Để chủ động phòng ngừa hiệu quả virus cúm mùa thì bên cạnh việc hoàn thành các mũi tiêm ngừa cho bé và gia đình, mỗi cá nhân cần thực hiện kết hợp những biện pháp khác sau:
– Rửa tay thường xuyên bằng xà phòng và nước sạch, đặc biệt sau khi tiếp xúc với người hoặc vật dụng có thể bị nhiễm virus cúm.
– Tránh tiếp xúc gần với những người mắc cúm mùa, đặc biệt là khi người khác hoặc bản thân có các triệu chứng của bệnh.
– Luôn đảm bảo môi trường sống sạch sẽ và thoáng đãng, đặc biệt là trong các khu vực có nhiều người cùng sống chung để giảm nguy cơ lây lan virus cúm.
– Thực hiện các biện pháp vệ sinh cá nhân đúng cách, bao gồm che miệng khi hoặc hắt hơi, không chạm vào mắt, mũi và miệng bằng tay chưa rửa sạch.
– Duy trì chế độ dinh dưỡng cân đối, tăng cường sức đề kháng bằng cách ăn uống giàu vitamin và khoáng chất.
– Thực hiện vận động thể chất đều đặn và duy trì lối sống lành mạnh để cơ thể có sức đề kháng tốt hơn trước virus cúm.
– Giữ khoảng cách xã hội và tránh các khu vực đông người khi tiếp xúc với nhiều người khác nhau.
– Hạn chế việc chạm tay vào mặt, đặc biệt là mắt, mũi và miệng để giảm nguy cơ lây nhiễm virus cúm.
– Thực hiện việc lau chùi và làm sạch các bề mặt tiếp xúc thường xuyên để giảm nguy cơ lây nhiễm virus cúm.
– Khi có các triệu chứng thường gặp của bệnh như: sốt, ho, sổ mũi, đau đầu. uể oải cần đến ngay các cơ sở y tế để thăm khám và chẩn đoán kịp thời.
Trên đây là những thông tin hữu ích về bệnh cúm mùa và các mũi tiêm ngừa cho bé. Liên hệ phòng tiêm chủng Thu Cúc TCI để đặt lịch tiêm cúm mùa cho cả gia đình hoặc cần hỗ trợ giải đáp các thông tin tiêm chủng.