Biện pháp xử trí khi trẻ bị hóc dị vật cha mẹ cần biết

Tham vấn bác sĩ
Thạc sĩ, Bác sĩ

Đinh Văn Luân

Bác sĩ Tai Mũi Họng

Hóc dị vật ở là tình trạng khá thường gặp ở trẻ em. Nếu xử trí sai cách, dị vật có thể đâm sâu vào trong cổ họng, gây ra các biến chứng nguy hiểm. Tìm hiểu ngay cách xử trí khi trẻ bị hóc dị vật trong bài viết sau.

1. Dị vật họng là gì?

Họng là phần phía trước cổ, có cấu tạo bao gồm cổ họng và thanh quản. Đây là một cơ quan đảm nhiệm vai trò quan trọng trong hệ hô hấp của con người. Trong họng chứa hệ thống mạch máu dày đặc, cơ hầu, hạch amidan, dây thanh âm… để mọi người có thể ăn uống, nói chuyện và hô hấp…

Do họng là “cửa ngõ” có cấu trúc gồm nhiều khe, hốc nên tình trạng mắc dị vật thường xuyên diễn ra, đặc biệt là với trẻ nhỏ. Hóc dị vật là cấp cứu tai mũi họng thường gặp, có thể ảnh hưởng lớn tới sức khỏe của trẻ.

Phần lớn các dị vật có thể vướng lại trong cổ họng của trẻ là xương cá, đầu tăm, vụn bánh quy, móc khóa áo… Trẻ hóc dị vật do ăn uống không tập trung, chưa nhai kỹ thức ăn hoặc nghịch ngợm, cho dị vật vào họng.

Tình trạng hóc dị vật rất thường xuyên gặp ở trẻ nhỏ, việc không xử trí kịp thời có thể gây ra nhiều ảnh hưởng xấu. Do đó, cha mẹ nên trang bị cho bản thân các kiến thức khoa học để nhận biết tình trạng hóc dị vật ở trẻ và chủ động đưa trẻ đi khám kịp thời.

Mắc dị vật họng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ

Mắc dị vật họng là tình trạng thường gặp ở trẻ nhỏ

2. Nhận biết mắc dị vật ở cổ họng

Do cấu tạo của họng ở sâu nên nhiều trường hợp trẻ bị hóc dị vật không thể nhìn thấy bằng mắt thường. Triệu chứng thường gặp nhất khi trẻ bị hóc dị vật họng là ho sặc sụa, khó thở, mặt đỏ… Đối với những dị vật nhọn hoặc kích thước lớn thì trẻ còn có cảm giác đau rát họng, khó thở, thở rít, môi tím tái… Ngoài ra, cha mẹ cũng có thể nhận biết khi thấy trẻ khóc đột ngột, bỏ ăn…

Nếu thấy trẻ có các dấu hiệu này, cha mẹ cần chủ động đi khám để được bác sĩ xử trí ngay lập tức. Trường hợp cha mẹ chưa được trang bị kiến thức xử trí dị vật đúng cách thì tuyệt đối không nên móc họng hay cho trẻ ăn cơm to, uống nước để trôi dị vật. Điều này có thể khiến dị vật đâm vào sâu trong họng hơn, gây ra nhiều biến chứng nguy hiểm như: Thủng khí quản, suy hô hấp, tắc thở…

3. Nguyên nhân mắc dị vật

Nguyên nhân cơ bản khiến trẻ thường bị mắc dị vật ở họng như là:

– Chế biến đồ ăn chưa kỹ, khiến xương còn sót lại trong thức ăn hoặc xương quá to khiến trẻ không nuốt được.

– Trẻ ăn uống vội vàng, cười đùa… trong quá trình ăn uống cũng có thể dẫn tới bị hóc dị vật.

– Trẻ nhỏ nghịch ngợm, ngậm đồ vật, đồ chơi rồi vô tình nuốt phải hoặc khiến chúng rơi vào cổ họng.

– Dị vật ở mũi bị đẩy xuống miệng hoặc họng do cha mẹ tự ý xử trí sai cách cho trẻ.

– Không gian sống không vệ sinh, côn trùng xâm nhập vào đường thở của trẻ nhỏ khi ngủ hoặc khi không chú ý.

