Việc trẻ em mắc các bệnh tiêu hóa mùa đông luôn khiến các bậc phụ huynh đau đầu. Vậy các bệnh đó gồm những gì và làm cách nào phòng tránh bệnh? Câu trả lời sẽ có trong những thông tin dưới đây.
- bệnh tiêu hóa mùa đông
- Cách phòng bệnh đường tiêu hóa cho trẻ vào mùa đông
- Cách phòng ngừa các bệnh tiêu hóa
Menu xem nhanh:
Nguyên nhân gây ra các bệnh tiêu hóa mùa đông ở trẻ nhỏ
– Thời tiết khắc nghiệt của mùa đông khiến cho hệ thống miễn dịch của cơ thể trẻ thường bị suy giảm hơn so với các mùa khác. Đó cũng là lý do khiến cho vi khuẩn dễ dàng xâm nhập vào cơ thể trẻ, gây các bệnh về đường tiêu hóa, hô hấp…
– Sức đề kháng của trẻ còn non kém hoặc chưa hoàn thiện đầy đủ để chống lại tác nhân gây bệnh. Điều đó tạo điều kiện cho các vi sinh vật gây bệnh tấn công lên các bộ phận non yếu trong cơ thể. Do hệ tiêu hóa của trẻ chưa hoàn chỉnh, thành ruột còn mỏng – yếu, khi bị vi khuẩn xâm nhập, đường tiêu hóa dễ bị nhiễm trùng. Lúc này chất độc dễ thông qua thành ruột xâm nhập vào máu, gây ra hiện tượng ngộ độc, tiêu chảy…
– Các thói quen xấu ở trẻ (như mút tay, ngậm đồ vật…) cũng dễ gây ra bệnh tiêu hóa mùa đông. Khi trẻ mút tay hay, cắn, ngậm các đồ vật, cơ thể trẻ sẽ tiếp xúc và nhiễm rất nhiều vi trùng, virus, trứng giun sán. Do đó, khả năng trẻ mắc các bệnh về đường tiêu hóa như: tiêu chảy, rối loạn tiêu hoá là rất cao.
– Không khí lạnh của mùa đông khiến các loại vi khuẩn, virus gây bệnh tiêu chảy như Rotavirus, vi khuẩn E.coli hoạt động mạnh. Do hệ tiêu hóa của trẻ phát triển chưa hoàn thiện, sức đề kháng kém. Trong khi trẻ lại chưa có ý thức vệ sinh cao nên dễ bị loại siêu vi này tấn công. Chúng tấn công nhanh và mạnh vào hệ tiêu hóa của trẻ, gây ra chứng tiêu chảy. Nếu bệnh này nặng sẽ dẫn đến tình trạng mất nước nghiêm trọng. Thậm chí nguy hiểm đến tính mạng, nhất là với trẻ nhỏ và không ngăn chặn bệnh kịp thời.
Cách nào phòng bệnh tiêu hóa mùa đông ở trẻ nhỏ?
Chế độ ăn tăng sức đề kháng:
– Việc tăng cường sức đề kháng cho trẻ là vô cùng cần thiết để phòng tránh bệnh tiêu hóa mùa đông. Trẻ sẽ tăng sức khỏe, ngăn chặn được nhiều loại vi khuẩn khi chúng muốn xâm nhập vào cơ thể. Chế độ dinh dưỡng hợp lý sẽ giúp thực hiện việc này. Cần cung cấp cho trẻ chế độ ăn uống giàu chất dinh dưỡng, đa dạng các loại thực phẩm như rau xanh, trái cây, ngũ cốc… Bổ sung đủ lượng nước, các loại vitamin cần thiết cho cơ thể trẻ. Người mẹ cần thực hiện nuôi con bằng sữa mẹ ít nhất là trong 6 tháng đầu đời.
– Cho trẻ hoạt động thể chất đầy đủ: Việc vận động thân thể sẽ giúp trẻ nâng cao sức khỏe và sức đề kháng chống lại các loại vi khuẩn, virus gây bệnh.
– Tiêm phòng đúng lịch cho trẻ: Tiêm phòng đầy đủ các loại vắc- xin cần thiết nhằm loại bỏ nguy cơ lây nhiễm các bệnh tiêu hóa.
– Tạo thói quen vệ sinh cá nhân tốt cho trẻ: Cha mẹ cần hướng dẫn để trẻ có thói quen giữ vệ sinh cơ thể sạch sẽ, đặc biệt là phải rửa tay thường xuyên với xà phòng diệt khuẩn trước khi ăn và sau khi đi vệ sinh.
– Đảm bảo vệ sinh trong quá trình chăm sóc trẻ: Người chăm sóc trẻ và môi trường xung quanh trẻ cũng cần hết sức chú ý đảm bảo vệ sinh. Cha mẹ trẻ cần nâng cao ý thức với vấn đề này. Những người thân trong gia đình nên có thói quen rửa tay với xà phòng diệt khuẩn khi chăm sóc trẻ, nhất là khi cho trẻ ăn và trước khi nấu ăn để bảo vệ trẻ tránh khỏi khâu trung gian lây bệnh.