Với người bệnh tiểu đường, việc chăm sóc bản thân sau khi được chẩn đoán mắc bệnh càn có nhiều lưu ý. Thường xuyên kiểm tra lượng đường trong máu, ăn uống đúng cách, tập thể dục đều đặn và uống thuốc là nhưng cách hiệu quả để tránh những biến chứng có thể xảy ra ở bất cứ vị trí nào trên cơ thể của bệnh tiểu đường.
Menu xem nhanh:
Sâu răng và viêm lợi
Bệnh tiểu đường khiến nhiều người dễ bị viêm lợi hoặc bệnh tưa miệng. Không kiểm soát được lượng đường trong máu cao cũng có thể làm tăng nguy cơ hình thành mảng bám và sâu răng. Khi đi khám nha sĩ, cần thông báo rõ ràng về tình trạng bệnh tiểu đường, đánh răng thường xuyên và sử dụng chỉ nha khoa để loại bỏ các mảng bám thức ăn, phát hiện sớm các triệu chứng của các bệnh về răng miệng, chẳng hạn như chảy máu nướu ăn, để kịp thời có biện pháp xử lý.
Các vấn đề về thị lực
Tiểu đường có thể dẫn đến bệnh tăng nhãn áp và đục thủy tinh thể. Bệnh cũng có thể gây rối loạn mạch máu ở võng mạc – bệnh võng mạc tiểu đường. Tất cả những căn bệnh nêu trên sẽ làm giảm thị lực và thậm chí dẫn đến mù lòa. Cho tới khi phát hiện mắt có vấn đề, mắt có thể đã bị thương tổn nghiêm trọng. Chính vì thế bệnh nhân tiểu đường cần phải kiểm tra mắt thường xuyên.
Tổn thương các dây thần kinh
Nhiều người bệnh tiểu đường bị tổn thương dây thần kinh. Tình trạng này có thể ảnh hưởng tới bất cứ vị trí nào trên cơ thể nhưng phổ biến nhất là cánh tay, chân, bàn tay và bàn chân. Bác sĩ gọi đây là bệnh thần kinh ngoại biên với các triệu chứng tổn thương dây thần kinh cảm giác như đau, tê bì, cảm giác kiến bò, yếu cơ, bỏng rát hoặc mất cảm giác.
Một biến chứng khác với dây thần kinh của tiểu đường là bệnh thần kinh tự chủ, có thể ảnh hưởng đến tiểu tiện, quan hệ tình dục, tiêu hóa và các chức năng khác của cơ thể. Tuy nhiên bệnh này ít có nguy cơ xảy ra, nếu người bệnh kiểm soát tốt lượng đường trong máu và huyết áp.
Các vấn đề ở bàn chân
Nếu bệnh tiểu đường ảnh hưởng tới dây thần kinh ở bàn chân, triệu chứng tê sẽ khiến người bệnh không nhận biết được những chấn thương hoặc nhiêm trùng ở chân. Tình trạng bệnh cũng có thể khiến máu không thể lưu thông được ở khu vực bàn chân. Tất cả những tác động này có thể khiến người bệnh tiểu đường phải cắt bỏ ngón chăn hoặc thậm chí là cả bàn chân. Bỏ hút thuốc lá và tập thể dục sẽ làm giảm nguy cơ nêu trên. Ngoài ra cũng nên kiểm tra bàn chân hàng ngày, giữ cho chúng sạch sẽ, dưỡng ẩm thường xuyên và mang giày phù hợp.
Rối loạn tiêu hóa
Dây thần kinh phế vị đóng vai trò di chuyển thức ăn qua hệ thống tiêu hóa. Nếu dây thần kinh này bị ảnh hưởng bởi bệnh tiểu đường, người bệnh sẽ gặp phải tình trạng ợ nóng, buồn nôn, đầy hơi và chán ăn. Kiểm soát lượng đường trong máu sẽ giúp ngăn chặn được các vấn đề này. Phổ biến hơn, bệnh tiểu đường có thể ảnh hưởng đến ruột, gây táo bón hoặc tiêu chảy. Một chế độ ăn uống khỏe mạnh hay thuốc nhuận tràng sẽ giúp tiêu hóa dễ dàng hơn.
Đột quỵ
Người bị tiểu đường có nguy cơ cao bị đột quỵ và có xu hướng xảy ra khi tuổi còn trẻ. Để hạn chế nguy cơ này, cần theo dõi cẩn thận lượng đường, chỉ số huyết áp và nồng độ cholesterol trong máu. Tập thể dục, duy trì cân nặng cơ thể ở mức hợp lý và quan trọng nhất là tránh hút thuốc lá là những biện pháp hiệu quả giúp làm giảm nguy cơ xảy ra đột quỵ ở bệnh nhân tiểu đường.
Bệnh tim mạch
Mạch máu bị hao mòn bởi ảnh hưởng của bệnh tiểu đường sẽ làm gia tăng áp lực, khiến tim phải làm việc nhiều hơn. Thêm vào đó người mắc tiểu đường thường có huyết áp cao và cholesterol trong máu cao. Tất cả những yếu tố này góp phần dẫn tới sự phát triển của bệnh tim mạch. Đó là lý do tại sao người bệnh tiểu đường cần ăn uống hợp lý, tập thể dục thường xuyên, theo dõi huyết áp, lượng đường và cholesterol trong máu.
Bệnh thận
Thận chứa đầy các mạch máu nhỏ giúp loại bỏ các chất thải trong máu qua đường tiểu. Đường huyết quá cao có thể khiến chức năng hoạt động này của thận trở nên quá tải. Theo thời gian thận sẽ có vấn đề hoặc ngừng làm việc. Để hạn chế tình trạng này, cần theo dõi lượng đường và huyết áp hàng ngày.