Trong quá trình sinh hoạt, cha mẹ nên để ý kỹ các dấu hiệu bất thường ở trẻ để chủ động xử trí và đưa trẻ đi khám kịp thời.

Ăn uống không chú ý hoặc ngậm đồ chơi có thể khiến trẻ nuốt phải dị vật.

Ăn uống không chú ý hoặc ngậm đồ chơi có thể khiến trẻ nuốt phải dị vật.

4. Xử trí khi trẻ bị hóc dị vật

4.1. Chẩn đoán

Nếu trẻ bị mắc dị vật mà cha mẹ dùng tay để móc họng hoặc chữa mẹo thì có thể  đẩy dị vật sâu bên trong. Do đó, cha mẹ nên bình tĩnh, quan sát vị trí của dị vật trong họng trẻ. Sau đó, cha mẹ đưa trẻ tới các cơ sở y tế để được bác sĩ xử trí kịp thời.

Bác sĩ sẽ tiến hành thăm khám để xác định tình trạng mắc dị vật của từng trẻ rồi chỉ định phương án xử trí phù hợp cho trẻ.

4.2. Xử trí

– Đối với trẻ bị mắc dị vật ở vị trí không quá sâu, bác sĩ có thể dùng dụng cụ để gắp dị vật ra ngoài ngay lập tức.

– Đối với trẻ bị hóc dị vật ở sâu mà không thể quan sát bằng mắt thường thì bác sĩ sẽ dùng các thiết bị nội soi quát sát, xác định vị trí và lấy dị vật ra khỏi vùng họng.

– Đối với trường hợp dị vật cắm sâu vào trong thành họng của trẻ mà không xử trí được bằng việc gắp thông thường thì có thể sẽ phải can thiệp phẫu thuật.

Tùy thuộc vào tình trạng hóc dị vật ở trẻ mà bác sĩ sẽ chỉ định phương pháp xử trí, sơ cứu phù hợp để nhanh chóng loại bỏ dị vật cho trẻ.

Sau khi lấy dị vật, bác sĩ sát khuẩn vùng họng để ngăn ngừa tình trạng viêm nhiễm cho trẻ. Trẻ cần được nghỉ ngơi và theo dõi sát sao sau khi lấy dị vật. Nếu có dấu hiệu bất thường như đau rát, sốt cao, chảy máu vùng họng thì cha mẹ nên cho trẻ đi tái khám ngay.

5. Phòng tránh mắc dị vật họng

Mắc dị vật họng ảnh hưởng lớn tới quá trình ăn uống của trẻ và có thể đe dọa tới sức khỏe, tính mạng nếu không được xử trí kịp thời. Để bảo vệ sức khỏe, cha mẹ nên xây dựng chế độ sinh hoạt khoa học nhằm ngăn ngừa mắc dị vật ở trẻ nhỏ:

– Thận trọng khi chế biến thực phẩm có xương hoặc cứng cho trẻ.

– Không nói chuyện, trêu trẻ cười đùa khi ăn vì có thể khiến trẻ mất tập trung, không nhai kỹ thức ăn.

– Rèn cho trẻ từ bỏ các thói quen xấu như ngậm các dị vật, đồ chơi, mút tay…

– Trẻ đang trong thời kỳ ăn dặm thì cha mẹ nên sử dụng thức ăn mềm, nhỏ và dễ nuốt.

– Vệ sinh không gian sống sạch sẽ để ngăn ngừa bụi bẩn, côn trùng trú ngụ.

– Vệ sinh mũi họng thường xuyên cho trẻ theo hướng dẫn của bác sĩ.

– Chủ động cho trẻ thăm khám kịp thời khi thấy có dấu hiệu mắc dị vật.

Vệ sinh mũi họng đúng cách giúp ngăn ngừa hóc dị vật cho trẻ

Vệ sinh mũi họng đúng cách giúp ngăn ngừa hóc dị vật cho trẻ

Trên đây là những cách xử trí khi trẻ hóc dị vật được bác sĩ áp dụng tại các cơ sở y tế. Cha mẹ nên trang bị cho bản thân cách xử trí dị vật khoa học cho trẻ hoặc chủ động đưa trẻ đi khám và tuân thủ hướng dẫn của bác sĩ để tránh các biến chứng nguy hiểm tới sức khỏe của trẻ.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital