Nhiệt miệng là bệnh dễ xảy ra ở bất kỳ đối tượng nào, gây khó chịu và đau nhức cho người mắc bệnh. Vậy bài viết dưới đây sẽ cung cấp cho bạn cách trị nhiệt miệng hiệu quả.
Menu xem nhanh:
1. Nhiệt miệng là gì?
Nhiệt miệng, hay còn gọi là loét miệng, là những vết loét trắng, nhỏ ở niêm mạc. Vùng da xung quanh vết loét thường sưng tấy đỏ. Điều này thường gây khó chịu cho người bệnh bởi sự đau rát mỗi khi ăn uống hoặc nói chuyện.
Nhiệt miệng gồm 2 loại chính:
– Nhiệt miệng đơn giản: thường xảy ra ở độ tuổi 10 – 20. Vết loét miệng có thể diễn ra trong vòng 1 tuần rồi tự khỏi, kéo dài 3 – 4 lần/năm.
– Nhiệt miệng phức tạp: thường hiếm khi gặp và chỉ phổ biến với những người đã từng mắc.
Hiện nay, giới y học chưa tìm ra được đâu là nguyên nhân chủ yếu gây nên bệnh nhiệt miệng. Tuy nhiên, bệnh có thể được xác định do các tác nhân bên ngoài như ô nhiễm bụi bẩn, vệ sinh răng miệng không sạch sẽ khiến vi khuẩn, virus tấn công làm nhiễm trùng, chế độ dinh dưỡng, độc tố, thay đổi nội tiết tố…
Bên cạnh đó, làm tổn thương trong miệng như đánh răng quá mạnh, tai nạn làm chảy máu trong miệng, cắn vào má bên trong, thiết vitamin B12…cũng là nguyên nhân gây lở loét miệng.
Nhiệt miệng có thể gây ra một số triệu chứng sau:
– Đau bụng
– Tiêu chảy
– Đầy hơi
– Tiêu hóa kém
– Chuột rút
– Sụt cân
Nhiệt miệng kéo dài có thể ảnh hưởng đến sức khỏe và sinh hoạt hàng ngày do quá trình hấp thụ chất bị hạn chế. Bạn nên đi khám và điều trị kịp thời nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài lâu.
2. Mách nhỏ cách trị nhiệt miệng hiệu quả
Thông thường, bệnh nhiệt miệng xảy ra vào mùa hè, khi thời tiết có độ nồng ẩm và nóng nhất định, là điều kiện thích hợp để vi khuẩn, ký sinh trùng sinh sôi và phát triển.
2.1. Cách trị nhiệt miệng tại nhà
Các phương thức trị nhiệt miệng dân gian có thể tự áp dụng tại nhà mang lại hiệu quả cao, lành tính và an toàn khi sử dụng. Dưới đây là một vài mẹo chữa nhiệt miệng đơn giản.
Nước muối
Nước muối kháng khuẩn, kháng viêm cực tốt giúp giảm đau rát, sưng tấy ở vết loét. Bạn có thể tự pha nước muối theo các bước sau:
– Hòa tan 5g muối trong khoảng 230ml nước ấm
– Súc miệng bằng dung dịch nước muối tự pha trong vòng 15 – 30 giây sâu vào cổ họng rồi nhổ ra
– Súc miệng thường xuyên, nhiều giờ để giảm tình trạng đau nhức
Baking soda
Baking soda được gọi là muối nở, giúp cân bằng độ pH, giảm viêm để vết loét mau lành. Đây là công thức giúp bạn tự tạo ra dung dịch soda súc miệng hàng ngày:
– Hòa tan 5g baking soda vào trong 230ml nước
– Súc miệng hàng ngày trong khoảng 15 – 30 giây
Sữa chua
Theo nghiên cứu, nhiệt miệng xảy ra có thể là do bệnh viêm ruột hoặc vi khuẩn H.pylori. Do trong sữa chua có chứa các men vi sinh sống giúp diệt trừ các vi khuẩn của bệnh viêm ruột mà sữa chua có tác dụng giảm loét, nhiệt miệng. Mỗi ngày hãy ăn 245g sữa chua để phòng ngừa cũng như chữa tình trạng bệnh.
Mật ong
Mật ong có tác dụng kháng khuẩn, chống viêm và làm giảm sưng tấy của vết nhiệt. Bạn nên thoa mật ong lên vết nhiệt 4 lần/ngày để đạt được hiệu quả tốt nhất. Lưu ý là nên chọn loại mật ong nguyên chất, chưa qua xử lý.
Cúc la mã
Đắp túi trà hoa cúc này lên vết nhiệt để làm dịu tình trạng đau nhức hoặc súc miệng bằng trà mới pha 3 – 4 lần/ngày. Trà cúc la mã có tác dụng chữa lành vết thương nhanh và dịu đau.
2.2. Bác sĩ chỉ cách trị nhiệt miệng khoa học – hiệu quả
Nhiệt miệng là bệnh lý phổ biến mà hầu hết ai trong chúng ta cũng từng mắc phải. Nó không phải là bệnh nghiêm trọng ảnh hưởng tới sức khỏe. Tuy nhiên, tình trạng nhiệt miệng lại là triệu chứng cảnh báo của cơ thể đối với một số bệnh lý nguy hiểm như:
– Bệnh giardias: một loại bệnh nhiễm ký sinh đơn bào đường ruột trên
– Bệnh crohn: là loại bệnh viêm đường ruột, đi kèm là các triệu chứng tiêu chảy, mệt mỏi, sụt cân…
– Bệnh ruột kích thích
Vì vậy, nếu tình trạng nhiệt miệng kéo dài lâu, thậm chí trở nên dai dẳng và trầm trọng hơn, bạn nên đi khám để chẩn đoán bệnh lý và có biện pháp điều trị. Một số bước khám bạn cần thực hiện, đó là:
– Sinh thiết
– Khám răng – hàm – mặt
Bên cạnh việc điều trị, bạn nên bỏ túi một số phương pháp dưới đây để phòng ngừa nhiệt miệng tái phát, ảnh hưởng đến sinh hoạt hàng ngày của mình:
– Duy trì chế độ nghỉ ngơi phù hợp, không ép bản thân phải làm việc quá sức và áp lực nhiều
– Thường xuyên tập thể dục để có sức đề kháng tốt, có thể áp dụng bài tập yoga, thiền, hít thở sâu, thái cực quyền
– Chế độ ăn uống dinh dưỡng khoa học, hợp lý, ít chất béo bão hòa và nhiều axit béo omega 3
– Hạn chế ăn các đồ ăn cay nóng, các món nướng và rán
– Thường xuyên đi khám tai – mũi – họng thường xuyên định kỳ để phát hiện sớm các dấu hiệu bệnh và điều trị kịp thời. Đây được xem là cách trị nhiệt miệng hiệu quả nhất.
Hy vọng bài viết dưới đây đã cung cấp cho quý vị thông tin hữu ích về các phương pháp điều trị nhiệt miệng hiệu quả và an toàn nhất.