Bị ù tai – Cẩn trọng nguyên nhân do nhiều bệnh lý

Tham vấn bác sĩ
Thầy thuốc ưu tú, Bác sĩ

Dương Văn Tiến

Trưởng phòng khám Tai mũi họng Cơ sở 286 Thụy Khuê

Bị ù tai có thể do nhiều nguyên nhân gây nên, trong đó, có những bệnh lý về tai hoặc cảnh báo tình trạng sức khỏe mà chúng ta cần đề phòng. Vậy, bạn đã biết về những nguyên nhân này và làm thế nào để xử trí trước hiện tượng ù tai? Hãy cùng TCI tham khảo những thông tin về vấn đề này trong bài viết dưới đây.

1. Nguyên nhân bị ù tai

“Ù tai” là một thuật ngữ phổ biến để mô tả cảm giác nghe tiếng ù, tiếng vang, hoặc cảm giác nặng tai. Ù tai có thể xuất hiện ở một bên hoặc cả hai tai, liên tục hoặc từng lúc và kèm theo nhiều hiện tượng khác tùy thuộc nguyên nhân hình thành. Có nhiều nguyên nhân khác nhau gây ra tình trạng ù tai, bao gồm:

1.1. Ù tai do các ảnh hưởng ngoài bệnh lý

Sự lão hóa là một trong những nguyên nhân khó tránh gây ù tai. Thông thường, ở những người cao tuổi, cơ quan thính giác sẽ có thay đổi rõ ràng và thường xuyên bị ù tai.

Ù tai khó chịu

Bị ù tai gây khó chịu và có thể do nhiều nguyên nhân gây nên

Bên cạnh đó, cũng có một số nguyên nhân tự nhiên khác có thể gây ù tai tạm thời như:
– Nước vào tai
– Sự tác động của âm thanh quá lớn hoặc đột ngột.
– Lên quá cao (đi máy bay, thang máy) hoặc lặn quá sâu
– Đang dùng thuốc điều trị
– Dùng chất kích thích
– Stress, tâm lý

1.2. Bị ù tai do những vấn đề bệnh lý

Tình trạng bị ù tai

Ù tai có thể bát nguồn từ vấn đề bệnh lý

Không chỉ các bệnh về tai, mà bệnh lý toàn thân cũng có thể gây nên hiện tượng ù tai. Một số bệnh lý và vấn đề sức khỏe thường kèm theo ù tai bao gồm:

– Bệnh nhiễm trùng như viêm tai ngoài, viêm tai giữa, viêm mê nhĩ, viêm xoang, viêm họng, viêm màng não,…
– Tai biến đổi cơ học, rối loạn chuyển hóa: thường do các nguyên nhân như sử dụng tai nghe quá nhiều, làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao, gây xốp xơ, ảnh hưởng xương con, cản trở dẫn truyền âm.
– Khối u mạch tai giữa
– Bệnh Meniere: Đây là một căn bệnh liên quan đến tai trong đó các triệu chứng như cảm giác ù tai, chóng mặt và suy giảm thính lực.
– Tổn thương tại tai: Như các vấn đề liên quan đến xương chũm, xương sọ hoặc các cơ chế vận động của tai.
– Bệnh rung giật cơ
– Các vấn đề về tuần hoàn máu, bệnh phình mạch máu, tăng huyết áp, u dây thần kinh tiền đình,… đều có thể gây ra sự kém cung cấp máu đến tai.
– Thoái hóa đốt sống cổ
– Rối loạn động mạch cảnh hoặc tĩnh mạch cảnh

2. Những ảnh hưởng từ vấn đề ù tai

Không chỉ là dấu hiệu của các bệnh lý, ù tai trực tiếp cản trở vấn đề giao tiếp của chúng ta khi ảnh hưởng đến chất lượng truyền âm và nhận biết âm thanh của tai. Điều này khiến người bệnh thường có cảm giác khó chịu, ảnh hưởng đến tâm trạng và sức khỏe. Bên cạnh đó, ù tai cũng khiến mất tập trung trong công việc và cản trở giấc ngủ của nhiều người. Do đó, không nên để tình trạng ù tai kéo dài và mất kiểm soát.

Các bác sĩ khuyến cáo, khi ù tai kéo dài hoặc kèm theo các triệu chứng liên quan đến sức khỏe khác như nghe kém, đau nhức, đau họng, chóng mặt,… người bệnh cần khám sớm để được xác định đúng nguyên nhân và điều trị phù hợp, tránh tình trạng chậm trễ trong điều trị, nhất là với các bệnh lý nhiễm trùng và hiểm nghèo.

Bị ù tai

Thăm khám để được chẩn đoán đúng bệnh lý nguyên nhân và điều trị khi bị ù tai

3. Điều trị khi bị ù tai

3.1. Chẩn đoán khi bị ù tai

Để chẩn đoán và xác định nguyên nhân bị ù tai, cần thăm khám, tham khảo ý kiến bác sĩ tai mũi họng. Khi đó, các bác sĩ sẽ đưa ra đánh giá kỹ lưỡng và điều trị phù hợp cần thiết cho người bệnh. Cần khai thác:
– Thời gian ù tai, vị trí tai bị ù, tính chất ù ngắt quãng hay liên tục, có thường xuyên không, có liên quan đến mạch nhịp, có các triệu chứng liên quan khác không,…
– Các triệu chứng của các nguyên nhân khác như: khả năng nhìn, tình trạng nuốt khó, khó nói,… để xác định liệu người bệnh có tổn thương thân não, rối loạn thần kinh ngoại vi,…
– Tiền sử bệnh với những nguy cơ như: tiếp xúc tiếng ồn lớn, môi trường làm việc, tiền sử nhiễm trùng tai, bệnh hệ thần kinh trung ương, bệnh lý và thuốc đang dùng,…

Khi khám thực thể, bác sĩ sẽ tập trung vào tai và hệ thần kinh. Việc kiểm tra nhằm phòng ngừa các tình trạng như dị vật, ráy tai,… kiểm tra màng nhĩ, kiểm tra thính lực, phản xạ…. Với những nghi ngờ bệnh phức tạp, cần kết hợp nhiều kiểm tra khác theo chỉ định của bác sĩ.

3.2. Điều trị ù tai

Với tình trạng ù tai đơn giản và không thường xuyên, do các hoạt động hằng ngày gây nên như nước vào tai sau tắm gội, sự thay đổi áp lực không khí,… ù tai có thể tự hết khá nhanh mà không cần xử lý hoặc chỉ bằng việc lay khô, dốc tai,…. Trong khi đó, với từng nguyên nhân mà xử lý và điều trị ù tai sẽ khác nhau.

– Với các bệnh lý viêm nhiễm, cần xử lý nhanh bằng các phương pháp điều trị triệu chứng, xử lý nguyên nhân kết hợp với việc vệ sinh tai từ phác đồ điều trị của bác sĩ.
– Với các rối loạn nền làm ù tai, cần xử lý sớm. Nhiều trường hợp cần xử lý giảm thính lực với thiết bị phù hợp để giảm ù tai cho người bệnh.
– Các vấn đề tâm lý có thể làm trầm trọng thêm tình trạng bệnh nên cần được điều trị sớm. Đặc biệt, người bệnh cần tránh các chất kích thích trong quá trình điều trị.
– Những nguyên nhân ù tai do bệnh hiểm nghèo hoặc các bệnh lý toàn thân cần được điều trị chuyên khoa hoặc phẫu thuật.
– Nhiều trường hợp ù tai không rõ nguyên nhân rất khó để xử lý. Thông thường, trong tình huống đó, người bệnh cần làm quen với triệu chứng này.

4. Phòng tránh ù tai đúng cách

Để tránh tình trạng bị ù tai và kiểm soát tốt các vấn đề sức khỏe, chúng ta nên thực hiện những điều sau:

– Bảo vệ tai khi tiếp xúc với tiếng ồn: Sử dụng bông tai hoặc tai nghe chống ồn khi bạn phải làm việc trong môi trường có tiếng ồn cao, như xưởng sản xuất, công trường, hoặc khi sử dụng máy cắt cỏ, máy làm vườn, máy phát điện,…

– Tránh sự thay đổi áp suất không khí đột ngột: Khi thay đổi độ cao nhanh chóng hoặc đi máy bay, bạn có thể cố gắng giảm sự tác động bằng cách nhai kẹo cao su hoặc nhai kẹo, uống nước hoặc sử dụng phương pháp như Valsalva (- phương pháp nhằm giữ cho bằng hơi trong tai không khí không bị lấn áp).

– Hạn chế tiếp xúc với các tác nhân có thể gây kích ứng cho cơ thể, gây viêm nhiễm hoặc dị ứng trong hệ thống hô hấp, đặc biệt là trong môi trường làm việc hoặc nhà ở.

– Điều chỉnh cân nặng để hạn chế áp lực lên hệ thống hô hấp và hệ thống cân bằng của cơ thể.

– Tránh các chất kích thích.

– Tránh các tổn thương tai

– Giảm căng thẳng bằng các cách như thiền, yoga, hay tập thể dục,…

Khám sức khỏe định kỳ

Nhận định:

Người bị ù tai chịu nhiều bất lợi trong đời sống sinh hoạt cũng như công việc, đồng thời, có thể ẩn chứa nhiều bệnh lý nguyên nhân nghiêm trọng. Do đó, cần nâng cao cảnh giác phòng tránh, chẩn đoán tìm ra bệnh lý nguyên nhân sớm và điều trị theo sự hướng dẫn tư bác sĩ y khoa. Đồng thời, nên kiểm tra sức khỏe định kỳ để kiểm soát các vấn đề sức khỏe của bản thân kịp thời.

Lưu ý, các thông tin trên chỉ dành cho mục đích tham khảo và tra cứu, không thay thế cho việc thăm khám, chẩn đoán hoặc điều trị y khoa. Người bệnh cần tuân theo hướng dẫn của bác sĩ, không tự ý thực hiện theo nội dung bài viết để đảm bảo an toàn cho sức khỏe.

Chia sẻ:
Từ khóa:

Tin tức mới
Đăng ký nhận tư vấn
Vui lòng để lại thông tin và nhu cầu của Quý khách để được nhận tư vấn
Connect Zalo TCI Hospital