Hậu sản là giai đoạn 42 ngày sau sinh theo quan niệm hiện đại, trong khoảng thời gian này, sức khỏe chị em còn rất yếu, chính vì vậy nguy cơ mắc các bệnh hậu sản thường gặp như băng huyết, nhiễm trùng, bế sản, sản giật,… là rất cao nếu không được chăm sóc sức khỏe tốt.
Menu xem nhanh:
Bệnh hậu sản là gì?
Bệnh hậu sản là các bệnh lý xuất hiện trong thời gian hậu sản – khoảng thời gian 3 tháng ở cữ theo quan niệm dân gian và 42 ngày (6 tuần) theo quan niệm hiện đại.
Hậu sản chính là thời điểm cơ thể người phụ nữ yếu nhất sau sinh, rất dễ bị mắc các bệnh hậu sản như: sản dịch sau sinh; bệnh trĩ, táo bón, băng huyết sau sinh, nhiễm trùng sau sinh (tử cung, bàng quang, thận,..), bế sản, sản giật; rạn da sau sinh, các hiện tượng rụng tóc…
Tại sao phụ nữ sau sinh lại bị các bệnh hậu sản?
Nguyên nhân dẫn đến mắc các bệnh hậu sản ở chị em đều xuất phát từ đề kháng cơ thể kém, thiếu dinh dưỡng hoặc không được chăm sóc đúng cách sau sinh, cụ thể:
- Ngay từ khi mang thai, chị em đã không được chăm sóc tốt dẫn đến cơ thể thiếu chất, đề kháng kém, suy nhược, chính vì vậy sau sinh cơ thể thường rất yếu.
- Sau sinh, chị em gặp các vấn đề gây stress, căng thẳng khi chăm con khiến tác động lên tâm lý, gián tiếp gây nên suy kiệt về sức khỏe.
- Sau sinh chị em không được cung cấp đầy đủ chất dinh dưỡng khiến cơ thể suy nhược, dễ mắc bệnh
- Sau sinh mẹ không được kiêng cữ, nghỉ ngơi và vệ sinh đúng cách khiến cho các tác nhân xấu dễ xâm nhập vào cơ thể gây viêm nhiễm.
- Việc gần gũi chồng quá sớm cũng là tác nhân gây nên tổn thương tại các bộ phận sinh dục, tăng nguy cơ mắc bệnh cho chị em.
Các bệnh hậu sản thường gặp ở phụ nữ sau sinh
Các bệnh hậu sản thường gặp ở phụ nữ sau sinh gồm có:
Băng huyết sau sinh
Băng huyết sau sinh là một trong những tai biến sản khoa dễ gặp nhất trong vòng 24 giờ kể từ khi sinh ở chị em. Băng huyết khiến chị em bị mất nhiều máu, dẫn đến choáng váng, hạ huyết áp đột ngột, hạ thân nhiệt và vã mồ hôi,.. cần cấp cứu kịp thời để tránh nguy cơ tử vong cho sản phụ.
Nguyên nhân băng huyết sau sinh
Băng huyết sau sinh thường xuất phát từ nguyên nhân như:
- Tiền sử sản phụ từng nạo hút thai hoặc bị sảy thai nhiều lần
- Sản phụ mang thai to hoặc đa thai, đa ối
- Sản phụ có tử cung bất thường: tử cung có sẹo, bị dị dạng, bị u xơ tử cung
- Sản phụ có thai lần 2, lần 3
- Sản phụ khi sinh bị sót rau trong tử cung, hoặc lấy rau không đúng cách
- Sản phụ gặp các vấn đề khi sinh như: rặn đẻ khi tử cung chưa mở hoàn toàn, quá trình chuyển dạ kéo dài dẫn đến nhiễm trùng, sót rau trong tử cung hoặc lấy rau không đúng cách,…Một số trường hợp sản phụ bị thai lưu hay sinh non cũng dễ bị băng huyết sau sinh
Cách phòng ngừa bệnh băng huyết sau sinh
Để phòng ngừa băng huyết sau sinh, ngay từ khi mang thai, chị em cần:
- Thực hiện khám thai định kỳ để phát hiện và xử lý sớm những nguy cơ tiềm ẩn có thể xảy ra trong sinh và sau sinh.
- Chọn địa chỉ uy tín khi sinh vì mọi vấn đề bất ngờ có thể xảy ra lúc nào, cần bác sĩ chuyên môn xử lý kịp thời. Bên cạnh đó vấn đề vô khuẩn trong phòng sinh là vô cùng quan trọng để tránh nhiễm trùng cho mẹ và bé, tránh biến chứng xấu xảy ra.
- Sau khi sinh chị em nên nghỉ ngơi và tuyệt đối vận động mạnh, làm việc quá sớm dù là sinh thường hay sinh mổ vì tình trạng băng huyết có thể trở lại khi tử cung bị tác động mạnh.
Trong thời gian hậu sản, việc giữ gìn vệ sinh vùng kín là vô cùng quan trọng. Bên cạnh đó cần có chế độ dinh dưỡng đầy đủ, đặc biệt uống nhiều nước để cơ thể nhanh phục hồi.
Xuất huyết muộn sau sinh
Xuất huyết muộn sau sinh là tình trạng chảy máu sau khi đã xuất hiện sản dịch. Hiện tượng này thường do tử cung của phụ sản không co bóp bình thường sau sinh, còn sót rau hoặc túi ối hoặc bị nhiễm trùng. Chị em từng gặp các vấn đề về rối loạn đông máu, tiền sản giật sẽ có nguy cơ bị xuất huyết muộn cao hơn thông thường.
Khi gặp xuất huyết muộn sau sinh, chị em cần đến gặp bác sĩ để có hướng xử lý kịp thời.
Sản dịch và bế sản dịch sau sinh
Bế sản dịch là hiện tượng sản dịch kéo dài quá lâu, thường trên 6 tuần từ sau sinh.
Sản dịch là dịch chảy từ âm đạo mẹ sau sinh và là hiện tượng hoàn toàn bình thường do tử cung co bóp đẩy các lớp niêm mạc tử cung ra bên ngoài, giúp tử cung hồi phục. Sản dịch sau sinh kéo dài từ 2 đến 4 tuần tùy cơ địa của từng chị em. Khoảng 3 ngày, sản dịch gồm máu loãng và máu cục nhỏ có màu sẫm. 4-8 ngày sau sinh, sản dịch sẽ trở nên loãng hơn, trong máu có lẫn ít chất nhầy nên màu máu sẽ nhạt hơn. Sau đó sản dịch chỉ còn là những chất nhầy trắng nhạt.
Tuy nhiên sau 6 tuần sản dịch không hết, đặc biệt kèm theo mùi hôi và hiện tượng sốt đau bụng thì gọi là bế sản dịch. Bế sản dịch thường xuất hiện kèm các hiện tượng như ấn bụng thấy có cục cứng; hoặc xảy ra hiện tượng sốt nhẹ, ớn lạnh, nhịp tim không đều. Khi bế sản dịch chị em cần đi khám ngay lập tức để xử lý tránh nhiễm trùng và các biến chứng có thể xảy ra.
Để tránh bế sản dịch và giúp sản dịch nhanh hết, chị em cần hạn chế vận động mạnh sau khi trong ít nhất 6 tuần đầu, hạn chế ngồi vắt chéo chân vì sẽ khiến sản dịch không thể chảy ra ngoài, với chị em có tử cung gập trước có thể nằm sấp bụng khoảng 20 phút mỗi ngày để giúp sản dịch ra dễ dàng hơn. Bên cạnh đó cần chú ý vệ sinh vùng kín và quan sát xem có những bất thường vùng bụng hay không, đặc biệt việc thăm khám khi được 3 tuần sau sinh cho cả mẹ và bé là vô cùng cần thiết.
Sản giật sau sinh
Sản giật sau sinh là bệnh lý hậu sản nguy hiểm thứ 3 đối với sản phụ. Các biểu hiện sớm của sản giật sau sinh gồm có: đau đầu, buồn nôn, tay chân bị phù hoặc ù tai, đặc biệt khi chị em rơi vào tình trạng hôn mê, bị co giật cần được đi cấp cứu khẩn cấp để tránh nguy hiểm đến tính mạng.
Nhiễm khuẩn hậu sản
Đây là bệnh phổ biến ở chị em sau sinh với khởi phát là hiện tượng viêm âm đạo, viêm tử cung. Nguyên nhân của nhiễm khuẩn hậu sản là do vi khuẩn xâm nhập vào cơ thể chị em trong quá trình sinh (thông qua dụng cụ đỡ đẻ, quần áo,…) hoặc trong quá trình chăm sóc sau sinh vùng kín bị nhiễm khuẩn.
Biểu hiện của nhiễm khuẩn hậu sản là hiện tượng sốt nhẹ trên 38 độ C kèm theo hiện tượng sưng tấy và mưng mủ ổ viêm, các dịch chảy ra có mùi hôi khó chịu,… chị em cảm thấy mệt mỏi,… thậm chí bị xuất hiện sốt cao, hạ huyết áp và choáng cáng. Khi xuất hiện sốt, chị em cần kịp thời tới bệnh viện.
