Bệnh viêm khớp phản ứng: Nguyên nhân và cách điều trị

Viêm khớp phản ứng là bệnh thường gặp ở độ tuổi lao động từ 20 – 40 tuổi do hệ xương khớp phải hoạt động và chịu nhiều áp lực.

1. Tìm hiểu bệnh viêm khớp phản ứng

Viêm khớp phản ứng, hay còn gọi là viêm khớp vô khuẩn, là 1 loại viêm khớp thứ phát xảy ra do nhiễm khuẩn ở các bộ phận cơ thể như hệ tiết niệu sinh dục, hệ tiêu hóa, ruột,… Bệnh gây tổn thương đến đầu gối, các khớp mắt cá chân và bàn chân.

Bệnh thường gặp ở mọi đối tượng ở độ tuổi từ 20 – 40, đặc biệt là nam giới có nguy cơ mắc bệnh cao. Trẻ em và người cao tuổi có tỷ lệ mắc bệnh thấp. Bệnh không được xếp là bệnh lây nhiễm nhưng các vi khuẩn gây bệnh có thể lây truyền qua đường tình dục hoặc thực phẩm ô nhiễm.

1.1. Nguyên nhân

Hầu hết nguyên nhân gây ra bệnh là do vi khuẩn gây nhiễm đường tiết niệu – sinh dục hoặc tiêu hóa. 

– Nếu nhiễm khuẩn ở đường tiết niệu: do các loại vi khuẩn như Chlamydia, Trachomatis

– Nếu nhiễm khuẩn ở hệ tiêu hóa: do các loại vi khuẩn như Salmonella, Shigella, Yersinia, Campylobacter, Borrelia,…

– Một số loại virus gây bệnh: Rubella, viêm gan B, HIV,…

– Do viêm đường ruột mãn tính: viêm loét đại tràng,…

– Có tới 20% ca mắc viêm khớp phản ứng không tìm được nguyên nhân

viêm khớp phản ứng

Bệnh gây ra bởi vi khuẩn ở đường tiết niệu – sinh dục, hệ tiêu hóa hoặc một số virus

1.2. Triệu chứng phổ biến

Triệu chứng lâm sàng của bệnh thường bao gồm: 

– Đau cứng khớp, thường ở vị trí đầu gối, bàn chân, lưng hoặc mông

– Mệt mỏi, sút cân, chán ăn, khó chịu trong người

– Các khớp ngón tay, chân bị sưng tấy

– Tổn thương niêm mạc ở miệng, lưỡi, bao quy đầu,…

– Tổn thương mắt: đỏ mắt, sợ ánh sáng, đau hốc mắt, viêm loét kết mạc,…

Thông thường, các dấu hiệu của viêm khớp vô khuẩn xuất hiện và kéo dài trong suốt 12 tháng. Bệnh có khả năng tái phát cao. Đa phần là viêm khớp và đau lưng là 2 triệu chứng phổ biến và xuất hiện thường xuyên nhất, có xu hướng tái diễn cao.

Các dấu hiệu trên của bệnh có thể xuất hiện đột ngột, sau đó nhiễm khuẩn 1 vài tuần, vài tháng, có thể là vài năm. Tùy cơ địa và thể trạng mỗi người mà mức độ nặng nhẹ triệu chứng bệnh sẽ khác nhau. Người bệnh nên chủ động đi khám sức khỏe để phát hiện sớm những dấu hiệu bất thường của cơ thể, kịp thời chữa trị.

đau khớp tay

Sưng đau khớp tay là một trong những triệu chứng lâm sàng của bệnh

2. Điều trị bệnh viêm khớp phản ứng

2.1. Cách điều trị bệnh viêm khớp phản ứng

Để đưa ra được biện pháp điều trị bệnh phù hợp và hiệu quả nhất, trước tiên bác sĩ sẽ chẩn đoán bệnh bằng một số phương pháp như xét nghiệm máu, chẩn đoán hình ảnh, kiểm tra dịch,…

– Đối với xét nghiệm máu: Bác sĩ có thể biết được tình trạng nhiễm trùng của bệnh nhân. Đôi khi trong một số trường hợp, triệu chứng viêm khớp mới bắt đầu xảy ra sau khi hết nhiễm trùng. Ngoài ra, bác sĩ cũng có thể dựa vào tốc độ lắng máu cao hay thấp để xác định chẩn đoán bệnh viêm khớp vô khuẩn.

– Kiểm tra dịch: Bác sĩ sẽ sử dụng một cây kim nhỏ thu hồi mẫu chất lỏng từ phần bị ảnh hưởng. Nếu nhiễm trùng được tìm thấy trong dịch khớp hoặc tinh thể acid uric, rất có thể bạn đã bị mắc bệnh viêm khớp phản ứng

– Chẩn đoán bằng hình ảnh: Chụp X-quang là bước chẩn đoán hình ảnh được chỉ định để cho biết liệu có bất kỳ dấu hiệu của bệnh viêm khớp vô khuẩn, bao gồm cả mô xương sụn và tổn thương sụn.

Sau khi đã có những tiền đề căn cứ để chẩn đoán chính xác bệnh lý, bác sĩ sẽ đưa ra phác đồ điều trị phù hợp như điều trị nội khoa bằng thuốc và vật lý trị liệu.

– Sử dụng thuốc: Bác sĩ có thể kê đơn thuốc kháng sinh điều trị nhiễm trùng có chứa steroid giúp giảm đau và sưng khớp. Trường hợp bị viêm khớp mạn tính, bác sĩ có thể chỉ định tiêm cortisone vào khớp để tăng miễn dịch và giảm đau.

– Vật lý trị liệu: Tập thể dục thường xuyên giúp cải thiện chức năng của xương khớp. Ngoài ra, bác sĩ có thể chỉ định một số bài tập thể dục cụ thể về cơ xương và cơ bắp. Điều này giúp tăng khả năng linh hoạt của các khớp và giảm độ cứng khớp.

vật lý trị liệu

Tập thể dục thường xuyên hoặc luyện cơ xương khớp bằng các bài tập vật lý là liệu pháp tốt cải thiện tình trạng đau nhức khớp

2.2. Phòng ngừa bệnh viêm khớp phản ứng

Bên cạnh các liệu pháp điều trị đã nêu ở trên, bạn cũng nên bỏ túi một số mẹo phòng tránh bệnh để hạn chế khả năng tái phát, gây ảnh hưởng chất lượng cuộc sống:

– Uống thuốc theo đúng đơn và liều lượng được bác sĩ kê

– Tái khám đúng hạn theo chỉ định của bác sĩ

– Sử dụng miếng dán nóng hoặc lạnh để cải thiện tình trạng co cứng, đau và giảm sưng khớp

– Luôn ngồi, ngủ và đứng đúng tư thế và vị trí

– Thực hiện các biện pháp quan hệ tình dục an toàn, ví dụ như sử dụng bao cao su

Hy vọng thông qua bài viết trên, quý vị đã nắm rõ hơn về bệnh viêm khớp phản ứng (viêm khớp vô khuẩn) và phương pháp điều trị của căn bệnh này, từ đó có biện pháp phòng tránh hiệu quả và bảo vệ tốt sức khỏe của mình.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital