Bốn giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD (Chronic Obstructive Pulmonary Disease) là một bệnh lý nhẹ ở giai đoạn đầu và dần dần trở nên trầm trọng hơn. Việc phát hiện sớm COPD là rất quan trọng để làm chậm sự tiến triển của bệnh và tránh các biến chứng nghiêm trọng. Cùng tìm hiểu các giai đoạn của COPD bao gồm các triệu chứng và phương pháp điều trị cho từng giai đoạn trong bài viết dưới đây.

1. Sơ lược về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

Bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính (COPD) là một bệnh lý xảy ra tại đường hô hấp, đặc trưng bởi khó thở và ho mạn tính. Mặc dù không có cách chữa trị cho căn bệnh phổi mạn tính này, nhưng có thể kiểm soát được sự tiến triển bằng cách thực hiện các bước quản lý phù và tuân thủ chặt chẽ theo kế hoạch điều trị của bác sĩ.

Hiện tại có bốn giai đoạn của bệnh COPD: nhẹ, trung bình, nặng và rất nặng. Để xác định bệnh COPD của bạn đang nằm trong tình trạng nào, bác sĩ chuyên khoa sẽ khai thác tiền sử bệnh lý, đánh giá các triệu chứng đang có, yêu cầu thực hiện một số xét nghiệm kiểm tra. Có thể bao gồm xét nghiệm chức năng phổi, chụp X-Quang ngực, chụp CT, và đánh giá mức độ thường xuyên của COPD bùng phát.

Việc xác định giai đoạn bệnh COPD sẽ giúp bác sĩ quyết định kế hoạch điều trị phù hợp và hiệu quả để giúp người bệnh quản lý bệnh và sức khỏe của mình tốt hơn.

Sơ lược về bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Bệnh COPD gây ra tình trạng tắc nghẽn đường thở

2. Hệ thống phân giai đoạn bệnh COPD

The Global Initiative for Chronic Obstructive Lung Disease (GOLD) là một chương trình được xây dựng bởi Viện Tim, Phổi và Máu Quốc gia Hoa Kỳ và Tổ chức Y tế Thế giới (WHO). Ở đó các quốc gia trên thế giới sử dụng các hướng dẫn và khuyến nghị này để chẩn đoán và điều trị COPD.

Theo GOLD, bệnh COPD được phân chia giai đoạn theo mức độ nghiệm trọng dựa trên kết quả đo phế dung, các triệu chứng, và tần suất bùng phát.

– Kiểm tra phế dung bao gồm việc thở ra vào một thiết bị gọi là phế dung kế. Máy sẽ đo mức độ khó và nhanh khi bạn thở ra. Bác sĩ sẽ kiểm tra hai con số là dung tích sống gắng sức (FVC) và thể tích lực thở ra trong một giây (FEV1). Tỷ lệ FEV1/FVC nhỏ hơn 0,7 để chẩn đoán COPD.

Bác sĩ sẽ xác định kết quả đo phế dung của bạn từ cấp 1 (ít nghiêm trọng nhất) đến cấp 4 (nghiêm trọng nhất). Các cấp độ này tương đương với COPD giai đoạn 1 đến giai đoạn 4.

– Bệnh nhân cũng được xác định mức độ nghiêm trọng của các triệu chứng bằng cách sử dụng bảng câu hỏi của Hội đồng Nghiên cứu Y khoa Anh (mMRC) hoặc bài kiểm tra đánh giá COPD (CAT).

Hệ thống phân giai đoạn bệnh COPD

Hệ thống GOLD trong phân giai đoạn bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính – COPD

3. Chi tiết 4 giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính

3.1 Giai đoạn 1 – Giai đoạn sớm bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Bệnh COPD giai đoạn 1 được coi là giai đoạn nhẹ, thông thường người bệnh có thể sẽ không nhận thức được rằng chức năng phổi của mình có vấn đề. Bác sĩ sẽ xác định bạn mắc bệnh COPD cấp 1 hoặc giai đoạn 1 nếu FEV1 nằm trong khoảng từ 80 đến 100%.

Triệu chứng của bệnh COPD giai đoạn 1

Thông thường người bệnh sẽ không có bất kỳ triệu chứng đáng chú ý nào. Nếu có các triệu chứng, chúng có thể là ho và tăng tiết nhầy. Người bệnh có thể nhầm giai đoạn đầu của COPD với bệnh cúm.

Điều trị

Với bệnh COPD giai đoạn 1, bác sĩ có thể chỉ định dùng thuốc giãn phế quản để mở rộng đường thở trong phổi. Loại thuốc này thường được dùng thông qua ống hít hoặc máy phun sương.

Bác sĩ cũng có thể khuyên người bệnh nên tiêm vắc-xin cúm để ngăn ngừa những bệnh lý có thể làm trầm trọng hơn các triệu chứng hô hấp.

Ngoài ra, nên bỏ hút thuốc lá và tránh hút thuốc lá thụ động là hai trong số những điều quan trọng giúp bệnh nhân có thể cải thiện tình trạng bệnh của mình.

4 giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Phát hiện và điều trị bệnh COPD càng sớm sẽ giúp ngăn chặn bệnh tiến triển, hạn chế biến chứng xấu

3.2 Giai đoạn 2

Bệnh COPD được đánh giá ở giai đoạn 2 khi FEV1 giảm xuống 50 đến 79%.

Triệu chứng

Trong giai đoạn này các triệu chứng có thể trở nên trầm trọng hơn giai đoạn 1. Cơn ho và việc tiết chất nhầy có thể trở nên nghiêm trọng hơn và người bệnh có thể cảm thấy khó thở khi đi bộ hoặc tập thể dục. Thông thường ở giai đoạn này mọi người sẽ nhận ra có điều gì đó không ổn ở sức khỏe và bắt đầu đi kiểm tra.

Điều trị

Người bệnh có thể được sử dụng thuốc giãn phế quản để tăng luồng không khí đến phổi. Nếu các triệu chứng bùng phát, người bệnh có thể được chỉ định dùng steroid hoặc oxy.

3.3 Giai đoạn 3 – Giai đoạn nặng của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD

Khi đạt đến giai đoạn 3 của bệnh, thể tích lực thở ra trong một giây – FEV1 của bạn nằm trong khoảng từ 30 đến 49%. Người bệnh có thể khó thở khi làm việc nhà và không thể rời khỏi nhà.

Triệu chứng

Đến giai đoạn 3. bệnh nhân có thể bị các cơn bùng phát thường xuyên hơn, tình trạng khó thở và ho sẽ trở nên trầm trọng hơn. Người bệnh cũng sẽ cảm thấy cơ thể mình mệt mỏi hơn trước. Các triệu chứng tiềm ẩn khác có thể bao gồm: Cảm lạnh, sưng ở mắt cá chân, tức ngực, khó thở sâu, thở khò khè…

Điều trị

Các lựa chọn điều trị cho bệnh nhân COPD giai đoạn 3 tương tự như giai đoạn 2. Người bệnh có nhiều khả năng cần phải thở oxy ở giai đoạn này hơn.

2.4 Giai đoạn 4 – COPD rất nặng

Đây là giai đoạn thể hiện mức độ nghiêm trọng của bệnh COPD, thể tích lực thở ra trong một giây – FEV1 thấp hơn 30% giá trị bình thường và nồng độ oxy trong máu thấp. Người bệnh có nguy cơ bị suy tim hoặc suy phổi.

Triệu chứng

Ở giai đoạn 4 có thể sẽ bùng phát các triệu chứng nghiêm trọng và thường xuyên. Người bệnh có thể khó thở ngay cả khi đang nghỉ ngơi. Khó thở và tức ngực xảy ra trong các hoạt động hàng ngày và việc thở trở thành một khó khăn lớn. Các đợt bùng phát đột ngột có thể đe dọa tính mạng người bệnh.

Điều trị

Các lựa chọn phương pháp điều trị trong giai đoạn 4 tương tự như các giai đoạn trước. Bác sĩ cũng có thể đề nghị phẫu thuật phổi để cải thiện nhịp thở.

Trên đây là các thông tin về giai đoạn của bệnh phổi tắc nghẽn mạn tính COPD. Cho dù bệnh COPD của bạn đã tiến triển đến đâu, điều quan trọng là cần thay đổi thói quen sinh hoạt, tuân thủ điều trị để có thể kiểm soát bệnh, làm chậm sự tiến triển của COPD. Quan trọng nhất là bỏ thuốc lá, nên ăn chế độ ăn ít carb, nhiều rau, chất béo lành mạnh và tập thể dục thường xuyên.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital