“Chào bác sĩ. Hôm vừa rồi, do bất cẩn, cháu nhà tôi có vô tình nuốt phải 1 nút cúc áo. Đến nay là ngày thứ 3, cháu vẫn cảm giác bị dị vật ở cổ. Không biết tình trạng của cháu phải làm sao ạ?” – Đây là câu hỏi của chị T.T.P (Hải Phòng). Và có lẽ cũng là mối lo lắng mà nhiều người đã và đang gặp phải.
Cũng theo các chuyên gia Tai Mũi Họng, rất nhiều người đang hiểu không đúng về vấn đề dị vật cổ. Chính vì thế, việc không xử lý, hoặc xử lý không đúng cách là điều khá thường xuyên xảy ra.
Menu xem nhanh:
1. Bị dị vật ở cổ – Hiểu đúng để xử trí phù hợp.
Dị vật ở cổ, hay thường được gọi đơn giản là hóc, là hiện tượng khá phổ biến trong đời sống. Đó là tình trạng có vật lạ xuất hiện, thường từ khoang miệng xuống và dừng lại ở khu vực cổ họng. Dị vật thường dễ bắt gặp trong các tình huống này là: thức ăn, hạt quả, đồ chơi trẻ nhỏ ( viên bi, mảnh ghép lego,…), các vật dụng hằng ngày (cúc áo, pin đồng hồ, cây kim,…), răng giả,…
Trên thực tế, không ít trường hợp lâm nguy vì hóc dị vật. Một số trường hợp bị mảnh xương, cây kim đâm vào thành họng, gây ra các ổ áp xe và viêm nhiễm lớn, gây nguy kịch cho người bệnh. Chính vì thế, dù là tình huống dễ gặp thường nhật, nhưng cần cảnh giác xử lý đúng cách khi dị vật rơi vào khu vực cổ.
2. Nhận biết khi bị dị vật ở cổ
Dị vật trong cổ họng thường dễ dàng được người bị hóc dị vật nhận biết. Những triệu chứng điển hình khi bị hóc dị vật ở cổ có thể kể đến như:
– Cảm giác vướng tức, nghẹn vùng cổ họng
– Buồn nôn. Đây là một phản ứng của cơ thể nhằm đào thải dị vật gây nguy hiểm.
– Khó nuốt, nuốt không trôi, nuốt đau, dễ bị nghẹn.
– Ho, với cơ chế muốn đẩy vật bị hóc ra khỏi cổ họng.
– Đau tức vùng cổ họng
– Một số thể nặng: ho ra máu
Bên cạnh đó, trường hợp dị vật ở cổ khá phổ biến ở trẻ em. Nguyên nhân hàng đầu là vì trẻ nhỏ hay có thói quen đưa lên miệng mọi vật cầm nắm trong tay. Ngoài ra, thức ăn cho trẻ nếu không được xem xét kỹ càng cũng có thể chứa dị vật như mảnh xương, thức ăn không nhuyễn,… Nếu cha mẹ không để ý, trẻ có thể nuốt dị vật và gây những phản ứng như:
– Trẻ đang ăn thì đột ngột dừng ăn, không chịu ăn tiếp dù cha mẹ dỗ dành.
– Trẻ khó với biểu hiện khó chịu vùng cổ. Thông thường, tay trẻ thường có xu hướng đưa tay vào miệng hoặc cổ như muốn móc, gạt vật lạ ra.
– Trẻ nôn trớ, chực ọe.
– Trẻ ho nhiều.
Những triệu chứng của trẻ thường không thể hỏi đáp cụ thể. Thế nên, cha mẹ cần chú ý quan sát để có thể phòng ngừa và xử lý dị vật ở cổ họng bé sớm nhất.
3. Xử lý khi bị dị vật ở cổ
Dị vật ở cổ luôn gây khó chịu và bất tiện. Vì thế, việc xử lý nhanh để thoát khỏi tình trạng dị vật cổ là điều mà ai cũng mong muốn. Để giải quyết vấn đề này, hãy nhờ một người hỗ trợ và thực hiện theo các bước sau:
– Kiểm tra vị trí của dị vật trong cổ họng. Hãy sử dụng đèn pin sáng và nhỏ, soi vào khu vực họng qua khoang miệng.
– Nếu có thể nhìn thấy dị vật ở cổ, hãy cân nhắc sử dụng kẹp y tế để lấy ra. Lưu ý: Tránh việc gây tổn thương đến các khu vực khác trong quá trình lấy dị vật. Nếu không thể tự gắp dị vật, hãy đến các cơ sở y khoa để nhờ chuyên gia xử lý.
– Với trường hợp không tự thấy dị vật, các trường hợp có thể xảy ra là:
+ Giả hóc: Người bệnh có các triệu chứng của việc hóc dị vật ở cổ, nhưng không có dị vật trong cổ, dù đã nội soi hay chụp X-quang. Thông thường, một số bệnh lý có thể gây ra tình trạng này.
+ Dị vật đã trôi: Dị vật trong cổ đã trôi khỏi khu vực hầu họng. Do dị vật đã và chạm làm niêm mạc họng rát, nên người bệnh vẫn cảm giác như bị vướng và đau ở cổ họng. Trong trường hợp này, hãy chờ đợi một lúc và thử xuống nước xem việc nuốt đã xuôi chưa.
+ Dị vật vẫn còn ở trong cổ: Dị vật trôi xuống sâu có thể khiến chúng ta khó nhìn thấy hơn. Thông thường, nếu soi cổ họng không thấy dị vật, mà cảm giác đau vẫn còn đó, thì nên nhờ các bác sĩ kiểm tra.
4. Những lưu ý khi bị dị vật cổ họng
Xử lý dị vật ở cổ không đúng cách có thể là nguyên nhân dẫn đến nhiều hệ lụy. Có thể kể đến như: khiến dị vật di chuyển đến các vùng ngách khó quan sát hay dị vật đâm sâu, gây tổn thương nhiều hơn. Bên cạnh đó, có những trường hợp dị vật xương cá để lâu tạo nên viêm nhiễm, hoại tử mô và ảnh hưởng đến nhiều bộ phận khác. Vì vậy, cần chú ý những điều sau để an toàn khi mắc dị vật cổ họng:
– Không cố dùng tay hay các dụng cụ để móc họng. Đặc biệt là khi chưa xác định được vị trí và hình dạng dị vật.
– Không nên cố nuốt để đồ ăn kéo dị vật theo. Điều này có thể khiến cổ họng bạn tổn thương nhiều hơn.
– Không nên để dị vật gây đau quá 24h.
Trường hợp con gái chị P trên đây là một ca cần lưu ý. Sau 3 ngày có dị vật họng, nhưng cháu vẫn cảm giác đau nhức, lại không đi điều trị. Điều này có thể dự báo nhiều nguyên nhân. Vì thế, chị nên đưa cháu đi khám để an tâm điều trị và xử lý dị vật.
Ngoài ra, hãy chủ động phòng để tránh bị dị vật ở cổ. Không nên nô đùa khi ăn uống, cẩn trọng trong chế biến và ăn thức ăn có xương. Điều quan trọng, cần luôn đề cao tính an toàn trong điều trị, nhờ các bác sĩ chuyên khoa uy tín thăm khám chữa dị vật họng để luôn được xử lý đúng cách.