Hôi miệng là một tình trạng gây khó chịu, ảnh hưởng đến sức khỏe cũng như khiến người bệnh cảm thấy tự ti khi giao tiếp. Vậy bị hôi miệng phải làm sao?
Menu xem nhanh:
1. Hôi miệng là tình trạng gì?
Hôi miệng là tình trạng hơi thở của người bệnh có mùi hôi, tanh. Bệnh lý này có thể gặp ở mọi lứa tuổi, từ trẻ nhỏ đến người già, khi càng lớn tuổi thì mùi hôi miệng càng nặng. Có nhiều cách xác định hôi miệng khác như như tự cảm nhận khi áp lòng bàn tay vào gần mặt và thở ra, người xung quanh nhận định thấy mùi, đo bằng máy, ngửi khẩu trang khi đeo…Hơi thở hôi chính là kết quả của quá trình lên men thực phẩm của vi khuẩn Gram âm hiếm khí trong miệng, tạo ra hợp chất lưu huỳnh dễ bay hơi.
2. Nguyên nhân gây hôi miệng
2.1 Nguyên nhân từ miệng
– Mắc các bệnh lý răng miệng như sâu răng,ổ mũ có lỗ dò ở vùng chóp răng, còn chân răng…
– Có bệnh lý viêm nhiễm ở vùng quanh răng như viêm quanh thân răng, viêm nha chu, viêm lợi hoại tử…
– Có mảng bám, cao răng không được làm sạch.
– Vết loét ở miệng như loét do virus, loét do tác dụng của thuốc, loét ác tính trong miệng, loét cơ học gây nhiễm trùng, bị bệnh chân tay miệng…
– Bị các bệnh lý viêm nhiễm ở lưỡi như nấm candida, viêm lưỡi bản đồ…
– Có bệnh lý liên quan đến xương hàm như hoại tử xương, viêm xương ổ răng, ung thư xương….
– Giảm tiết nước bọt do tuyến nước bọt hoạt động không tốt, dùng thuốc liệt dây thần kinh mặt, xạ trị, hóa trị liệu….
– Lớp cặn ở dưới lưỡi dày, nhiều khe giắt thức ăn, kẽ giắt ở miệng do vệ sinh răng miệng kém.
– Có sự lắng đọng của các mảnh vụn thức ăn, cao răng ở cầu chụp chân răng hở bờ, ở các miếng hàn thừa, ở hàm răng giả hay khí cụ chỉnh nha.
2.2 Nguyên nhân ngoài miệng
– Bị khô miệng do uống ít nước, hút thuốc lá, khô miệng, dùng thuốc…
– Bị các bệnh lý tai mũi họng như viêm Amidan, viêm nhiễm hầu họng, viêm xoang…
– Đường hô hấp bị viêm nhiễm.
– Bị tiểu đường, suy gan hay suy thận.
– Có bệnh lý về đường tiêu hóa.
– Bị hội chứng hôi mùi cá ươn (rối loạn chuyển hóa chất Trimethylamine trong những thực phẩm có mùi tanh).
– Ăn nhiều thực phẩm chứa đạm, chất béo, thức ăn có nguồn gốc từ sữa, rượu, thức ăn gây mùi (tỏi, hành, mắm tôm).
– Do tâm lý (rất hiếm. Người bệnh cảm tưởng mình bị hôi miệng nặng nên thường tự cô lập bản thân).
3. Cách chữa hôi miệng
3.1 Thăm khám tại các cơ sở nha khoa
Do có rất nhiều nguyên nhân gây hôi miệng khác nhau nên để điều trị hiệu quả, người bệnh cần đến các cơ sở nha khoa uy tín để bác sĩ thăm khám và có phương pháp điều trị phù hợp. Có thể điều trị bằng các cách sau:
– Hàn răng sâu.
– Thay cầu răng.
– Chụp răng hở bờ.
– Điều trị các bệnh lý viêm quanh răng và viêm trong miệng.
– Điều trị các bệnh lý về mũi họng và tiêu hóa.
– Điều trị và hạn chế biến chứng của các bệnh lý toàn thân.
3.2 Chăm sóc tại nhà
Ngoài ra, người bệnh cũng cần thực hiện thêm một số biện pháp để chăm sóc răng miệng toàn diện tại nhà như:
– Vệ sinh răng miệng sạch sẽ: Đánh răng ít nhất 2 lần/ngày, chải răng đúng cách, kết hợp thêm một số biện pháp làm sạch toàn diện khác như dùng tăm nước, chỉ nha khoa, súc miệng nước muối…
– Tránh để miệng khô, hãy uống đủ nước hàng ngày.
– Tránh uống nhiều rượu bia và cố gắng bỏ thuốc lá.
– Bổ sung nhiều trái cây và rau vào bữa ăn, hạn chế ăn nhiều thịt và thực phẩm có chất béo, thực phẩm gây hôi miệng.
– Chủ động đi khám răng miệng tối thiểu 6 tháng/lần để kiểm tra và sớm điều trị các bệnh lý răng miệng.
Mong rằng bài viết trên của chúng tôi đã cung cấp những thông tin hữu ích cho thắc mắc “bị hôi miệng phải làm sao”. Nếu có bất kỳ câu hỏi gì, bạn có thể liên hệ với bác sĩ ở các cơ sở nha khoa uy tín trên cả nước để được tư vấn nhé.