Nhiễm khuẩn hậu sản không chữa trị kịp thời sẽ dẫn đến tình trạng nặng như nhiễm khuẩn huyết, nhiễm khuẩn sang các phần phụ và dây chằng rộng, tầng sinh môn, niêm mạc tử cung, viêm tĩnh mạch,…Có thể dẫn đến phải cắt bỏ tử cung và phần phụ.
Để phòng ngừa nhiễm khuẩn hậu sản, ngay từ khi thăm khám và sinh cần chọn các đơn vị uy tín đảm bảo điều kiện vô khuẩn, và có chuyên môn tốt để xử lý khi xảy ra hiện tượng nhiễm khuẩn ối và chuyển dạ kéo dài. Các thương tổn sau sinh cần được xử lý và vệ sinh đúng cách để tránh nhiễm khuẩn sau sinh.
Đau tầng sinh môn
Đau tầng sinh một là hiện tượng thường gặp ở chị em sinh thường. Trong quá trình sinh, các mô cơ tại vị trí giữa trực tràng và âm đạo bị tác động mạnh như kéo căng, rách và nhiều trường hợp phải rạch, chính vì thế sau sinh chị em thường bị đau tầng sinh môn.
Đau tầng sinh môn có thể biến mất trong 1 đến vài tuần nếu được vệ sinh đúng cách và có chế độ nghỉ ngơi hợp lý.
Tuy nhiên, tầng sinh môn có thể bị viêm, sưng tấy, nhiễm trùng nếu bị nhiễm khuẩn đặc biệt là với các vết rạch có thể bị rách trở lại nếu tác động tới khu vực vết khâu. Nguyên nhân của các vấn đề trên thường xuất phát từ những lỗi dưới đây của chị em:
- Vệ sinh không sạch khiến vết thương có mùi, nhiễm khuẩn
- Nhiều chị em vết khâu lỏng, thêm những tác động lực khi vận động làm vết khâu bị đứt rời
- Thay tã nhiều lần cũng có thể khiến vết thương bị hở thêm
- Thói quen bế con lệch sai tư thế hay ngồi lệch 1 bên, ngồi vắt chéo cũng ảnh thưởng tới khu vực tầng sinh môn.
Khi bị đau tầng sinh môn kèm theo các hiện tượng mưng mủ, có mùi hôi hay chảy máu cục cần đến cơ sở ý tế uy tín để kiểm tra và điều trị kịp thời, tránh làm vết thương lan rộng tới các khu vực xung quanh. Đặc biệt, chị em nên hạn chế quan hệ khoảng 3 tháng từ sau sinh để các bộ phận sinh dục được trở lại bình thường.
Ngực sưng
thông thường sau khi bé chào đời từ 2 đến 5 ngày mẹ sẽ xuất hiện tình trạng căng tức ngực, ngực cương cứng và đau. Tuy nhiên tình trạng này sẽ mất dần khi bé được bú đều đặn.
Để bầu ngực cảm thấy thoải mái hơn, chị em nên mặc các loại áo ngực dành cho mẹ bỉm sữa, có hỗ trợ việc cho con bú được thuận tiện, không nên mặc các loại áo ngực quá chật cũng không nên bỏ qua áo ngực để tránh chảy xệ. Bên cạnh đó chị em có thể dùng các túi nước ấm hoặc sử dụng các dụng cụ chườm ấm lên vùng ngực sẽ giúp giảm tình trạng đau nhức, sử dụng máy hút sữa để hút một lượng sữa ra ngoài hoặc cho con bú nhiều hơn để sẽ giảm áp lực lên bầu vú. Bên cạnh đó chị em cũng cần uống đủ nước mỗi ngày và bổ sung dinh dưỡng đầy đủ.
Viêm vú, tắc tia sữa
Viêm vú và tắc tia sữa là các bệnh hậu sản thường gặp ở rất nhiều chị em. Vú sưng cứng, tấy đỏ và trong suốt ngày mấy ngày đầu tiên kể từ sau sinh sữa không về thì rất có thể chị em đã bị tắc tia sữa. Ngoài ra, các biểu hiện như khi cho con bú mà cảm thấy đau rát, chị em có hiện tượng sốt 38 độ C còn dấu hiệu của tình trạng viêm vú.
Để cải thiện tình trạng này, chị em cần cho con bú thường xuyên hơn, matxa ngực, sử dụng máy hút sữa để thông tắc, chườm ấm,…. Nếu đã sử dụng các biện pháp trên mà không được cải thiện, chị em cần nhờ đến sự giúp đỡ của bác sĩ.
Rạn da
Rạn da là điều không thể tránh khỏi ở tất cả các chị em sau sinh, xuất hiện và quan sát rõ nhất ở vùng bụng, đùi và mông do trong quá trình mang thai lớp cơ da tại các vị trí này bị kéo dãn trong thời gian dài. chính vì thế sau sinh các vết rạn này thường xuất hiện và không thể trở về trạng thái ban đầu tức khắc mà cần hỗ trợ của các loại kem trị rạn, các biện pháp dưỡng da và mất thời gian khá dài.
Khi sử dụng các loại kem trị rạn, chị em cần được tư vấn để biết xem các thành phần trong kem có gây kích ứng da cho mẹ và bé hay không.
Táo bón
Sau khi sinh, cơ thể chị em mệt mỏi và hạn chế vận động khiến cho hoạt động của ruột bị yếu đi, phân di chuyển chậm sẽ bị tái hấp thụ nước trong ruột nhiều lần dẫn đến khô cứng và táo bón. Bên cạnh đó, chế độ ăn ít rau cũng là một trong những nguyên nhân khiến tình trạng táo bón gia tăng.
Để cải thiện tình trạng này, chị em cần bổ sung nhiều nước, ăn nhiều rau xanh và vận động nhẹ nhàng khi có thể.. Chị em nên hạn chế tối đa việc dùng thuốc vì khi cho con bú, vô tình em bé cũng bị dùng thuốc thụ động ảnh hưởng tới đường tiêu hóa. Trong trường hợp táo bón quá nặng, cần hỏi ý kiến bác sĩ trước khi dùng thuốc.
Ngoài ra chị em không nên thụt rửa vì rất dễ gây ảnh hưởng tới tử cung, âm đạo và tầng sinh môn,.. nhất là khi các cơ quan này chưa được phục hồi sau sinh.
Tiêu, tiểu không tự chủ
Tình trạng tiểu không tự chủ của mẹ sau sinh xuất phát từ nguyên nhân đáy bàng quang bị kéo dãn trong thời gian mang bầu và sinh con. Phần lớn sau một thời gian tình trạng này sẽ biến mất khi các cơ và các bộ phận được trở lại như ban đầu trước khi mang thai.
Để khắc phục tình trạng này mẹ bầu có thể sử dụng băng vệ sinh thấm hút, thực hiện các bài tập Kegel để có thể nhanh chóng phục hồi.
Trong trường hợp mẹ bầu xuất hiện các hiện tượng đau nhức, nóng rát và khó chịu ở bàng quang cần đi thăm khám vì đây có thể là dấu hiệu của nhiễm trùng bàng quang.
Bên cạnh tiểu không tự chủ, nhiều chị em còn xuất hiện tình trạng tiêu không tự chủ. Nguyên nhân là do cơ xương chậu bị kéo dài và suy yếu hoặc cơ vòng quanh hậu môn bị tổn thương dây thần kinh khi sinh con. Tiêu không tự chủ xuất hiện khá nhiều ở mẹ bầu sinh thường, nhất là khi thời gian chuyển dạ của mẹ kéo dài. Song chị em không nên quá lo lắng vì tình trạng này cũng sẽ dần mất đi khi các cơ quan được phục hồi.
Rụng tóc
Trong thời gian mang thai, lượng hormone tăng lên khiến tóc mẹ bầu cũng dày và đẹp hơn rất nhiều. Tuy nhiên sau khi sinh lượng hormone sụt giảm nhanh chóng khiến tóc rụng rất nhiều, song chị em không nên quá lo lắng vì lượng tóc rụng chỉ tương ứng với lượng tóc lẽ ra bị rụng trong khoảng thời gian mang thai. Để hạn chế rụng tóc chị em chỉ cần bổ sung đầy đủ dinh dưỡng, không stress, căng thẳng, không thức quá khuya để tránh tóc bị rụng thêm.
Trầm cảm sau sinh
Do sự thay đổi nội tiết tố trong cơ thể và trách nhiệm chăm sóc con sau sinh có thể khiến chị em lo lắng, căng thẳng, stress, hay nóng nảy, tức giận. Phần lớn chị em nào cũng sẽ trải qua tình trạng u buồn sau sinh trong một vài ngày, và tình trạng này sẽ được cải thiện và mất dần sau đó.
Nếu hiện tượng u buồn kéo dài và với mức độ nặng hơn sẽ trở thành trầm cảm sau sinh. Thiếu ngủ, con quấy khóc, đau đớn về thể xác là những yếu tố sẽ làm gia tăng tình trạng này. Đặc biệt, trầm cảm sau sinh không được phát hiện kịp thời hoặc không được sự hỗ trợ tích cực từ phía người thân, gia đình sẽ là yếu tố khiến chị em rơi vào trạng thái lo lắng và tuyệt vọng nhiều hơn. Khoảng từ 2 tuần đến 3 tháng kể từ khi sinh các trạng thái này sẽ được biểu hiện một cách rõ ràng nhất.
Bước đầu giúp chị em điều trị trầm cảm sau sinh chính là sự động viên, hỗ trợ từ phía gia đình và bạn bè. Chị em khi nhận ra tâm trạng mình đang không ổn hãy chủ động tâm sự và chia sẻ với chồng, người thân và bạn bè để giải tỏa. Bên cạnh đó chị em cũng nên chủ động nhờ sự giúp đỡ từ người thân khi chăm con để giảm bớt sự mệt mỏi và căng thẳng.
Trong trường hợp trầm cảm sau sinh mức độ nặng, chị em cần được đến gặp bác sĩ tâm lý để điều trị kịp thời, dùng thuốc hỗ trợ theo chỉ định,… để tránh những trường hợp đáng tiếc có thể xảy ra.
Đau đầu thường xuyên
Đau đầu là một trong những bệnh lý phổ biến ở chị em sau sinh. Có nhiều nguyên nhân dẫn đến đau đầu như:
- Đau đầu do căng thẳng, stress và mệt mỏi. Với nguyên nhân này, tình trạng đau đầu sẽ biến mất khi chị em cải thiện các tình trạng trên
- Đau nửa đầu phần lớn các nguyên nhân được chỉ ra là do nồng độ hormone của chị em thay đổi đột ngột dẫn đến tình trạng tê bì nửa đầu, đau nhói kèm theo các cảm giác buồn nôn và rất nhạy cảm với âm thanh và ánh sáng. Đau nửa đầu ảnh hưởng nghiêm trọng tới sức khỏe và vận động của chị em sau sinh, chị em có thể gặp khó khăn trong vận động vài ngày tới khi tình trạng được cải thiện.
Phần lớn với 2 nguyên nhân trên chị em chỉ cần duy trì chế độ nghỉ ngơi và dinh dưỡng phù hợp cơ thể sẽ không còn tình trạng trên. Một số chị em ở mức độ nặng hoặc tình trạng kéo dài có thể thăm khám và được bác sĩ chỉ định một số loại thuốc.
Ngoài ra đau đầu sau sinh còn có thể xuất phát từ nguyên thứ phát do triệu chứng của tiền sản giật hoặc đau tổn thương sau chọc ngoài màng cứng khi sinh. Đau đầu do tiền sản giật sẽ kèm theo các biểu hiện như tăng huyết áp, protein trong nước tiểu tăng, tầm nhìn của chị em thay đổi, khó thở, ít đi tiểu và đau bụng trên dữ dội. Đau đầu do tổn thương ngoài màng cứng sẽ khiến chị em đau dữ dội trong vòng 2 – 3 ngày kể từ sau sinh, nhất là khi chị em ngồi hoặc đứng thẳng, kèm theo đó là hiện tượng cổ bị cứng, buồn nôn, ói mửa và thị giác, thính giác bị suy giảm.
Với các nguyên nhân gây đau đầu thứ phát cần sự can thiệp của bác sĩ thăm khám, chị em cần được nghỉ ngơi, uống nhiều nước và có thể được chỉ định dùng thuốc giảm đau.
Chân tay tê mỏi, đau nhức lưng
Hiện tượng chân tay tê mỏi và đau nhức lưng, thậm chí là toàn thân sau sinh là hiện tượng chị em nào cũng sẽ gặp phải sau sinh. Nguyên nhân của tình trạng này là do cơ thể chưa kịp phục hồi sau sinh, thiếu canxi, vận động ít hoặc các tư thế vận động không đúng, cơ thể nhiễm lạnh, khí huyết không lưu thông.
Để cải thiện tình trạng này, chị em cần chú ý chế độ sinh hoạt, vận động và chế độ dinh dưỡng hợp lý, bên cạnh đó có thể kết hợp với matxa sau sinh.
Trên đây là các bệnh hậu sản thường gặp ở chị em. Chăm sóc sức khỏe mẹ không chỉ trước, trong mà sau sinh cũng vô cùng quan trọng. Chế độ dinh dưỡng, vận động, nghỉ ngơi và đặc biệt là luôn giữ tâm trạng thoải mái sẽ giúp chị em nhanh chóng ổn định sức khỏe. Khi gặp các vấn đề về hậu sản cần tư vấn