Lúc nhớ lúc quên, lơ đễnh, không thể tập trung hoàn toàn là triệu chứng của suy giảm trí nhớ. Trí nhớ sụt giảm không còn là bệnh của người cao tuổi mà đang có xu hướng trẻ hóa. Cùng tìm hiểu nguyên nhân và cách điều trị suy giảm trí nhớ qua bài viết dưới đây.
Menu xem nhanh:
1. Thông tin tổng quan về suy giảm trí nhớ
1.1. Trí nhớ sa sút có biểu hiện như thế nào?
Trí nhớ sa sút là tình trạng não bộ suy giảm chức năng ghi nhớ hoặc quá trình vận chuyển thông tin bị trì trệ. Người mắc căn bệnh này sẽ khó khăn trong việc ghi nhớ thông tin mới và không nhớ rõ ràng thậm chí là không có ký ức những sự việc đã xảy ra trong quá khứ.
Chứng hay quên có những triệu chứng nổi bật như:
– Thường xuyên quên các công việc gần gũi như: quên tên người thân quen, quên địa chỉ, quên chìa khóa, thẻ xe, ví tiền …
– Không nhớ để đồ ở đâu.
– Quên các kỷ niệm, sự kiện quan trọng trong đời.
– Quên lời vừa nói, lặp đi lặp lại một câu chuyện nhiều lần.
– Khó ghi nhớ các thông tin, sự kiện mới.
– Không nhớ ra câu từ phù hợp để trò chuyện hay diễn tả quan điểm cá nhân.
– Thay đổi hành vi, cảm xúc, thường xuyên cáu kỉnh, tiêu cực.
– Giảm khả năng phán đoán, giải quyết tình huống và khó đưa ra quyết định.
– Mất phương hướng, không biết đang ở đâu, quên đường về nhà.
1.2. Nguyên nhân gây ra trí nhớ suy giảm là gì?
– Tế bào thần kinh bị thoái hóa: bộ não được cấu thành từ hàng trăm tỷ tế bào thần kinh và hàng nghìn tỷ khớp nối. Khi tuổi tác tăng lên, số tế bào thần kinh chết đi càng nhiều mà không có sự thay thế hoặc sinh thêm. Do đó khi càng lớn tuổi trí nhớ sẽ giảm sút.
– Rối loạn giấc ngủ: khi chất lượng giấc ngủ kém, mất ngủ thường xuyên, ngủ không đủ giấc sẽ làm gián đoạn quá trình lưu trữ thông tin khiến cho con người dễ quên và suy giảm trí nhớ ngắn hạn.
– Thiếu hụt chất dinh dưỡng quan trọng: các chất dinh dưỡng đóng vai trò quan trọng trong việc nuôi dưỡng chất dẫn truyền và tế bào thần kinh. Thiếu sắt, vitamin nhóm B có thể làm trí nhớ bị sụt giảm.
– Mắc một số bệnh lý liên quan tới tim mạch, cơ xương khớp làm giảm lưu lượng máu lên não do đó dẫn đến thoái hóa tế bào thần kinh và làm cho trí nhớ bị suy giảm. Một số loại thuốc điều trị gây tác dụng phụ cũng ảnh hưởng đến não bộ và trí nhớ.
– Các gốc tự do tăng sinh khiến trí nhớ suy giảm: gốc tự do sinh ra từ quá trình chuyển hóa của cơ thể, do căng thẳng hoặc lạm dụng chất kích thích, đồ ăn nhanh. Chúng hủy hoại các tổ chức trên cơ thể trong đó có não. Các gốc tự do này cũng là nguyên nhân dẫn đến lão hóa và các bệnh như đột quỵ, Alzheimer…
2. Tìm hiểu các phương pháp điều trị suy giảm trí nhớ
Hiện nay vẫn chưa có phương pháp đặc trị giúp chữa khỏi tình trạng suy giảm trí nhớ. Người bệnh có thể được chỉ định sử dụng các loại thuốc có công dụng tăng tuần hoàn máu lên não, hỗ trợ cải thiện giảm trí nhớ. Bên cạnh dùng thuốc điều trị, người bệnh nên áp dụng những cách sau để hạn chế sự tiến triển của suy giảm trí nhớ:
2.1. Điều trị suy giảm trí nhớ bằng cách rèn luyện não bộ thường xuyên
Não cũng cần được rèn luyện để khỏe mạnh. Thường xuyên tập luyện trí não sẽ giúp tăng cường trí nhớ, cải thiện khả năng tập trung và đồng thời giúp cho bộ não nhạy bén.
Một thử nghiệm từ tạp chí PLoS One cho thấy những người thực hiện các hoạt động rèn luyện trí não 15 phút tần suất 5 ngày một tuần có sự cải thiện chức năng não bộ. Học một kỹ năng mới, chơi cờ, tập luyện giải ô chữ, chơi ghép hình… là những cách để tập luyện trí óc.
2.2. Điều trị suy giảm trí nhớ – Tập thể dục
Tập luyện thể dục không chỉ nâng cao sức khỏe thể lực mà còn tác động tích cực đến sức khỏe não bộ. Nghiên cứu trên Tạp chí Phục hồi chức năng đã chỉ ra tập thể dục thường xuyên làm chậm sự thoái hóa của não và giảm nguy cơ suy giảm nhận thực theo độ tuổi. Có nghiên cứu cũng chỉ ra tập thể dục có sự cải thiện chức năng trí nhớ của người bệnh Alzheimer ở giai đoạn sớm.
Người bệnh có thể lựa chọn đi bộ, chạy bộ, bơi, aerobic … phù hợp với sức khỏe bản thân.
2.3. Thiền
Thiền cũng là một cách giúp trí nhớ cải thiện. Các nhà nghiên cứu đã thực hiện quan sát đồng thời bộ não của người thường xuyên thực hành thiền định và những người không thực hành. Kết quả chỉ ra rằng thói quen thiền định có thể tạo ra những thay đổi tích cực cho não.
2.4. Ngủ đủ giấc
Giấc ngủ có vai trò quan trọng với sức khỏe não bộ. Ngủ là thời gian để cơ thể tái tạo và tự nạp năng lượng. Không đảm bảo chất lượng giấc ngủ có thể dẫn đến suy giảm nhận thức, vì gián đoạn chu kỳ ngủ tự nhiên đồng thời làm gián đoạn quá trình não sử dụng để tạo ra trí nhớ.
Nâng cao chất lượng giấc ngủ bằng cách ngủ sớm, ngủ đủ giấc từ 7-9 giờ mỗi đêm sẽ giúp não tạo ra và lưu trữ trí nhớ lâu dài.
2.5. Giảm tiêu thụ đường
Chế độ ăn nhiều đường gây hại cho não dẫn đến viêm, stress oxy hóa và điều tiết insulin không hiệu quả. Các nhà nghiên cứu phát hiện ra rằng uống nhiều đồ uống có đường làm giảm tổng thể tích não. Đây là dấu hiệu cảnh báo giai đoạn đầu bệnh Alzheimer.
Điều cần làm là hạn chế tiêu thụ thực phẩm giàu đường và tinh bột. Nên ăn nhiều rau xanh, trái cây ít ngọt, ăn cá, một số loại thịt và các loại hạt. Nên tránh đồ uống có nhiều đường như nước ép, trà sữa, …
2.6. Nạp lượng calories vừa đủ
Bên cạnh cắt giảm lượng đường trong thực đơn ăn uống hàng ngày, giảm lượng calories tổng thể cũng là điều cần làm để bảo vệ não.
Chế độ ăn nhiều calories có thể làm giảm trí nhớ và gây béo phì. Khi ăn quá lượng calories cần thiết có thể dẫn đến tình trạng viêm ở các bộ phận ở não.
Người bệnh nên đi khám để nhờ bác sĩ tư vấn lượng calories cần nạp mỗi ngày. Để điều trị suy giảm trí nhớ, người bệnh cần xây dựng thực đơn ăn uống khoa học, kết hợp tập luyện để có một lối sống lành mạnh.
2.7. Ăn sô cô la đen
Ăn sô cô la đen được chứng minh có thể cải thiện trí nhớ của một người. Kết quả nghiên cứu cho thấy các hợp chất flavonoid ca cao sẽ giúp tăng cường chức năng cho não. Mọi người nên ăn hàm lượng ca cao ít nhất 72% trong sô cô la đen và tránh ăn socola nhiều đường.
Giảm trí nhớ phát hiện ở giai đoạn sớm có thể cải thiện hoặc làm chậm tiến trình phát triển. Khi có các biểu hiện trí nhớ giảm sút, người bệnh nên đi khám để được xác định tình trạng, mức độ và tìm ra nguyên nhân.