Bọc sứ được xem là một trong những giải pháp phục hình hàm răng nhiều khiếm khuyết ưu việt, được rất nhiều người lựa chọn với mong muốn sở hữu hàm răng tươi tắn rạng ngời. Sau khi bọc sứ, mọi người có thể ăn uống, sinh hoạt bình thường như với những chiếc răng thông thường. Liệu sau khi bọc răng sứ có ê buốt không, hãy cùng tìm hiểu ngay sau đây.
Menu xem nhanh:
1. Tìm hiểu về bọc răng sứ
Bọc răng sứ là một trong những phương pháp phục hình nha khoa được áp dụng để cải thiện thẩm mỹ và chức năng của răng. Với phương pháp này, bác sĩ sẽ tiến hành mài cùi răng để tạo khoảng trống và gắn mão sứ lên trên cùi răng thật để phục hình. Phương pháp bọc răng sứ là giải pháp lý tưởng đối với những người gặp phải tình trạng: Nứt gãy nhẹ, sứt mẻ, thưa, hở kẽ, hình thể răng xấu, ngả màu nặng…
Phương pháp này được đánh giá cao trong việc phục hình thẩm mỹ và chức năng của răng nhờ:
– Tính thẩm mỹ cao
– Mão sứ chắc chắn
– Độ bền và tuổi thọ cao
– Phục hồi khả năng nhai tốt
– Thực hiện nhanh chóng…
Các bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám và đánh giá mức độ phù hợp của từng người đối với phương pháp bọc răng sứ. Sau đó, bác sĩ sẽ xây dựng kế hoạch phục hình theo từng tình trạng răng miệng của mỗi người để đảm bảo hiệu quả tốt nhất.
2. Bọc răng sứ có ê buốt không?
Bản chất của phương pháp bọc răng sứ là mài phần cùi răng thật để tạo khoảng trống phù hợp với mão sứ. Do đó, phương pháp này có thể gây ra tình trạng ê buốt nhẹ trong vòng vài ngày đầy sau khi bọc sứ. Đây là hiện tượng bình thường và có thể xảy ra ở nhiều người.
Tuy nhiên, nếu tình trạng ê buốt kéo dài và làm ảnh hưởng tới sức khỏe cũng như khả năng ăn nhai của răng thì mọi người cần nhanh chóng thông báo và tái khám để được bác sĩ xử trí kịp thời.
3. Nguyên nhân gây ê buốt khi bọc sứ
3.1. Nướu chưa thích nghi
Mão sứ thường được chế tác từ các chất liệu đặc biệt, sau khi gắn lên răng có thể khiến nướu chưa thích nghi kịp. Răng và nướu nhạy cảm khiến mọi người cảm nhận rõ hơn tình trạng ê, buốt, khó chịu.
Sau khi nướu thích nghi với mão sứ, tình trạng ê buốt sẽ giảm dần và biến mất. Khi đó, mọi người có thể ăn uống và sinh hoạt như bình thường.
3.2. Chưa điều trị hết tủy
Đối với những người mắc viêm tủy mức độ nhẹ, bác sĩ sẽ tiến hành loại bỏ mô tủy bị viêm, làm sạch hốc tủy và trám bít kỹ lưỡng trước khi bọc sứ. Nếu tủy răng bị viêm nhiễm chưa được làm sạch kỹ lưỡng sẽ dẫn tới tình trạng viêm, tổn thương các tổ chức ngà răng. Tình trạng này sẽ khiến cùi răng suy yếu dần và trở nên ê buốt kéo dài.
3.3. Mài nhiều men răng
Nguyên tắc bọc sứ cần phải mài cùi răng không quá 2mm nhưng có rất nhiều trường hợp do bác sĩ tay nghề kém, kỹ thuật lạc hậu dẫn tới việc mài răng quá nhiều. Khi ngà răng bị tổn thương lớn và lộ ra ngoài sẽ khiến răng suy yếu, dễ ê buốt, khó chịu sau khi bọc răng sứ.
3.4. Sai lệch khớp cắn
Mão sứ gắn lên răng cần phải được điều chỉnh để đảm bảo cân đối, tương thích giữa cả hai hàm. Nếu răng sứ lắp sai dẫn tới sai khớp cắn, mọi người sẽ gặp phải nhiều khó khăn trong ăn uống, thường xuyên cảm thấy ê buốt, đau nhức ở răng.
3.5. Thói quen nghiến răng
Nghiến răng là thói quen xấu ở rất nhiều người và có thể tạo nên lực tác động mạnh tới phần răng sứ. Nếu tình trạng này diễn ra thường xuyên, mọi người thường sẽ cảm thấy đau, ê buốt răng, đặc biệt là vào buổi sáng sau khi thức dậy.
3.6. Mão sứ kém chất lượng
Việc sử dụng các loại mão sứ kém chất lượng không chỉ gây viêm nướu mà còn khiến cùi răng thật không được bảo vệ tốt, dễ bị tổn thương, viêm nhiễm. Đó cũng là lý do vì sao nhiều người bọc sứ tại nha khoa kém uy tín thường xuyên gặp phải tình trạng răng ê buốt, cảm giác khó chịu quanh chân răng.
3.7. Keo dán kém chất lượng
Keo dán được sử dụng để cố định mão sứ lên trên cùi răng, cần phải đảm bảo an toàn, không gây kích ứng nướu. Sử dụng keo dán kém chất lượng vừa khiến cho mão sứ dễ bị bung ra ngoài khi ăn nhai, vừa có thể gây viêm nhiễm, tổn thương cấu trúc răng ở bên trong và gây ê buốt răng.
4. Giải pháp khắc phục
4.1. Uống thuốc giảm đau
Nếu tình trạng ê buốt diễn ra thường xuyên, nghiêm trọng thì bạn cần báo ngay cho bác sĩ để có hướng xử trí đúng cách. Sử dụng thuốc giảm đau là một giải pháp thường được áp dụng để cải thiện tình trạng răng bị ê buốt khó chịu. Bạn cần sử dụng thuốc theo chỉ định của bác sĩ có chuyên môn, tuyệt đối không tự ý uống khi chưa có hướng dẫn để tránh những hậu quả đáng tiếc.
2.2. Súc miệng nước muối
Nước muối có thể giúp làm giảm các cơn ê buốt răng nhẹ trong thời gian đầu sau khi bọc sứ. Bạn có thể súc miệng bằng nước muối sinh lý 0,9% hoặc nước muối loãng tự pha với tần suất từ 2-3 lần/ngày để giảm cảm giác ê buốt khó chịu.
2.3. Chườm đá
Nhiệt độ thấp của đá lạnh có thể làm giảm đau, giảm ê buốt hiệu quả. Do đó, nếu cảm thấy ê buốt răng sau khi bọc sứ, bạn hãy chườm một vài cục đá bên ngoài má, vùng có răng bị ê buốt để làm giảm tình trạng khó chịu này.
2.4. Dùng hàm bảo vệ răng
Hàm bảo vệ răng có thể cải thiện tình trạng nghiến răng, giảm hẳn cảm giác ê buốt khó chịu sau khi bọc sứ. Ngoài ra, bạn cũng cần từ bỏ các thói quen xấu như nghiến răng, mút tay, cắn nắp chai… để bảo vệ mão sứ và duy trì sức khỏe răng miệng một cách tốt nhất.
2.5. Điều trị bệnh lý
Nếu ê buốt xảy ra do răng mắc bệnh lý sau khi bọc sứ, mọi người cần tới ngay nha khoa để được bác sĩ điều trị kịp thời. Đồng thời, bạn cũng nên lấy cao răng thường xuyên để làm sạch vùng dưới nướu, kẽ răng đúng cách, hạn chế vi khuẩn tích tụ có thể gây bệnh. Trong trường hợp răng quá yếu, có thể bác sĩ sẽ chỉ định nhổ bỏ và phục hình bằng phương pháp khác. Khi đó, hãy tuân thủ chỉ định của bác sĩ để đảm bảo quá trình phục hình luôn đạt hiệu quả tốt.
Hy vọng, những thông tin trên đây đã giúp bạn có được lời giải cho băn khoăn bọc răng sứ có ê buốt không. Nếu sau khi bọc sứ mà tình trạng này vẫn tiếp diễn trong thời gian dài, bạn cần chủ động tới nha khoa để được bác sĩ thăm khám và khắc phục bằng các biện pháp phù hợp.